Nâng cao các biện pháp cải tạo rừng, phục hồi rừng tự nhiên góp phần giảm khí nhà kính

2025-06-26 10:50:00 0 Bình luận
Sáng 25/6 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) và Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm Nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo "Cải tạo rừng, phục hồi rừng tự nhiên góp phần giảm khí nhà kính". Thực trạng tài nguyên rừng và tiềm năng giảm phát thải thông qua cải tạo phục hồi rừng.

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Nguyễn Phú Hùng Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam cho biết, rừng đóng vai trò thiết yếu đối với sự sống trên Trái Đất, không chỉ là lá phổi xanh duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái, cung cấp vô vàn tài nguyên quý giá cho con người, mà còn là yếu tố then chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, khả năng hấp thụ và lưu giữ carbon khổng lồ của rừng giúp giảm lượng khí thải nhà kính trong khí quyển, làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu. Bảo vệ và phát triển rừng không chỉ là trách nhiệm mà còn là hành động cấp bách để đảm bảo một tương lai bền vững cho hành tinh của chúng ta. 

TS Nguyễn Phú Hùng, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm Nghiệp Việt Nam (VIFA) phát biểu

Tuy nhiên, trước những áp lực từ phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu, nhiều cánh rừng của chúng ta đang đối mặt với tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Đặc biệt, những khu vực rừng trồng độc canh, thiếu đa dạng sinh học, hoặc các diện tích rừng nghèo kiệt đang cho thấy dấu hiệu giảm sút rõ rệt về chức năng và khả năng chống chịu.

Thực trạng này đòi hỏi những giải pháp cải tạo và phục hồi rừng hiệu quả, kịp thời để không chỉ tái tạo màu xanh cho đất trống đồi trọc mà còn nâng cao chất lượng rừng, hướng tới sự đa dạng sinh học và khả năng hấp thụ carbon tối ưu.

Các phương pháp cải tạo, phục hồi rừng tại Việt Nam

Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS. Hoàng Văn Thắng, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho biết, hiện nay, có 5 phương pháp chính đang được áp dụng để phục hồi và cải tạo rừng tự nhiên. Các phương pháp này đã được quy định trong Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (được sửa đổi bởi Thông tư 17/2022) về quy định một số biện pháp lâm sinh phục hồi và cải tạo rừng.

Một là, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên. Là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát dọn dây leo, cây bụi để thúc đẩy thành rừngthời hạn xác định.

Đối tượng là các diện tích chưa đạt tiêu chí thành rừng do khai thác kiệt; nương rẫy bỏ hoang, đất có trảng cỏ, cây bụi xen cây gỗ và bãi bồi cửa sông, vùng ven biển có mật độ cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 0,5 m lớn hơn 500 cây/ha; đất ngập phèn có cây tái sinh mục đích lớn hơn 1000 cây/ha. Mật độ cây tái sinh mục đích phân bố tương đối đều trên toàn diện tích hoặc có các khoảng trống dưới 1000 m2.

Hai là, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung. Là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng và phát dọn dây leo cây bụi, kết hợp với trồng bổ sung một lượng cây nhất định ở nơi thiếu cây tái sinh mục đích để thúc đẩy thành rừng trong thời hạn xác định.

Đối tượng áp dụng là diện tích chưa đạt tiêu chí thành rừng (rừng do khai thác kiệt; nương rẫy bỏ hoang, đất có trảng cỏ, cây bụi xen cây gỗ và bãi bồi cửa sông, vùng ven biển có mật độ cây tái sinh mục đích có chiều cao trên 0,5m từ 300 cây/ha đến dưới 500 cây/ha đối với rừng phòng hộ, rừng sản xuất hoặc từ 100 cây/ha đến dưới 500 cây/ha đối với rừng đặc dụng, phân bố không đều có diện tích khoảng trống từ 1000 m2 đến dưới 3000 m2); và diện tích tre nứa sau khai thác có tỷ lệ che phủ dưới 20%, có khả năng tự tái sinh phục hồi thành rừng đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt).

Ba là, nuôi dưỡng rừng tự nhiên. Là biện pháp lâm sinh điều chỉnh mật độ, tổ thành loài bằng các biện pháp loại bỏ những cây phi mục đích, phẩm chất xấu, cây dây leo cạnh tranh dinh dưỡng với cây mục đích; giữ lại cây mục đích có phẩm chất tốt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của rừng.

Quang cảnh hội thảo

Bốn là, làm giàu rừng tự nhiên. Là biện pháp lâm sinh kết hợp giữa nuôi dưỡng rừng với trồng bổ sung những cây mục đích với số lượng nhất định, đồng thời giữ lại cây mục đích sẵn có trong rừng.

Năm là, phương pháp cải tạo rừng tự nhiên. Cải tạo rừng tự nhiên là biện pháp lâm sinh thay thế rừng tự nhiên nghèo kiệt có năng suất, chất lượng thấp bằng rừng trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trong bối cảnh tài nguyên rừng tại Việt Nam đang suy giảm cả về diện tích và chất lượng do tác động của khai thác quá mức, biến đổi khí hậu và mở rộng đất canh tác, việc triển khai các hoạt động cải tạo và phục hồi rừng tự nhiên đã trở thành một chiến lược trọng tâm trong chính sách phát triển lâm nghiệp bền vững ở nước ta. Nhiều chương trình phục hồi rừng đã được thực hiện trên phạm vi cả nước, với sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ, và các tổ chức quốc tế và địa phương.

Theo PGS.TS Triệu Văn Hùng thông tin về Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2025-2030 tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 523/Q-TTg ngày 01/4/2021.

Mục tiêu tổng quát: "Xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật; thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng và diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp, huy động tối đa các nguồn lực xã hội; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để lâm nghiệp đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ môi trường rừng, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, giữ vững quốc phòng và an ninh, thực hiện thành công các mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

PGS. TS. Bùi Thế Đồi – Phó hiệu trưởng Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam cho biết:  Khu rừng Núi Luốt thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp – một điển hình sống động về quá trình cải tạo và phục hồi rừng. Từ một vùng đất trống, đồi trọc, Núi Luốt đã được dày công xây dựng và phát triển để trở thành một hệ sinh thái rừng đa dạng với những giá trị to lớn về sinh học, nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường.

Mục tiêu của bài tham luận này là chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn quý báu từ Núi Luốt trong công tác cải tạo và phục hồi rừng, đồng thời đề xuất các giải pháp khả thi để nhân rộng mô hình này, góp phần vào nỗ lực chung giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng nền lâm nghiệp bền vững của Việt Nam.

Hội thảo khẳng định vai trò trung tâm của khoa học công nghệ và đội ngũ nhà khoa học lâm nghiệp trong công cuộc phục hồi rừng. Những nghiên cứu, mô hình thực tiễn và sáng kiến được trình bày tại hội thảo là nền tảng quan trọng để xây dựng chiến lược phục hồi rừng quốc gia, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.Việc lan tỏa và nhân rộng các mô hình cải tạo rừng thành công là nhiệm vụ cấp thiết, đòi hỏi sự chung tay từ nhiều bên: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

OPES thắng lớn với bộ đôi giải thưởng danh giá tại Insurance Asia Awards 2025

Ngày 8/7/2025 tại Singapore, OPES vinh dự được trao tặng 2 giải thưởng danh giá là “Sáng kiến ứng dụng AI của năm” và “Nhà bảo hiểm số của năm” tại lễ trao giải Insurance Asia Awards 2025. Trước đó, OPES cũng vinh dự lọt “Top 10 Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ uy tín năm 2025” do tổ chức xếp hạng uy tín Vietnam Report công bố.
2025-07-09 16:53:39

"Hành quân về chiến trường xưa…"

Đó là Chương trình do Hiệp hội DN của Thương binh và NKT Việt Nam, Tạp chí Điện tử Hòa nhập, Tạp chí Phổ biến và Tham vấn pháp luật VN cùng các đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước tổ chức nhằm tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2025-07-08 20:15:00

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2025 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm cùng một số nội dung quan trọng khác.
2025-07-08 10:06:48

Người sưu tầm 63 tờ báo đưa tin về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của các tỉnh, thành

Ngày 08/07/2025 (tức 14/06/2025 Âm lịch) là ngày giỗ đầu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Khắp nơi trên dải đất hình chữ S đều tưởng nhớ về người chiến sĩ cộng sản kiên trung theo những cách riêng. Còn với nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng, ông lựa chọn gìn giữ những trang báo giấy đưa tin về Lễ tang cố Tổng Bí thư của 63 tỉnh, thành cũ để tỏ lòng thương tiếc người lãnh tụ lỗi lạc của dân tộc, cũng là để thế hệ sau biết được thông tin và hình ảnh về Lễ Quốc tang.
2025-07-08 07:49:50

Giải mã nỏ thần Cổ Loa: Góc nhìn mới từ khảo cổ và khoa học quân sự

Truyền thuyết dân gian Việt Nam từ bao đời nay vẫn kể về nỏ thần – một vũ khí kỳ diệu do thần Kim Quy ban tặng, có thể bắn một phát tiêu diệt vạn quân xâm lược. Thời gian qua, những phát hiện khảo cổ học kết hợp với các phân tích lý luận từ vật lý và kỹ thuật quân sự hiện đại đang mở ra một hướng tiếp cận mới: nỏ thần có thể là vũ khí có thật, phản ánh trình độ tổ chức và tư duy quân sự đặc biệt của người Việt cổ.
2025-07-06 21:00:00

Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM

Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
2025-07-06 15:28:43
Đang tải...