Chuyện chưa kể về tuổi thơ cơ cực của "người hùng" Trung Văn Nam

2022-01-18 15:29:27 0 Bình luận
Gia cảnh khó khăn nên từ khi học lớp 4, anh Trung Văn Nam - người hùng trong vụ cứu cháu bé ở Hà Nội đã đi bắt lươn để phụ giúp gia đình. Bố mẹ ốm đau, nhà nghèo khó nên sau khi học hết cấp 3, anh Nam chấp nhận từ bỏ ước mơ khoác lên mình màu áo lính để vào Nam đi làm, kiếm tiền nuôi bố mẹ.

Tuổi thơ cơ cực

Về xã Thăng Long (huyện Nông Cống, Thanh Hoá) những ngày này, hỏi về người hùng Trung Văn Nam thì từ học sinh trung học đến cụ già đều dõng dạc kể lại được hành động cứu người trong biển lửa của anh ấy. Căn nhà nhỏ khắc trên mình màu rêu sẫm xám xịt, trước mắt chúng tôi là ông Trung Văn Phố (bố đẻ anh Nam) đang tất bật đồ đoàn chuẩn bị ra đồng. 

Nán lại tiếp khách, khi nhắc đến chuyện của anh Nam, ông không khỏi tự hào. Ông Phố kể: "Nam nó là đứa hiện lành, hiếu thảo. Sau khi học xong cấp 3 nó vào Nam vừa làm, vừa đi học lớp vệ sĩ rồi làm bảo vệ cho toà nhà Bitexco".

Không những ngày đi làm, tối lái xe thuê, thời gian rảnh, anh Nam còn tranh thủ học thêm nghề điện công nghiệp… Lương chỉ được khoảng 8 triệu/tháng nhưng năm nào, Nam cũng gửi về cho bố mẹ từ 10 - 15 triệu để mua thuốc thang và chi tiêu. Sau khi chị gái vào Nam và lấy chồng, Nam chuyển về Bắc để gần bố mẹ.

Ông Phố và bà Thiếp bật khóc khi nhắc về tuổi thơ cơ cực của người hùng Trung Văn Nam.

Theo ông Phố, tuổi thơ của anh Nam rất cơ cực, từ hồi lớp 4, anh đã phải ra đồng bắt lươn để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ.

“Nhà ở quê, tài sản chỉ có vài sào ruộng nên hồi mới lấy bác gái thì bác chẳng có gì. Biết cảnh nhà vất vả nên từ ngày nhỏ, Nam đã chịu khó phụ giúp bố mẹ, lớn hơn thì đi bắt lươn, bắt ốc để bán lấy tiền mua quyền sách, quyển vở và đóng học phí”, ông Phố nói.

Trong khi đó, bà Lê Thị Thiếp (58 tuổi, mẹ anh Nam) vẫn còn nhớ như in cảm xúc khi được hàng xóm báo tin đứa con trai vừa liều mình vào biển lửa để cứu bé gái ở Hà Nội. "Tôi đang đi nấu cơm thì hàng xóm báo tin con trai mới lên báo, rồi họ đưa tôi xem clip thằng Nam nó nhảy lên mái tôn, lao vào đám cháy để cứu bé gái. Lúc xem, tôi vừa cổ vũ vừa run, cứ sợ nó bị sao thì tôi đến chết mất", bà Thiếp chia sẻ.

Ước mơ dang dở

Nhắc về con, bà Tiếp nghẹn ngào: "Ngày nhỏ nó đã đi ra đồng bắt lươn, bắt ốc, lên núi hái củi để mang đi bán kiếm tiền ăn học. Nó ước mơ học trường sĩ quan quân đội, nhưng nhà nghèo quá nên không dám cho thi, rồi sau đó nó đi vào Nam làm luôn để kiếm tiền gửi về nhà. Đến giờ, nó vẫn ước ao được khoác lên mình bộ quân phục của người lính, nên khi thấy ai có áo là nó cứ xin mặc thử, y như một đứa trẻ vậy".

'Từ ngày ở trong Nam, tuần nào nó cũng gọi về để hỏi thăm sức khoẻ bố mẹ. Biết bố bị xương khớp, mẹ thì bị đau lưng nên nó thường xuyên gửi tiền, rồi nhờ người đưa thuốc về cho 2 ông bà. Ngày tôi bị ốm đi viện, nó chạy xe từ Hà Nội về nhà để chăm, phải đến lúc tôi khỏi thì nó mới trở lại trên đấy', bà Thiếp nghẹn ngào.

Anh Trung Văn Nam dũng cảm lao vào biển lửa cứu cháu bé

Không chỉ hiền lành, chịu thương chịu khó, Nam cũng là người rất có hiếu với bố mẹ: "Từ ngày ở trong Nam, tuần nào nó cũng gọi về để hỏi thăm sức khoẻ bố mẹ. Biết bố bị xương khớp, mẹ thì bị đau lưng nên nó thường xuyên gửi tiền, rồi nhờ người đưa thuốc về cho 2 ông bà. Ngày tôi bị ốm đi viện, nó chạy xe từ Hà Nội về nhà để chăm, phải đến lúc tôi khỏi thì nó mới trở lại trên đấy", bà Thiếp nghẹn ngào.

Trước đó, ngày 12/1, một vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tại số nhà 107, ngõ 51 Lương Khánh Thiện, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Lúc này, trong nhà có cháu Vũ Hải Yến đang bị mắc kẹt ở trên tầng 3. Anh Trung Văn Nam đã bất chấp hiểm nguy, cùng nhóm thợ phá cửa sổ, cứu cháu bé khỏi đám cháy.

Trước hành động xả thân cứu người trong hoả hoạn, anh Trung Văn Nam đã được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn và một số đơn vị khác khen ngợi, tuyên dương, tặng Bằng khen.

 

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...