Lớp học đặc biệt của cô giáo không chân, cao 110cm

2022-12-12 22:20:00 0 Bình luận

Nói trên báo VietNamnet: “Khi còn nhỏ, bạn bè chọc tôi không cha, không mẹ. Tôi tự hỏi, sao mẹ lại sinh ra mình. Khi lớn lên, tôi nghĩ chắc mẹ có những nỗi niềm riêng, khó khăn riêng, có lý do gì đó để mẹ không nuôi mình. Dù vậy, bằng cách nào đó tôi vẫn yêu mẹ”, Phạm Thị Thu Thủy chia sẻ.

Theo năm tháng, cô bé khuyết tật sinh năm 1997 này đã là cô giáo của trẻ tự kỷ, đang công tác tại Trung tâm Ứng dụng tâm lý giáo dục An Nhiên (Q.Bình Thạnh, TP.HCM).

Hằng ngày, dù di chuyển bằng đầu gối khá khó khăn, chậm rãi từng bước một nhưng cô giáo Phạm Thị Thu Thủy vẫn tràn đầy tự tin, vui sống, tỏa ra năng lượng tích cực khiến người đối diện nể phục. 

Kể về hành trình bước ra khỏi miền tối của mình, “Bé Nước” - nickname của Phạm Thị Thu Thủy cho biết: “Vừa chào đời tôi đã bị bỏ rơi ở Bệnh viện Từ Dũ. May mắn được Trung tâm Tam Bình (Thủ Đức) nhận về nuôi dưỡng. Đến năm 12 tuổi, tôi chính thức trở thành thành viên của làng Hòa Bình - mái ấm dành cho người khuyết tật”.

Nhìn đôi chân co quắp của Thủy cùng chiều cao 1,1m, đi lại khó khăn, nhất là mỗi lần lên xuống cầu thang, ít ai nghĩ Phạm Thị Thu Thủy luôn là học sinh giỏi.

Lớn lên ở làng Hòa Bình, có lúc Thủy tự hỏi sao mình bị bỏ rơi và khuyết tật thế này nhưng sâu trong lòng Thủy không hề chán ghét bản thân mà còn thấy mình đặc biệt. “Do tôi tiếp xúc nhiều với các bé đặc biệt nên với hình thức của mình sẽ dễ dàng gần gũi, chia sẻ với các em”, Thủy chia sẻ.

Nhìn đôi chân co quắp cùng chiều cao chỉ 1,1m, đi lại khó khăn, nhất là mỗi lần lên xuống cầu thang, ít ai nghĩ Phạm Thị Thu Thủy luôn là học sinh giỏi.

Tháng 7/2022 vừa rồi cô tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, ngành Giáo dục Đặc biệt và có một việc làm ý nghĩa, vừa có thể nuôi sống bản thân vừa giúp các bé tự kỷ ở Trung tâm Ứng dụng tâm lý giáo dục An Nhiên. “Cuộc đời ai cũng sẽ có màu đen và màu hồng, quan trọng là cách mình tiếp nhận”, Thủy vui vẻ nói. 

Không chỉ vậy, Thủy còn chủ nhiệm Câu lạc bộ Ngôn ngữ ký hiệu của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, tham gia phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu và truyền thông, lan tỏa loại hình ngôn ngữ này tại các trung tâm dành cho người khiếm thính. Thủy còn dành nhiều thời gian tham gia các diễn đàn cho người kém may mắn, các chương trình truyền hình, báo chí nhằm chia sẻ nghị lực sống, tinh thần không ngừng vươn lên trước nghịch cảnh cuộc đời. 

“Nếu không làm giáo viên thì tôi sẽ làm phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu, bằng cách nào đó cũng sẽ liên quan đến trẻ đặc biệt”, Thủy chia sẻ.

Trên trang Facebook cá nhân, trong phần giới thiệu về mình, Thủy ghi: “Vẻ đẹp bắt đầu khoảnh khắc bạn quyết định là chính mình” cùng dòng “Con yêu mẹ” khiến ai cũng ngưỡng mộ.

Tạp chí Zing news cũng đưa tin ngày còn bé Phạm Thị Thu Thủy chưa nhận thức về cơ thể. Đến lúc biết suy nghĩ hơn, cô nhận ra dù là khuyết tật hay lành lặn thì ai cũng phải đối diện với nhiều khó khăn trong cuộc đời.

Tất nhiên Thủy cũng từng co mình lại vì sợ những ánh nhìn từ mọi người nên khi ngộ được giá trị bản thân, Thủy nhận ra chỉ có làm cô giáo thì mới có thể dạy các bạn khuyết tật giống như mình, truyền cho các em sự tự tin, kiến thức đã lĩnh hội được. 

Chính đời sống lạc quan, tích cực của Thủy đã là bài học vươn lên quý giá cho mọi người. 

“Lúc đó tôi chỉ nghĩ là mình phải làm điều gì đó có ích. Trước hết là cho chính mình và sau đó là cho những bé có hoàn cảnh đặc biệt hơn. Khi trở thành người lái đò, ngoài kiến thức, tôi mong có thể giúp các em tự tin, sống hết mình với những khiếm khuyết đang mang vì dù thế nào đi nữa, không điều gì có thể ngăn cản các em đến với những ước mơ”, Thủy bày tỏ.

Trên cương vị nào, “bé Nước” cũng luôn suy nghĩ mình phải là chính mình (như lời tự nhắc BE YOURSELF trên trang cá nhân), phải nỗ lực để ngày một tốt hơn, trở thành phiên bản tốt nhất, đặc biệt nhất.

Nói về nghề dạy học, nhất là với trẻ tự kỷ, Thủy cho rằng việc trao đi kiến thức cũng quan trọng nhưng quan trọng nhất đối với cô chính là tình yêu thương của mình dành cho các bé tự kỷ.

Phạm Thị Thu Thủy cho biết, mỗi ngày cô phải dành nhiều thời gian cho việc lên kế hoạch, phương pháp nào hiệu quả để các em tiếp nhận nó một cách dễ dàng nhất có thể.

Mỗi sáng, Thủy đến Trung tâm An Nhiên trước giờ lên lớp một tiếng đồng hồ, lau dọn bàn ghế, sắp xếp dụng cụ học tập. Buổi trưa, cô chăm cho các bé ăn, ru những bé khó ngủ rồi 5h chiều lại lau dọn, sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, hoan hỷ trở về mái ấm yêu thương của mình ở làng Hòa Bình. 

Chính đời sống lạc quan, tích cực của Thủy đã là bài học vươn lên quý giá cho mọi người. Nhìn Thủy bước lên chiếc xe máy ba bánh, bước đi trên đường hay nhấc mình lên từng bậc thang nơi làm việc đều rất quyết tâm và chắc chắn.

Thạc sĩ Tâm lý Lê Minh Huân, người sáng lập Trung tâm Ứng dụng tâm lý giáo dục An Nhiên nhận định: “Gần mười năm làm quản lý trung tâm giáo dục đặc biệt, phỏng vấn hàng trăm ứng viên, nhưng tôi chưa gặp ứng viên nào đặc biệt như Thu Thủy. Cảm ơn cơ duyên đã cho tôi được gặp, làm việc và học hỏi thật nhiều từ cách sống rất đẹp của em”.

Còn với Thủy, mỗi ngày được sống, được thở đã là một ngày tuyệt vời. “Đối với em, những nỗi đau đã trở thành động lực, là bài học, là cơ sở để sống trọn vẹn hơn. Hoàn hảo hay không là do cách nhìn của mỗi người khi nhìn vào số phận đó như thế nào, có niềm tin và lòng biết ơn đối với cuộc sống này”, Phạm Thị Thu Thủy trải lòng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...