Lương y của thương bệnh binh

2025-01-24 16:49:35 0 Bình luận
Là con trai của một cặp vợ chồng thương binh bị mù cả hai mắt, anh đã trải qua bao gian khó để trở thành một bác sĩ tận tình chăm sóc thương bệnh binh.

Đó là câu chuyện của anh Đào Đình Quân (44 tuổi) – vị bác sĩ duy nhất của Khu điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An.

Mẹ của bác sĩ Quân là bà Cao Thị Hải. Bà là nữ chiến sĩ thanh niên xung phong bị thương năm 1971 tại mặt trận Quảng Trị do bom Mỹ rải xuống khi đang lấp hố bom trên đường 9. Trận bom khiến nữ chiến sĩ Cao Thị Hải bị vỡ cổ họng, mất ba ngón tay, bốn cái răng và mù cả hai mắt. Năm đó, mẹ anh 19 tuổi.

Cha anh là ông Đào Xuân Tình. Ông bị thương năm 1978 khi đang hành quân lên một đài quan sát để chuẩn bị cho một trận đánh Pol Pot của Quân đoàn 4 tại chiến trường Campuchia. Tại đây, ông và đồng đội bị một trận bom quái ác của địch dội xuống, khiến ông mù cả hai mắt và mất đi cánh tay trái.

Bác sĩ Quân chăm sóc cha (Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống)

“Tỉ lệ thương tật của mẹ tôi là 100%, cha tôi là 96%. Cả hai bố mẹ đều là thương binh nặng (1/4)”, bác sĩ Quân chia sẻ.

Không phụ lòng bố mẹ, tốt nghiệp THPT, anh Quân thi vào Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An, chuyên ngành điều dưỡng. Sau khi tốt nghiệp vào năm 2004, anh xin về Khu điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An, đến năm 2010 thì thi vào Đại học Y khoa Vinh, học lớp trung cấp y sĩ. Sau bảy năm phục vụ tại Khu điều dưỡng, năm 2017, cũng tại Đại học Y khoa Vinh, anh học lớp bác sĩ Đa khoa. Năm 2022 tốt nghiệp và trở về đây, đúng như nguyện vọng ban đầu.

Trong Khu điều dưỡng, phía trước câu khẩu hiệu "Chăm sóc, nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh là tình thương và trách nhiệm" nổi lên bức tranh bộ đội hành quân được vẽ trên bức tường còn sáng màu vôi vàng, đề hàng chữ "Bác cũng chúng cháu hành quân". Phía sau câu khẩu hiệu là một số bệnh nhân đang chơi đùa, xem ti vi hoặc đi lại cười hát. Với cử chỉ ân cần, bác sĩ Quân thăm hỏi, trò chuyện với một số bệnh nhân. "Thời điểm này là yên bình nhất trong ngày. Nhiều lúc các bác không làm chủ được hành vi thì xảy chuyện đập đánh, ném đá. Nhân viên y tế nhiều phen phải đi viện là chuyện bình thường", anh kể.

Bàn sâu thêm về thực trạng bệnh lý tâm thần diễn ra hằng ngày tại đây, bác sĩ Quân lộ vẻ trầm ngâm: "Mỗi người một mã bệnh. Người hoang tưởng, hoang tưởng ảo giác, kích động, lo âu, trầm cảm rối loạn hành vi tâm thần... Khi lên cơn, có người chửi bới, la hét, có người không để lộ biểu hiện gì nhưng bất thình lình lao tới đập người và phá không có nguyên nhân".

Gặp tình cảnh này, bác sĩ Quân phải thường xuyên thay đổi phác đồ điều trị. Nếu thuốc không đáp ứng, anh kiên trì thay đổi phác đồ tiếp. Để có những phác đồ thích hợp, đêm đêm anh phải thức khuya để tranh thủ đọc sách, tham khảo nhiều tư liệu trong, ngoài nước, kể cả việc nhờ các bác sĩ chuyên khoa có trình độ cao hơn mình tư vấn, đưa đến cho bệnh nhân phương án điều trị tốt nhất, bởi "việc kết hợp thuốc trong điều trị để cắt cơn cho bệnh nhân đã nhờn thuốc không phải dễ. Bây giờ xuất hiện nhiều loại thuốc mới, nếu mình vô tâm thì cứ dùng thuốc cũ hoặc bị "lạc" thuốc. Khi đó, bệnh nhân hứng chịu mà không một ai hay".

Riêng nhân viên y tế ở đây đã quen cách đề phòng những sự cố xảy ra từ phía bệnh nhân tâm thần nhưng những sự cố bất ngờ vẫn không thể tránh được. "Hồi tháng 6/2024, nữ y sĩ Lê Thị Mai đang chia các khẩu phần cơm trưa thì bất ngờ bị bệnh nhân đứng cạnh đánh, phải đi bệnh viện Quân y 4 khâu sáu mũi. Tương tự, anh Nguyễn Đình Hoan - cán bộ phục vụ của Khu điều dưỡng - đang rửa bát bị bệnh nhân ném đá vào đầu, cũng phải đi bệnh viện điều trị".

Anh nói thêm, trước khi rời trung tâm điều trị, phải khóa cổng, bởi thi thoảng bệnh nhân đồng loạt lên cơn kích động, họ phá phách rồi vượt tường, bỏ trốn, khiến toàn thể cán bộ, nhân viên chia nhau các ngả đi tìm, người ra ga tàu, cổng chợ, người đến nhà người quen của bệnh nhân… “Tìm được bệnh nhân là may mắn, không thì căng lắm, tội lắm”.

Ông Nguyễn Thiếu Lâm - Giám đốc Khu điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An - cho biết, bác sĩ Đào Đình Quân là bác sĩ đầu tiên của đơn vị, đang phục vụ cho những thương binh nặng. Khu điều dưỡng có 74 bệnh nhân, trong đó có 36 thương bệnh binh, bốn bệnh nhân con liệt sĩ, chín bệnh nhân con cựu binh bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh, 20 đối tượng bảo trợ xã hội và năm đối tượng hưu trí, mất sức.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thủ tướng yêu cầu vận hành cơ sở dữ liệu đất đai

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm hoàn thiện, đưa vào vận hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai.
2025-02-05 23:30:03

Hải Phòng thống nhất kế hoạch kỳ họp thứ 23 HĐND thành phố

Chiều 5/2, Hải Phòng đã họp, thống nhất kế hoạch chuẩn bị kỳ họp thứ 23 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là kỳ họp chuyên đề nhằm thực hiện các công việc cấp thiết, phát sinh từ công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
2025-02-05 21:40:46

Du xuân đầu năm mới tại Phủ Dầy, Nam Định

Phủ Dầy (Vụ Bản, Nam Định), nơi gắn liền với sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một biểu tượng “tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian, luôn thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến cầu may vào dịp đầu năm mới.
2025-02-05 20:20:31

Lễ hội Khai hạ Dân tộc Mường 2025: Bản sắc văn hóa truyền thống trong Mùa Xuân đất Việt

Mỗi độ xuân về, bản làng Tây Bắc rộn ràng lễ hội, nơi các cộng đồng dân tộc cùng nhau gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Trong đó, Lễ hội Khai hạ Dân tộc Mường là một sự kiện văn hóa quan trọng thu hút du khách yêu văn hóa dân gian. Năm 2025, lễ hội được tổ chức tại huyện Tân Lạc - Hòa Bình trong với quy mô hoành tráng, thể hiện tinh thần đoàn kết và nỗ lực bảo tồn nét đẹp truyền thống.
2025-02-05 19:55:40

Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Sản Phẩm Vàng Vì Sức Khỏe Cộng Đồng” lần thứ 10 liên tiếp

Hà Nội, ngày 13 tháng 1 năm 2025 – Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, vinh dự được trao giải thưởng “Sản Phẩm Vàng Vì Sức Khỏe Cộng Đồng” bởi Hiệp Hội Thực Phẩm Chức Năng Việt Nam (VAFF) lần thứ 10 liên tiếp.
2025-02-05 16:08:41

Lỗ hổng quản lý tài nguyên: Đất hiếm bị khai thác trái phép và buôn lậu suốt nhiều năm

Hành vi quản lý lỏng lẻo trong việc cấp giấy phép khai thác đất hiếm của các lãnh đạo, cán bộ phụ trách đã tạo điều kiện cho công ty Thái Dương cấu kết cùng các đối tượng Trung Quốc tiến hành buôn lậu trái phép đất hiếm sang Trung Quốc, thu lợi bất chính số tiền hơn 736 tỷ. 
2025-02-05 13:22:00
Đang tải...