Người mẹ khiếm thị hạnh phúc
Bà Bảnh làm nông dân, một bên mắt không thể nhìn thấy ánh sáng, bên còn lại chỉ còn 20% thị lực, còn chồng bà làm nghề vá xe đạp. Nhưng cả hai vẫn cố gắng nuôi Huyến ăn học. Sau này, chồng bà Bảnh ra đi, còn lại hai mẹ con. Sự thiếu thốn về vật chất rồi cộng thêm suy sụp tinh thần dường như đè nặng lên 2 mẹ con Huyền. Và lúc này, Huyền mới biết được mình là con nuôi nên nỗi đau về tinh thần càng tăng lên gấp bội. Cũng có thể, nghịch cảnh càng lớn thì nghị lực càng trở nên phi thường.
Bệnh tình của bà Bảnh ngày một nghiêm trọng khiến gia đình vốn đã khó khăn lại càng kiệt quệ. Mắt của bà cũng giảm thị lực từ 20% xuống 10%, gần như không thể nhìn được nữa. Ngoài ra, do tuổi đã cao nên bà còn mắc thêm bệnh xương khớp. Vậy nhưng để con trai có tiền đi học bà vẫn cố gắng cấy 2 sào ruộng. Thương mẹ vất vả, mỗi khi đi học về Huyến lại tranh thủ buổi trưa ra đồng làm đỡ mẹ.
Để có tiền mua thuốc thang mẹ, Huyền đi chăn bò thuê, làm đồ hàng mã, đan khung nứa mỗi khi có thời gian rảnh. Thậm chí cậu còn xin việc làm thêm ở quán cafe ngoài huyện cách nhà 3km. Ban ngày học trên trường, tối đến Huyến lại đến quán cafe làm tới 23h đêm mới về. Bà Bảnh càng thương con nhiều hơn và luôn động viên cậu phải học hành đến nơi đến chốn mới có cơ hội thoát nghèo.
Trong bài luận của mình, Huyến nói về ước mơ lớn nhất của mình là thay đổi tương lai, mang đến cho mẹ cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc hơn. "Để làm được điều đó, tôi biết mình cần nỗ lực nhiều hơn nữa. Đó cũng là động lực duy nhất để tôi tự rèn giũa bản thân ở thời điểm hiện tại", Huyến đạt được học bổng Trái tim sư tử của Đại học Anh quốc tại Việt Nam.
Nguyễn Như Huyến là sinh viên duy nhất đạt được học bổng Trái tim sư tử của trường Đại học Anh quốc BUV năm 2022. Ảnh: NVCC
Cuộc sống có lẽ mỗi người đều có nỗi đau riêng, nhưng thay vì chán nản gia đình Huyền đã chấp nhận và đồng hàng cùng nó. Sự thiệt thòi, nghiệt ngã của số phận có khi là hạt giống để vươn lên thành cây, trái hạnh phúc.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.