Người nhạc trưởng và cây vĩ cầm trong trại Davis-Phần 2

2023-05-04 16:48:31 0 Bình luận
Những ngày cuối cùng sắp kết thúc chiến tranh, không quân ta ném bom dinh Độc lập, sân bay Tân Sơn Nhất, các nhà báo cố moi thông tin: Đó là máy bay của Bắc Việt hay máy bay phản chiến? sau khi ném bom thì bay về sân bay nào? bằng tài ứng biến, ông đã làm cho họ không moi được thông tin gì về việc này...

Đặc biệt trong những trận ta đánh Phước Long, Buôn Mê Thuật… chính các nhà báo lại là nguồn thông tin đầu tiên cung cấp cho Đoàn ta, xong họ cũng nhân cơ hội này để tìm hiểu xem ta có đánh vào Sài Gòn hay không. Đặc biệt trong ba cuộc họp báo cuối cùng, Đại tá Võ Đông Giang chủ trì, phòng họp đông chật cứng cả hội trường, các nhà báo phải ngồi tràn cả ra bên ngoài. Họ là phóng viên, là tình báo viên giả danh, cố tìm hiểu xem ta sẽ đánh đến đâu? Có tấn công vào Sài Gòn  không? Có thương lượng hay không? Cán bộ và phóng viên trại Davis nhớ mãi cuộc họp báo ngắn ngọn vào sáng ngày 26/4/1975. Trước tất cả các câu hỏi vừa mang tính nghiệp vụ báo chí, vừa mang mầu sắc tình báo, Đại tá Võ Đông Giang tươi cười hóm hỉnh trả lời: “ rất tiếc là Bộ chỉ huy của chúng tôi không có thói quen nói trước ý đồ của mình”. Các nhà báo còn ngơ ngác trước câu trả lời thì ông đã dõng dạc đọc tuyên bố của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam về các điều kiện để mở đàm phán, gồm 9 điều kiện với Mỹ và 7 điều kiện với Chính quyền Sài Gòn. Thực chất là “tối hậu thư” , buộc Mỹ phải chấm dứt can thiệp vào nội bộ miền Nam và Chính quyền Sài Gòn phải đầu hàng vô điều kiện. Cuộc họp báo thể hiện vị thế của Việt Nam trước dư luận thế giới và tư thế của người chiến thắng.Ngay lập tức, báo chí thế giới tràn ngập tuyên bố của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Đại tá Võ Đông Giang và  nữ nhà báo phỏng vấn ông trong cuộc họp báo cuối năm 1973.

Bên cạnh việc tổ chức các cuộc họp báo công khai, ta còn đấu tranh đòi quyền liên lạc trực tiếp bằng điện thoại với các nhà báo. Các cuộc gặp riêng trên điện thoại, luôn xảy ra hai vấn đề: Thăm dò tình báo qua các câu trả lời có sơ hở, nhưng cũng là cơ hội để các sĩ quan báo chí của ta nói rõ hơn những quan điểm của đoàn ta. Chính vì thế chính quyền Sài Gòn đã tổ chức ghi âm các cuộc trao đổi đó và cho ra bản tin mật dùng trong nội bộ, lấy tên là “Tin Bắc đẩu”. Để sử lý tốt công tác quản lý sĩ quan báo chí, lãnh đạo đoàn đã ra các quy định về công tác tiếp xúc, phát ngôn, tác phong ứng sử để giữ được mình và cảm hóa được đối tượng.

Người nhạc trưởng và cây vỹ cầm

Trong cuốn “Et Sài Gòn Tomba” của Paul Dreyfrus – nhà báo quốc tịch Pháp có mặt ở Sài Gòn từ những năm 70 đến 30/4/1975…trong một tiêu đề lấy từ trong cuốn sách này “Vị tướng đi ra từ cánh rừng xanh. Nhà báo này đánh giá cao ông Võ Đông Giang trong vai trò là cấp phó của vị tướng ra đi từ cánh rừng xanh này. Sử dụng quyền ưu đãi miễn trừ đoàn ta đòi được quyền tổ chức hàng tuần một cuộc họp báo vào thứ bẩy. Chủ trì họp báo có Trung tướng Trần Văn Trà, thiếu tướng Lê Quang Hòa, thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn… nhưng chủ yếu là Đại tá Võ Đông Giang. Lần nào, ông cũng mặc quân phục chỉnh tề, khuôn mặt trang nghiêm nhưng tươi tỉnh, giọng nói dứt khoát mạch lạc. Ông là người trả lời tất cả các câu hỏi hóc búa nhất, với sự tự tin và tâm thái thoái mái, với ngữ điệu tuyệt vời khiến các nhà báo đã có cảm tình, không chỉ với ông mà cả với các đoàn cuả ta. Vì thế, thái độ của họ đã tỏ ra bớt hung hăng thù địch hơn. Có những buổi họp báo ông làm dịu đi không khí, tưởng chừng sẽ xảy ra xung đột lớn.

Ngày 5/11/1973, quân giải phóng tập kích vào sân bay Biên Hòa và ngày 3/12/1973, kho xăng nhà bè bị đặc công ta đốt cháy. Trước thiệt hại nặng nề, Mỹ Ngụy vô cùng cay cú, họ định làm to vấn đề này trước dư luận thế giới  về Việt Nam phá hoại Hiệp định Paris. Cuối năm 1973, Đoàn ta tổ chức họp báo vì lúc đó mới tới thời điểm thuận lợi – Bộ chỉ huy lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam đã phát lệnh đánh trả các hành động quân sự của quân Sài Gòn lấn chiếm trên các chiến trường. Trước khi họp báo đoàn ta dựng tấm biển “ Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban liên hiệp quân sự hai bên Trung ương”. Có hơn 100 nhà báo, đa số là phóng viên nước ngoài, chỉ khoảng 20 phóng viên của các tờ báo và các cơ quan báo chí của chính quyền Sài Gòn đến dự. Họ ào vào trại Davis, lực lượng quân cảnh  cũng tập trung ở bên ngoài đông hơn mọi khi, chúng hi vọng vào một biến cố trong cuộc họp báo này.

Đại tá Võ Đông Giang chủ trì buổi họp báo. Ông có dáng dấp như một nhà giáo, dong dỏng cao, vầng trán rộng, da trắng, đôi mắt sáng. Ông đứng nhìn khắp lượt hội trường, ước lượng số người đến dự và tìm xem nhà báo nào mới tới lần đầu. Ông mỉm cười chào thân mật mọi người và ngồi xuống chiếc ghế dành cho chủ tọa, rồi lần lượt trả lời các câu hỏi trực tiếp hoặc viết qua giấy…giải đáp tường tận, dõng dạc về lập trường, quan điểm trước sau như một của chính phủ cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam. Ông khẳng định: Chính phủ Mỹ đã phá Hiệp định Genever 1954, không đạt được mục đích, họ tiếp tục không thi hành Hiệp định Paris mà còn dung túng cho chính quyền Sài Gòn ra sức phá hoại hiệp định.

Sau một hồi thuyết trình, Đại tá Võ Đông Giang đọc mệnh lệnh của Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam về quyền đánh trả  sự vi phạm ngừng bắn không chỉ tại địa điểm quân đội Sài Gòn gây ra mà còn có quyền trừng trị kẻ phá hoại hiệp định ngay tại nơi xuất phát. Cả hội trường không có sự ồn ào la ó, chỉ có tiếng các phương tiện kỹ thuật đang hoạt động. Mọi người đều cảm nhận được sự cương quyết của người phát ngôn. Ông Võ Đông Giang không còn dáng dấp của một “nhà giáo” nữa, người ta chỉ nhận ra sự hùng hồn của một vị tướng (phía địch thường gọi ông Giang là tướng Giang),  khẩu khí của một chính khách từng trải. Chính quyền Mỹ Ngụy hi vọng hôm sau báo chí thế giới và báo chí Sài Gòn sẽ sôi động việc “Việt Cộng” vi phạm Hiệp định Paris. Nhưng điều đó không xảy ra. Phóng viên người nước ngoài biểu lộ sự đồng tình kín đáo. Số phóng viên của báo chí Sài Gòn cũng im lặng lắng nghe không phản ứng gì. Những phóng viên là sĩ quan tâm lý chiến của báo “tiền tuyến”, “công luận”…Những bồi bút như Phan Nhật Nam, Phạm Huấn cũng “tắt điện”. Nhiều nhà báo phỏng vấn trực tiếp trong đó có một nữ phóng viên nước ngoài. Cô phóng viên này chưa đến tuổi 30 người thon thả, tóc nâu xõa ngang vai, đôi mắt mầu xanh biếc, cô đặt ra câu hỏi: Nếu quân đội Việt Nam Cộng hòa liên tiếp mở các đợt tấn công vào vùng giải phóng, các ngài có trả đũa và mở các cuộc tấn công mới hay không? Ông Võ Đông Giang khẳng định: Bảo vệ và thi hành nghiêm chỉnh hiệp định chính là bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân miền Nam Việt Nam, trong đó có cả quyền lợi của các sĩ quan binh lính và thân nhân của họ, bên phía quân đội Sài Gòn …Ông lên án: Chính quyền Sài Gòn đã vi phạm Hiệp định Paris hàng trăm ngàn lần, đã trút bom đạn xuống làng mạc, càn quyét giết hại các đồng bào trong vùng giải phóng. Ông hùng hồn tuyên bố: “Chúng tôi phải có quyền tự vệ chính đáng, phải đánh trả và trừng trị ngay từ nơi xuất phát của họ. Pháo kích sân bay Biên Hòa và đốt cháy kho xăng Nhà Bè vừa qua là sự trừng phạt chính đáng”. Riêng việc trả lời câu hỏi của cô phóng viên trẻ, Đại tá Võ Đông Giang đứng lên như một sự đáp lễ. Ông nhận ra sự đồng cảm của nhà báo này qua những lần họp báo trước. Trả lời cô xong, ông chậm rãi ngồi xuống và nhìn bao quát các nhà báo. Cả hội trường rộ lên tiếng xì xào, trao đổi. Họ không biểu lộ công khai nhưng nhìn ánh mắt của họ cũng đã nói lên sự hâm mộ, sự đồng cảm và sự ủng hộ kín đáo.

Các nhà báo hỏi thêm một số câu hỏi nữa, đại tá vui vẻ giải thích thêm, cách trả lời vừa hợp tình hợp lý và xen lẫn sự hóm hỉnh. Khi kết thúc họp báo, đại tá rời ghế chủ tọa đi xuống từng bàn giao lưu với các nhà báo, ông thân mật bắt tay từng người. Những nụ cười, những ánh mắt ngưỡng mộ và kính trọng đối với vị đại diện quân giải phóng. Họ càng vui và kính trọng hơn khi họ nhận được từ ông các thông tin cần thiết đầy đủ; sự ứng xử điềm tĩnh của ông trong buổi họp báo. Ông không quên đến bắt tay cô nhà báo nước ngoài đã đưa ra câu hỏi ấn tượng để ông đi đến tận cùng của sự việc một cách logic và tài tình: Quyền tự vệ chính đáng và hợp pháp của quân giải phóng trước sự lấn chiếm vi phạm Hiệp định Paris của Mỹ Ngụy. Nhiều nhà báo xin danh thiếp của Đại tá và mong được gặp lại.

Lúc này trông ông như trẻ ra, hình ảnh của ông khiến người ta liên tưởng tới ông Phan Bá ( tên của ông ) trong thời kỳ chống Pháp, người đã từng làm chủ bút tờ báo đầu tiên của Đảng Bộ tỉnh Gia Lai – Báo Sáng và tờ Thông tin Gia lai.

Đại tá Võ Đông Giang không chỉ là một trong những vị chỉ huy tham gia điều hành công việc hàng ngày ở trại Davis mà còn là nhạc trưởng trong dàn nhạc giao hưởng - Ban Thông tấn báo chí; đồng thời là cây vĩ cầm suất sắc trong dàn nhạc này. Với vai trò là nhạc trưởng, ông đã tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng của từng nhạc công, chỉ dẫn sắc thái mà các nhạc cụ cần biểu đạt trong mối tương quan giữa các nhạc cụ. Trong các buổi họp báo, ông vừa là nhạc trưởng vừa là nhạc công điều khiển cây đàn vĩ cầm. Ông đã chuyển tải được toàn bộ tâm hồn mình và tâm hồn bản nhạc vào từng nốt nhạc tạo nên những âm điệu tinh tế đến mức hoàn hảo.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...