Lời phê của thầy - định hướng cuộc đời
Thầy Đoàn Nồng giáo viên trường Khải Định
Nhưng cũng có những lời phê của thầy, cô ghi sâu vào
tâm trí của mình mà mình mang theo suốt cả cuộc đời.
Nhà tôi đông con, rất nghèo, các anh chị tôi chỉ được học tới mức biết đọc, biết viết. Tôi nhỏ nhất, được bố mẹ cho đi học lâu hơn chỉ với mục đích cho tôi khỏi đi bêu nắng, bắt chuồn chuồn rồi ngã xuống chuôm, xuống ao… Hồi đó, quê tôi thuộc vùng tạm chiếm, cả huyện mới có một trường cấp 1 nên chỉ con nhà giầu mới được đi học, còn con nhà nghèo như tôi chỉ được học thầy giáo làng. Thầy là Trần Công Lương, mở lớp dạy học tại nhà, học sinh đủ các loại tuổi, học nhiều chương trình khác nhau: từ lớp tập đọc, tập viết đến lớp biết làm tính đố, tập làm văn. Thầy dạy rất tận tâm nhưng cũng rất nghiêm khắc. Hầu như ai đến đây cũng được “nếm” đòn của thầy. Một số người sau này trở thành chánh tổng, lý trưởng của làng vẫn kính trọng thầy. Có lẽ chỉ duy nhất mình tôi học tới mức thầy nói rằng thầy đã hết chữ rồi mà chưa một lần thầy ra đòn trừng phạt tôi.
Thầy Trần Công Lương mất đã lâu, tôi cũng đã qua cái
thời là học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng hình ảnh và lời phê của thầy
luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi nhớ có một lần làm bài kiểm tra Toán tại lớp,
bài làm của tôi không bị sửa một lỗi chấm, phẩy hay lỗi chính tả nào, thầy cho
điểm 10 đỏ tươi cùng với lời phê: “Em học rất thông minh, thầy bằng lòng em lắm”.
Tôi rất sung sướng, cảm động và trân trọng đón nhận lời phê của thầy. Tôi luôn
coi đó là phần thưởng quý báu mà thầy tặng cho mình làm hành trang vào đời.
Cuối năm 1972, tôi đang công tác ở chiến trường C,
được phòng quân báo – BTL Mặt trận 959 cử về cục tình báo với tư cách thay mặt
Ban chỉ huy đơn vị trinh sát kỹ thuật của BTL – MT959 báo cáo thành tích của
đơn vị tại Hội nghị tổng kết công tác TSKT toàn quân. Lâu ngày mới trở về Hà Nội,
tôi tranh thủ chạy qua thăm một số bạn ở TTXVN số 5 Lý Thường Kiệt, tình cờ gặp
thày Đoàn Nồng, giáo viên dạy khoa Pháp Văn – ĐHSP Hà Nội, nơi mà tôi có 4 năm
học ở đó. Tôi sung sướng chạy lại ôm chầm lấy thầy. Thầy Đoàn Nồng thấy tôi
trong bộ quần áo lính, chợt một thoáng suy tư trong suy nghĩ của thầy, rồi nét
mặt thày vui trở lại, thày chỉ tay vào tôi vui vẻ nới: “Tuần trước, đồng chí Tố
Hữu (ủy viên Bộ chính trị) đến nhà thăm thày cũng ôm thày như thế này…”.
Tôi nhớ đã có
lần thầy Đoàn Nồng kể chuyện: Từ trước cách mạng, thày Đoàn Nồng là giáo viên
trường Khải Định (sau Cách mạng đổi tên thành trường Quốc học Huế), trong một lần
chấm bài rédaction (văn)bằng tiếng
Pháp của cậu học trò Lành (tên đồng chí Tố Hữu), thày đã phát hiện thấy tư chất
thông minh và nghị lực mạnh mẽ khác thường của cậu học trò này, thày đã đặt bút
phê: “Tuverrasloin” (em sẽ còn tiến
xa).
Sau này, những lần đến thăm thày, đồng chí Tố Hữu
thường bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn thày: “Lời phê của thày được khắc sâu
trong tâm trí, gắn liền với những chặng đường đời của em. Lời phê của thầy ngày
ấy như một động lực thôi thúc, khích lệ định hướng cuộc đời em!”
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.