Mẹ động kinh, anh bại não, bé gái 9 tuổi ước có bữa cơm no

2022-01-16 15:10:51 0 Bình luận

Mẹ em là chị Nguyễn Thị Hoan (SN 1977, ngụ xóm Thanh Tiến, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, Nghệ An). 14 năm trước, chị Hoan đi lấy chồng. Hai năm sau, người ta thấy chị ôm theo đứa con trai bại não trở về nương nhờ người mẹ già. Nghe đâu chồng chị cũng không được nhanh nhẹn, minh mẫn như người ta. Năm 2013, chị "xin" được đứa con gái, may mắn lành lặn, xinh xắn, đặt tên Nguyễn Thị Thảo Hiền mang theo bao hi vọng.

Anh trai Hiền mắc chứng bại não, cần người chăm sóc (Ảnh: Dân trí)

Chị Hoan vốn cũng không nhanh nhẹn, lại mắc chứng bệnh động kinh thành ra chẳng biết làm lụng gì, chỉ ngồi ôm đứa con tật nguyền. Mấy năm gần đây, căn bệnh động kinh ngày càng nặng, có khi đang ngồi bế con, cơn động kinh đột ngột ập đến, hai mẹ con ngã ngửa ra nền nhà. Lắm hôm đang ăn cơm, chị ngã vật ra đất, hất tung cả mâm cơm...

(Ảnh: Dân trí)

Nhà có 4 người thì đến 3 người đều đau ốm, mẹ chị Nguyễn Thị Xuân đã già yếu, mắt mờ, tai điếc cũng chẳng lao động được gì. Nguồn sống của những con người khốn khổ ấy dựa vào chế độ bảo trợ hàng tháng của chị Hoan và cậu con trai, phải ăn dè sẻn. Hôm nào hết tiền, chị Hoan đặt con giữa giường, chất bao tải đựng quần áo cũ xung quanh rồi xách rá đi xin gạo. Hàng xóm dẫu chả giàu có gì nhưng cũng san sẻ vài bơ gạo. Đi hết nhà này đến nhà khác, 4 mẹ con bà cháu cũng có cơm trắng lấp đầy bụng đói.

Cô bé Hiền thay mẹ, thay bà làm việc nhà (Ảnh: Dân trí)

Căn bệnh bại não khiến Nguyễn Danh Ngọc đã 14 tuổi nhưng nhìn như đứa trẻ lên 5, chỉ biết nằm trên giường ú ớ. Dường như cái chiếu mỏng khiến phần khớp nhô lên sau làn da dính vào xương làm Ngọc đau đớn. Thằng bé cố sức quẳng thân mình lật nằm sấp lại nhưng cái đầu không thể ngẩng lên.

Ngọc vẫn có thể hiểu được điều người khác nói, biết gọi mẹ theo cách riêng, biết cười mỗi khi người lạ đến trò chuyện hay cho quà nhưng cậu bất lực không thể điều khiển được cơ thể ốm o, gầy mòn đang ngày càng teo tóp lại.

Mới 9 tuổi, song cô bé Hiền phải cáng đáng hết mọi việc trong nhà, từ nấu nướng đến trông anh. Anh đau, kêu nhiều quá, Hiền gắng hết sức bế anh lên, như con mèo nhỏ tha cây cải già. Anh cười hềnh hệch, em cắn chặt môi, mặt đỏ như quả gấc chín. Hiền không biết bố là ai, mẹ cũng chẳng bao giờ nói... Hiền mới chỉ học lớp 2 vì đúp một năm. Với đứa trẻ như Hiền, có thể đến trường mỗi ngày đã là nỗ lực lắm rồi. Ngoài những giờ học trên lớp, sách vở dường như là thứ xa lạ khi ở nhà, bởi cũng chả có ai bày dạy, kèm cặp cho em.

Ước mơ của đứa trẻ khó khăn này chỉ đơn giản là có quần áo mới, có dép, có gạo, có xe đạp để đến trường nhưng sao mà quá xa xôi.

Tương tự, hoàn cảnh của chị Lê Thị Liên (1988 trú tại Thôn 2 – xã Vĩnh An – huyện Vĩnh Lộc – tỉnh Thanh Hóa) cũng cám cảnh không kém. Nhà nghèo, chị chỉ học hết lớp 9 rồi đi làm công nhân ở Đồng Nai vào năm 2007. Được 2 năm, chị quen biết và kết hôn với người đàn ông quê gốc Quảng Ngãi.

Ngày Liên chuyển dạ được người thân chuyển lên BV để sinh nở, cháu bé được sinh ra trong sự vui mừng, hạnh phúc và được đặt cái tên thật đẹp: Nguyễn Thiện Tâm (sinh tháng 1/2010). Song, Tâm được 3 ngày tuổi bất ngờ phát hiện bị tím tái, khó thở. Ngay lập tức, bé được các bác sĩ chuyển sang cấp cứu và phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Lúc này, các bác sĩ cho biết, bé bị nhiễm trùng máu và gia đình chuẩn bị tinh thần…

Đến thời điểm bé Tâm được 2,5 tuổi cũng là lúc Liên đưa bé đến các BV kiểm tra thì được biết bé bị bại não, không thể phát triển như những đứa trẻ bình thường. Liên báo với chồng mình, nhưng người đàn ông ấy chỉ biết chửi bới, đánh đập. Không chịu được cảnh hắt hủi, chửi bới, đánh đập của người chồng vũ phu, Liên quyết định ôm con về quê. Và cũng từ đó, người chồng ấy đã cắt đứt mọi liên lạc, không có bất cứ cuộc điện thoại nào hỏi thăm con… Mẹ chị Liên cũng già yếu, bị mù mắt nên gánh nặng trên đôi vai chị ngày càng lớn hơn.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận hơn 60 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

18/9, Quân khu 7 và các doanh nghiệp đã đến trao tặng kinh phí, nhu yếu phẩm, trang thiết bị, vật tư hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, tổng số tiền 2 tỷ đồng. Tính đến nay, UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận kinh phí ủng hộ khoảng hơn 60 tỷ đồng.
2024-09-19 10:31:19
Đang tải...