Nghị lực của một thương binh

2019-12-19 10:46:07 0 Bình luận
Gần 30 năm làm nghề cơ khí, thương binh Nguyễn Bá Ngư, ở khu Cam Lộ 6, phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng (thành phố Hải Phòng) đã tạo việc làm và đào tạo nghề cho hàng nghìn người. Với ông, giúp đỡ đồng đội và con em họ không chỉ là tình cảm mà còn là trách nhiệm, nghĩa tình của người lính “Bộ đội Cụ Hồ”.

Tháng 4-1964, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, người thanh niên Nguyễn Bá Ngư lên đường tòng quân, tham gia lực lượng bảo vệ bờ biển tại Đồ Sơn (Hải Phòng). Tháng 11-1965 xuất ngũ về quê, nhưng đến tháng 7-1967, Nguyễn Bá Ngư lại tái ngũ, lên đường vào Nam chiến đấu. Ông tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968, dũng cảm giết giặc và hai lần được phong tặng danh hiệu “Dũng sỹ diệt Mỹ”. Trong những năm tháng chiến đấu, hai lần ông bị thương ở sọ não, cột sống và gãy xương đùi. Năm 1971, ông rời quân ngũ với quân hàm trung úy và được chuyển ngành về công tác tại huyện An Hải (nay là huyện An Dương), sau đó chuyển về Sở Lao động Thương Binh và Xã hội thành phố Hải Phòng. Năm 1988, ông nghỉ hưu theo chế độ.

 

bonhvfbsdjsskccs

Hội CCB Hải Phòng tham quan xưởng cơ khí của gia đình CCB Nguyễn Bá Ngư

Thời điểm về hưởng chế độ hưu trí, hoàn cảnh gia đình ông Ngư rất khó khăn: Mẹ già ốm đau, 3 con đang là học sinh phổ thông, vợ làm xã viên hợp tác xã nông nghiệp, kinh tế gia đình trông cả vào đồng lương hưu. Không cam chịu đói nghèo, ông Ngư quyết tâm xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình và tự nhủ sẽ là một thương binh “tàn nhưng không phế”. Ông đặt kế hoạch phát triển kinh tế bằng một nghề mà xã hội lúc đó rất cần. Làng Cam Lộ quê hương ông vốn có nghề cơ khí truyền thống, để tận dụng được nghề và có thị trường tiêu thụ, ông học sửa chữa máy móc thiết bị làm đường, máy tàu thủy, tàu vận tải nhỏ trên sông, máy móc phục vụ nông nghiệp...

Sau một thời gian học nghề tại các xưởng tư nhân với kiến thức về cơ khí được tích lũy, ông Ngư mạnh dạn nảy sinh ý tưởng mở xưởng sản xuất các chi tiết, linh kiện máy móc. Vấn đề đặt ra là địa điểm đặt xưởng, đầu mối tiêu thụ sản phẩm và xưởng sản xuất, công nhân lao động ở đâu?. Sau một thời gian ngiêm cứu, ông thuê nhà máy sản xuất ngói đã bỏ hoang để đặt xưởng sản xuất đầu tiên. Để giải quyết vấn đề công nhân, ông vận động một số con em của đồng đội cũ học nghề cơ khí, bản thân các con ông đang học phổ thông, nhưng cũng vừa học nghề tại xưởng cơ khí của gia đình. Nhờ tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, giữ được tín nhiệm về thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm, Xưởng sản xuất cơ khí của gia đình ông đã hoạt động có lãi, vốn liếng ngày càng tăng thêm. Năm 1995, ông Ngư quyết định thành lập Công ty Mạnh Huyền - Quyết thắng. Năm 2002 thành lập thêm Công ty Đức Hiếu và Công ty Trung Hiếu theo Luật Doanh nghiệp, sau đó hợp nhất thành Tổng Công ty Thương binh Tự lập Quyết thắng.

Tổng công ty hiện có 7 cơ sở sản xuất và 2 cửa hàng kinh doanh các mặt hàng cơ khí, phụ tùng máy móc, xe cơ giới, các máy sản xuất nông nghiệp, máy tàu thủy nhỏ. Ông Ngư làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty và giữ vai trò chính trong chỉ đạo sản xuất kinh doanh của cả 3 doanh nghiệp gia đình. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh của gia đình có trên 40 công nhân tham gia sản xuất thường xuyên, lương bình quân 7-8 triệu đồng/tháng, người lao động được đóng bảo hiểm xã hội. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp của gia đình ông Ngư luôn chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, các quy định của địa phương. Doanh nghiệp luôn hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước và đóng góp với địa phương, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Để tri ân sự hy sinh của đồng chí, đồng đội đã ngã xuống hay để lại một phần thân thể nơi chiến trường, ông Ngư thấy mình có trách nhiệm quan tâm, tạo điều kiện cho con em đồng chí, đồng đội mình. Ông nhận nhiều lao động vào làm việc, dạy nghề, ưu tiên lao động là con em gia đình chính sách, cựu chiến binh và nhân dân địa phương. Trong suốt thời gian dựng nghiệp, mở rộng sản xuất, kinh doanh, ông Ngư trực tiếp dạy nghề cho gần 2.000 người. Đến nay, có khoảng 60 công nhân đã trở thành chủ doanh nghiệp, vững vàng phát triển trong cơ chế thị trường. Cùng với chăm lo đào tạo nghề cho các con em gia đình chính sách, ông cũng thường xuyên quan tâm đến công tác từ thiện, giúp đồng bào bị thiên tai, người già cô đơn, người tàn tật, nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Ở tuổi 76 hiện nay, “tuổi cao, chí càng cao”, ông Ngư vẫn đóng góp cho xã hội, dù có gặp bao khó khăn, nhưng với bản chất của người lính “Bộ đội Cụ Hồ”, ông đã tìm cách vượt qua, vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...