Người khuyết tật là nhân tố thúc đẩy cuộc cách mạng xe hơi tự lái
Theo tiến sĩ Nicholas Giudice, trái ngược với hầu hết các xu hướng công nghệ, chính các thế hệ cũ đặc biệt là những người bị khiếm khuyết về thể chất là nhóm đối tượng mang lại nhiều hứa hẹn nhất trong áp dụng sớm các phương tiện tự hành. Giudice cho biết: “Những người lái xe lớn tuổi có nhiều nguy cơ gặp tai nạn hơn do tuổi tác... Nếu người khuyết tật được cảnh báo chướng ngại vậy phía trước thì hiển nhiên xe tự hành là một giải pháp thay thế rất hấp dẫn. Đây là những gì chúng tôi tích lũy được từ quá trình nghiên cứu". Thêm vào đó, “Các phương tiện tự lái có thể tăng động lực cho những người sử dụng, đặc biệt là người già. Thật buồn cười vì chúng ta thường không nghĩ những người lớn tuổi là những người sớm tiếp nhận công nghệ”.
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)
Mặc dù lời hứa về phương tiện tự lái hấp dẫn ở nhiều cấp độ, nhưng người tiêu dùng vẫn cần phải điều chỉnh một số thói quen mới. Mặt khác, Big Tech vẫn đang vật lộn với bối cảnh địa lý và quy định không đồng đều của Mỹ bên cạnh những thách thức đáng kể về vận hành ô tô tự hành song song cùng với những người lái xe bốc đồng và khó đoán trong các phương tiện cũ. Đây có lẽ là lý do tại sao Google tiếp tục hạn chế dịch vụ chia sẻ xe Waymo ở một khu vực địa lý nhỏ. Tuy vậy, một yếu tố có thể chứng minh mang lại lợi ích cho hành khách khuyết tật là tính mới của công nghệ được coi là một công cụ nâng cấp tuyệt vời. Trong đó, các hành khách khuyết tật có thể chia sẻ nỗi lo và nhận thức chung về rủi ro. Giudice tin rằng chìa khóa nằm ở giao tiếp thông qua sự hợp tác hiệu quả giữa phương tiện và hành khách. Tiến sĩ chia sẻ: “Vẫn còn một vấn đề lớn về niềm tin khi sử dụng xe tự lái. Hành khách bị mất kiểm soát và không biết điều gì đang xảy ra trong hộp đen. Nhưng tôi nghĩ phần lớn vấn đề về niềm tin thực sự chỉ là vấn đề về kiến thức để hiểu cách thức hoạt động của xe.”
Trang bị những phần cứng và phần mềm hỗ trợ tiếp cận tiêu chuẩn dành cho người khuyết tật như chỗ dành cho xe lăn, đường dốc, tay nắm cửa và dây đai an toàn và lựa chọn cả giao diện âm thanh và hình ảnh là yếu tố đơn giản nhất trong công cuộc xây dựng niềm tin. Giudice cho hay, sự phức tạp lớn hơn nhiều nằm ở việc cung cấp cho trí tuệ nhân tạo (AI) đủ nhận thức tình huống để thích ứng với môi trường thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là đối với những hành khách yêu cầu mức độ thông tin bổ sung cao.
Giudice cho hay: “Chiếc xe sẽ cần phải giám sát chính xác vị trí của hành khách đang ngồi, đặc biệt là khi có nhiều người đi chung xe tự động. Xe cần phải nhận diện được “Điểm đến của bạn ở bên phải hoặc "ra ở bên phải” và đối với người mù, ngôn ngữ phải rất chính xác... Cuối cùng, để mang đến cho hành khách khuyết tật trải nghiệm đi xe an toàn và hiệu quả, chúng tôi sẽ cần sử dụng một AI mạnh hơn nhiều so với một loại Amazon Alexa đơn giản. Một loại có khả năng triển khai thị giác máy tính để đánh giá các môi trường phức tạp và phản ứng với các cuộc trò chuyện thông minh hơn". Cách tiếp cận khác là tận dụng nhiều tính năng hỗ trợ có sẵn trong điện thoại thông minh của người lái. Đây chính xác là những gì Giudice và nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm VEMI đã cố gắng thực hiện trong việc tạo ra AVA - Trợ lý xe tự hành.
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)
AVA, được Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ trao giải thưởng nghiên cứu phát triển trị giá 300.000 USD vào đầu năm nay, là một hệ thống dựa trên ứng dụng nhằm giúp hành khách khuyết tật sắp xếp tất cả các giai đoạn của hành trình xe tự hành. Được phát triển cùng với Đại học Colby và Đại học Northeastern, ứng dụng này có thể giúp tích hợp các nhu cầu truy cập trực tiếp vào hệ thống đặt vé để đảm bảo rằng hành khách được phục vụ liền mạch với các điều khoản trợ năng phù hợp ngay từ đầu. AVA cũng sẽ triển khai phản hồi xúc giác để giúp hành khách có thị lực kém xác định vị trí xe của họ hoặc vận hành tay nắm cửa và xuống xe an toàn bằng cách đánh dấu các thành phần thích hợp trên màn hình của điện thoại.
Nói về chặng đường tiếp theo của xe tự lái, ông Giudice cho biết: “Hiện tại, công nghệ đang đi trước chính sách. Quy định và luật pháp xung quanh các phương tiện tự hành ở các bang là khác nhau. Nếu bạn hỏi tôi khi nào điều đó sẽ xảy ra, tôi nghĩ là vào năm 2025, người mù hoàn toàn có khả năng điều khiển một chiếc xe. Còn điều này có được luật hóa hay không là một vấn đề khác”.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.