Nâng cao hỗ trợ chính sách kịp thời cứu doanh nghiệp

2021-08-16 13:28:40 0 Bình luận
Đối với thẻ tín dụng là vay tiêu dùng, nhưng với lãi suất khá cao, khoảng từ 25% - 30%/năm. Vì vậy, ngân hàng nên giảm xuống tương đương với mức lãi vay tiêu dùng thông thường trung bình (khoảng 15%/năm); tăng thời gian miễn lãi đối với thẻ tín dụng lên 60 hoặc 90 ngày, thay vì tối đa là 45 ngày như hiện nay…

Trước diễn biến dịch Covid-19 phức tạp kéo dài làm ảnh hưởng nặng nền đến “sức khỏe” doanh nghiệp và người dân, trong đó có NCT. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang xem xét điều chỉnh nhiều quy định như mở rộng phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí; cho phép tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí đối với cả các khoản nợ phát sinh từ sau ngày 10/6/2020 cho đến một thời điểm phù hợp với diễn biến của dịch bệnh trên cơ sở đánh giá tác động của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư…

Nâng cao hiệu quả hỗ trợ

Ngân hàng là ngành tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp thiết thực ngay khi làn sóng dịch Covid-19 đầu tiên xâm nhập vào Việt Nam đầu năm 2020. Từ khi dịch bùng phát đến nay, tính chung tất cả các khoản đã giảm lãi trực tiếp, gián tiếp cho những khoản vay cũ hay khoản vay mới, tổng số khoản lãi đã được giảm cho doanh nghiệp (DN) vào khoảng 18.830 tỉ đồng.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, 16 tổ chức tín dụng (TCTD) là thành viên Hiệp hội Ngân hàng đã đồng thuận cam kết giảm tiếp lãi suất để hỗ trợ khách hàng. Tổng số tiền lãi được cắt giảm từ nay đến cuối năm vào khoảng 20.300 tỉ đồng.

Ngoài gói hỗ trợ chung, 4 NHTM Nhà nước lớn là Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV còn cam kết mỗi ngân hàng bỏ thêm khoảng 1.000 tỉ đồng hỗ trợ giảm thêm lãi suất cho các DN, người dân ở TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và các địa phương gặp khó khăn nhất do đang phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh giảm lãi suất, 4 NHTM Nhà nước cũng cam kết sẽ giảm 100% các loại phí dịch vụ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và một số tỉnh đang thực hiện giãn cách hiện nay.

Lễ ký kết tín dụng giữa NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang với Công ty CP Phát triển Du lịch An Giang. Ảnh Trọng Triết.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát và kéo dài đã gây khó cho các chính sách hỗ trợ mà ngành Ngân hàng đang triển khai. Một trong những chính sách rất quan trọng đang chịu ảnh hưởng lớn đó là Thông tư 03. Nguyên do thời điểm xây dựng Dự thảo Thông tư này, dịch Covid-19 được dự báo sẽ qua trong thời gian ngắn, các DN sẽ dần trở lại hoạt động bình thường. Nhưng đến nay, tình hình diễn ra không như dự báo.

Thống kê sơ bộ từ 14 tổ chức hội viên, Hiệp hội Ngân hàng cho thấy, từ ngày 10/6/2021 đến nay, có hơn 600 nghìn tỉ đồng dư nợ bị ảnh hưởng trên tổng dư nợ thực tế là hơn 1.190.000 tỉ đồng. Như vậy, ảnh hưởng của dịch Covid-19 lần thứ tư là rất lớn. Hệ quả của đại dịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các TCTD và cộng đồng DN. Các khoản nợ này đủ điều kiện cơ cấu nợ, nhưng lại không thể thực hiện vì theo quy định tại Thông tư 03, những khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 mới đủ điều kiện được cơ cấu…

Bên cạnh đó, theo Thông tư 03 quy định thời hạn được thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ đến ngày 31/12/2021. Tuy nhiên, đến hết tháng 7/2021, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, chưa thể dự kiến thời điểm kết thúc. Do vậy, cần sửa giới hạn về thời gian phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong khoản thời gian đến ngày liền kề sau 3 tháng, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch.

Việc giới hạn thời gian cơ cấu tối đa 12 tháng kể từ thời điểm cơ cấu nợ gây khó khăn trong việc trả nợ của khách hàng và không còn phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch đối với khách hàng trong thời gian dài như hiện nay. Chính vì vậy, cần mở rộng thời gian cơ cấu trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo hướng phù hợp hơn với nguồn thu, dòng tiền khách hàng, đặc biệt là đối với khoản vay trung, dài hạn.

Một vấn đề nữa mà các TCTD đang vướng mắc đó là thủ tục hỗ trợ khi khách hàng trong vùng giãn cách xã hội hoặc ở trong khu cách ly. Bởi theo quy định, khách hàng phải có đơn đề nghị cơ cấu lại nợ và sau đó TCTD thẩm định. Nhưng trường hợp khách hàng trong vùng giãn cách xã hội hoặc đang phải cách ly thì không thể nộp tiền thanh toán nợ, cũng không thể kí giấy đề nghị cơ cấu. Do vậy, các ngân hàng đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hướng dẫn hỗ trợ khách hàng cho phép tạm hoãn trả nợ trong thời gian phong tỏa. Việc hoãn trả nợ được thực hiện tự động bởi ngân hàng và thông báo qua tin nhắn, email; không thu các khoản phí, lãi phạt trong thời gian hoãn trả nợ…

Có thể thấy, các vấn đề vướng mắc được các ngân hàng đặt ra tại Thông tư 03 mang tính chất cấp bách, cần làm nhanh để các giải pháp hỗ trợ người dân và khách hàng chịu ảnh hưởng dịch hiệu quả hơn. TS. Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực NHNN cho biết, NHNN sẽ sửa lại hoặc có Thông tư mới thay thế. Hiện NHNN đang thu thập các ý kiến, thiết kế lại các chính sách theo hướng bảo đảm sự hỗ trợ tốt hơn, quyết liệt, chủ động hơn để “trợ lực” kịp thời cho các DN, người dân, trong đó có NCT (người cao tuổi) gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Trong đó, NHNN đang xem xét điều chỉnh nhiều quy định như mở rộng phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí; cho phép TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí đối với cả các khoản nợ phát sinh từ sau ngày 10/6/2020 cho đến một thời điểm phù hợp với diễn biến của dịch bệnh trên cơ sở đánh giá tác động của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư…

Tuy nhiên, khi xây dựng chính sách NHNN phải tính toán bảo đảm hài hòa các mục tiêu. Đó là hỗ trợ DN nhưng cũng phải bảo đảm không để lại hậu quả. Nếu cơ cấu không hợp lí, không phản ánh khách quan nền kinh tế, nợ xấu cao thì sẽ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống, dự phòng rủi ro trong tương lai. Đây là bài toán không đơn giản. Hơn nữa, khi thiết kế và triển khai chính sách hỗ trợ, NHNN còn phải tính đến việc phối hợp các chính sách có tính dài hạn hơn, vừa giảm bớt khó khăn cho DN trước mắt, song vẫn bảo đảm nguồn lực phục hồi nền kinh tế khi kết thúc giãn cách.

Lãi suất giảm bao nhiêu là phù hợp

Giảm lãi suất giúp các DN, người dân trong đó có người cao tuổi vượt qua ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 lần thứ 4 là rất cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, việc các DN đề xuất giảm đến 5% lãi suất cho vay khó khả thi!

Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho biết, mỗi ngày nhận được hàng trăm công văn, đơn đề nghị được giảm lãi suất, cơ cấu nợ, khoanh nợ từ DN và người dân. DN  còn chút “kháng cự” thì xin giảm từ 1% - 2%/năm, DN “hấp hối” xin giảm... từ 3% -5%/năm. Khối lượng đơn tồn đọng chưa thể giải quyết lên đến con số hàng nghìn.

Theo thống kê của NHNN, tính trung bình, mặt bằng lãi suất cho vay trong năm 2020 đã giảm từ 1,2% - 1,5% so với năm trước; 7 tháng đầu năm 2021, mức lãi suất giảm thêm 0,5% nữa, hiện lãi suất cho vay kì hạn dài chỉ còn 10% - 11%/năm. Tuy nhiên, mức lãi suất này thực tế vẫn còn khá cao trong bối cảnh kinh doanh ngừng trệ. Vì vậy, kiến nghị giảm lãi suất cho vay để phù hợp với “sức khỏe” của thành viên liên tục được các hiệp hội DN đưa ra trong thời gian gần đây.

Dù vậy, không ít ý kiến cho rằng, đề xuất giảm lãi suất từ 3% - 5%/năm dành cho các DN sẽ khó khả thi trong bối cảnh hiện nay, nếu không nói là không khả thi. Bởi lẽ, theo một phép tính đơn giản của tác giả, trong khi lãi suất tiền gửi kì hạn dài bình quân trên thị trường hiện nay chỉ khoảng 7%, sau khi trừ lạm phát cả năm khoảng 4%, lãi suất thực cho người gửi tiền chỉ là 3%. Để giảm lãi suất cho vay, ngân hàng phải giảm lãi suất huy động, nếu giảm thêm từ 3% - 5% sẽ đưa lãi suất thực về âm. Khi lãi suất thực âm, người dân sẽ không gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, ngân hàng sẽ rơi vào “bẫy thanh khoản”, DN cũng “hết cửa” vay vốn.

Vì vậy, các ngân hàng không thể giảm mặt bằng lãi suất cho vay kì hạn dài xuống mức 6% - 7%/năm. Thay vào đó, ngân hàng sẽ chọn lọc khách hàng đáp ứng yêu cầu, khách hàng hoạt động trong lĩnh vực ưu tiên để giảm lãi suất. Trong khi đó, nhiều khách hàng cá nhân sử dụng thẻ tín dụng cũng lao đao vì thu nhập giảm. Theo quy định, sau 45 ngày, chủ thẻ mới phải thanh toán tiền chi tiêu, nếu không trả sẽ bị tính lãi.

Đối với cá nhân sử dụng thẻ tín dụng là vay tiêu dùng, thường là các khoản vay tương đối nhỏ nhưng với lãi suất khá cao, khoảng từ 25% - 30%/năm. Vì vậy, nhiều khách hàng muốn ngân hàng nên giảm xuống tương đương với mức lãi vay tiêu dùng thông thường trung bình (khoảng 15%/năm); tăng thời gian miễn lãi đối với thẻ tín dụng lên 60 hoặc 90 ngày, thay vì tối đa là 45 ngày như hiện nay…

Thực tế, trong khi “miếng bánh” giảm lãi vay của các ngân hàng có hạn nhưng DN nào cũng muốn “cắt miếng to” thì rất khó, bản thân ngân hàng cũng là DN, huy động tiền gửi của dân về cho vay và giữa hai lãi suất huy động và lãi suất cho vay hiện nay chỉ chênh lệch khoảng trên 3%. Trong khi đó, DN đòi giảm từ 3%-5%, vậy ngân hàng sống bằng gì?

Theo các chuyên gia, hỗ trợ cho DN không cần lãi suất quá thấp, mà kèm các giải pháp khác như tăng khả năng vay vốn, kì hạn cho vay dài hơn. Riêng với lĩnh vực trọng yếu, Nhà nước phải có gói hỗ trợ riêng trong trường hợp thực sự khó khăn và cần thiết.

Mới đây, các NHTM có quy mô lớn cho biết sẽ giảm tiếp mức lãi suất cho vay, theo hướng DN khó khăn nhiều thì giảm nhiều, khó khăn ít thì giảm ít.

Các ngân hàng cũng đưa ra cam kết hỗ trợ nền kinh tế với nguồn từ số lợi nhuận cắt giảm, ước tính sơ bộ vào khoảng 20.300 tỉ đồng từ nay đến cuối năm, tùy qui mô ngân hàng.

Phó Thống đốc thường trực NHNN TS. Đào Minh Tú, cho biết: “Việc giảm lãi suất là hết sức thiết thực. Tuy nhiên, để việc giảm phí, giảm lãi suất một cách thực chất, cũng như đảm bảo việc tiếp cận vốn của DN, NHNN sẽ tăng cường giám sát, để từ nay đến cuối năm, các cam kết của NHTM được thực hiện. Theo đó, các ngân hàng sẽ phải thường xuyên báo cáo kết quả triển khai các biện pháp hỗ trợ như cam kết”./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Bắc Kạn gặp khó khi xử lý sự cố vỡ đập hồ chứa quặng đuôi tại xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn

Ngày 19/9 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đã có văn bản gửi Bộ Công Thương báo cáo và đề nghị bộ này hỗ trợ xử lý sự cố sạt lở hồ chứa quặng đuôi mỏ kẽm chì Chợ Điền.
2024-09-20 15:25:41

Tặng quà các đồng chí thương binh, gia đình chính sách bị ảnh hưởng bão lũ tại Yên Bái

Ngày 20/9, Đoàn công tác của Báo Xây dựng, Tạp chí Hòa Nhập và Tập đoàn kinh doanh BĐS Thiên Khôi đã đến tặng quà cho các thương binh, gia đình chính sách bị ảnh hưởng lũ lụt tại Yên Bái.
2024-09-20 15:17:47

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52
Đang tải...