Nét đẹp di sản văn hóa đặc sắc tại Hội Gióng Sóc Sơn 2024

2024-02-16 20:28:16 0 Bình luận
Đã thành truyền thống cứ đến ngày Mùng 6 Tết người dân khắp nơi lại đổ về Hội Gióng - Một trong những ngồi Đền cổ kính, linh thiêng của Thủ đô với nhiều nét đẹp văn hóa cổ truyền đặc sắc.

Hội Gióng Sóc Sơn biết đến với niềm tự hào được Tổ chức UNESCO của Liên Hợp Quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và có thể nói dù nằm ngay giữa lòng Thủ đô hiện đại, Hội Gióng vẫn được lưu truyền trọn vẹn qua các thế hệ.


Hội Gióng Xuân Giáp Thìn 2024

Đây cũng là Lễ hội được tổ chức với nhiều nét đẹp văn hóa mang tính cổ truyền ở phía Bắc Việt Nam nhằm mô phỏng chân thật, sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu giữa thánh Gióng cùng nhân dân Văn Lang với giặc Ân xâm lược. 

Thông qua Lễ hội Ban tổ chức của UBND huyện Sóc Sơn mong muốn sẽ nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng, của người dân và du khách thập phương. Từ đó góp phần gìn giữ, phát huy, cũng như nâng tầm những nét đẹp mang đậm màu sắc văn hóa di sản mà cha ông ta đã lưu giữ và truyền lại cho con cháu ngày nay.


Các vị đại biểu tham dự Lễ hội Gióng 

Theo truyền thuyết xã Phù Linh thuộc huyện Sóc Sơn, thủ đô Hà Nội là nơi Thánh Gióng ghé qua trước khi ông bay về trời. Cũng chính vì thế nên vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, mọi người dân ở xã Phù Linh sẽ mở hội linh đình kéo dài 3 ngày tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội Gióng Sóc Sơn sẽ được tổ chức long trọng với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương và cuối cùng là dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.

Bảy thôn làng, đại diện cho bảy xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn sẽ chuẩn bị lễ vật cho ngày mở đầu hội chính. Cụ thể sau sau lễ dâng hương, đánh trống khai hội, đọc văn tế là lễ rước và lễ tế của thôn làng. 8 lễ vật được cung tiến tại lễ hội Gióng Xuân Giáp Thìn 2024 là Ngựa sắt, cầu húc, trầu cau, voi chiến, ngà voi, cỏ voi, kiệu tướng... 


Dân làng cúng tiến vật phẩm lên Đức Thánh Gióng

Phần nghi lễ: Sau phần văn tế của Huyện Sóc Sơn, tế lễ của các thôn làng gồm Lễ rước giò hoa tre và lễ tế của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh), Lễ rước ngựa của thôn Phù Mã (xã Phù Linh), Lễ rước voi và lễ tế của thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược), Lễ rước trầu cau và lễ tế của thôn Đan Tảo (xã Tân Minh), Lễ rước ngà voi và lễ tế của thôn Đức Hậu (xã Đức Hòa), Lễ rước cỏ voi và lễ tế của thôn Yên Sào (xã Xuân Giang), Lễ rước tướng và lễ tế của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú), Lễ rước cầu húc và lễ tế của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh). 

Sau khi làm lễ tại sân Rồng, lễ tế và trầu cau sẽ được tiến cung để ông Gióng chứng giám, sau đó lộc sẽ được san sẻ đưa về đền Hạ và đền Mẫu để tất lộc cho người dân, cũng như du khách thập phương đến với Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.


Hội Gióng một trong những nét đẹp văn hoá di sản mang tính truyền thống của Thủ đô 

Với các phần nghi lễ đặc biệt được chuẩn bị một cách chu đáo và vẹn toàn nói trên, người dân địa phương gửi gắm niềm mong ước đức Thánh Gióng sẽ phù hộ cho dân làng các xã, thị trấn thuộc huyện Sóc Sơn có được một cuộc sống ấm no và hạnh phúc. 

Bên cạnh đó, cũng tại Hội Gióng các trò chơi dân gian tiếp tục được Ban tổ chức Lễ hội duy trì như Đi cà kheo, đi cầu thăng bằng, đập niêu đất, hội thi nấu cơm… Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng được tổ chức xuyên suốt những ngày diễn ra lễ hội tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc.


Thông qua Lễ hội Ban tổ chức mong muốn lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa cha ông ta đã truyền lại

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

TP. Hạ Long: Nhiều hoạt động kích cầu du lịch, bắn pháo hoa tầm cao tại lễ hội Carnaval Hạ Long 2025

Chương trình Carnaval Hạ Long 2025 với chủ đề “Carnaval Hạ Long 2025 - Kết nối Di sản, Tiên phong tỏa sáng” diễn ra vào 20h00’ ngày 1/5/2025 tại bãi biển công viên Đại Dương và tuyến đường Võ Nguyên Giáp, phường Bãi Cháy vừa được Phó chủ tịch UBND thành phố Hạ Long thông tin tại buổi họp báo thường kỳ quý 1 do UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức chiều 10/4/2025
2025-04-11 09:09:19

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất, cơ hội cho chủ hộ kinh doanh vượt bão lạm phát

Nhằm tiếp sức nguồn vốn và tạo đà tăng trưởng bền vững cho hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất hấp dẫn bậc nhất thị trường, với gói vay kinh doanh thế chấp chỉ từ 5,39%/năm, mang đến cơ hội tiếp cận tài chính linh hoạt và hiệu quả cho nhóm khách hàng đang phát triển bùng nổ này.
2025-04-10 12:35:14

Thành phố Hải Phòng ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định 06/QĐ-TTg

Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch 36/KH-BCĐĐA06 về việc “thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025”.
2025-04-10 11:20:44

Nam Định: Công bố quyết định sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh vào Báo Nam Định

Sáng 9/4/2025, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Nam Định khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức hội nghị lần thứ 41 sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2025 và công bố các quyết định về công tác tổ chức và cán bộ.
2025-04-10 09:17:28

Nơi người khiếm thị ổn định cuộc sống nhờ nghề massage trị liệu

Nằm trong con ngõ nhỏ ở phố Trần Bình (Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy), tiệm Tẩm quất massage người mù Phương Phương đã và đang tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động là người mù và người khiếm thị.
2025-04-10 07:44:03

Tổng Bí thư Tô Lâm: "100% người có công và gia đình người có công sẽ được chăm lo toàn diện về vật chất và tinh thần"

"Đến năm 2030, 100% người có công và gia đình người có công sẽ có mức sống trung bình khá trở lên, được chăm lo toàn diện về vật chất và tinh thần", Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong cuộc gặp mặt ngày 9/4.
2025-04-09 18:55:26
Đang tải...