Những người mẹ hiền của trẻ khuyết tật
2017-09-08 14:37:38
0 Bình luận
Không may mắn như những đứa trẻ khác, trẻ em khuyết tật khi sinh ra đã chịu nhiều thiệt thòi cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Không may mắn như những đứa trẻ khác, trẻ em khuyết tật khi sinh ra đã chịu nhiều thiệt thòi cả về thể chất lẫn trí tuệ. Để các em có thể hòa nhập cộng đồng, đòi hỏi ở những người thầy, người cô sự kiên trì, nhẫn nại giáo dục, chăm sóc và cả tình yêu thương chân thành. Với lòng yêu nghề, yêu trẻ, những cô giáo, những cộng tác viên y tế thôn bản đã không quản ngại khó khăn để không chỉ mang đến cho trẻ thiệt thòi kiến thức trên lớp mà chăm lo cho các em cả trong từng bữa ăn, giấc ngủ, giúp các em có chất lượng sống tốt hơn.
Gặp cô Nông Thị Chuyên đúng lúc cô đang nhận giao ca vào buổi chiều muộn tại Trung tâm Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh Bắc Kạn, cô Chuyên cho biết, việc trông giữ các em, đặc biệt là các em mới nhập trường là một việc hết sức khó khăn. Cùng với đó, việc nắm bắt tâm lý, phương pháp giáo dục, chăm sóc trẻ khuyết tật cũng gặp không ít trở ngại. Nhớ lại những ngày đầu mới nhận công tác tại trung tâm, cô Chuyên chia sẻ: Đến trung tâm, nhìn những ánh mắt ngây ngô của những đứa trẻ khiến cô không khỏi thương cảm và nguyện đem hết sức mình để giúp đỡ các em. Thế nhưng để có thể biến tình yêu thương đó thành hành động cũng không hề dễ dàng.
Qua 1 năm, việc hướng dẫn các em từ những vấn đề đơn giản như rửa mặt, ăn cơm, vệ sinh cá nhân, nhận biết con số, bảng chữ cái, đồng thời phục hồi chức năng cho các em cũng vẫn còn nhiều lúng túng. Mặc dù con còn nhỏ, chồng lại công tác xa nhưng cô đã quyết định theo học lớp đại học giáo dục đặc thù trong 3 năm với suy nghĩ chỉ có kiến thức mới có thể đem đến cho các em những điều tốt nhất. Có kiến thức, kỹ năng vững chắc, cô Chuyên cùng các đồng nghiệp đã cùng nhau vượt qua khó khăn, từng bước giúp trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
Không giống như những ngôi trường khác, công việc của cô Chuyên và các thầy cô giáo tại trung tâm không kết thúc sau 2 buổi lên lớp mà hầu hết thời gian trong ngày, các thầy, các cô đều dành cho các em. Việc chăm sóc, tắm rửa, ăn uống của các em đều do giáo viên đảm nhiệm. Cùng với đó, cô Chuyên cũng dành thời gian vui chơi, trò chuyện cùng học sinh.
Cô cho biết, đây là một việc quan trọng vì thông qua đó, giáo viên có thể hiểu được tâm lý của từng em và có cách giáo dục riêng đối với từng em. Trẻ khuyết tật thiệt thòi về cả trí tuệ lẫn thể chất nhưng tất cả các em đều cảm nhận được tình yêu thương chân thành và đó cũng chính là điều mà cô luôn tâm niệm. Với cô Chuyên, mỗi sự tiến bộ của các em là một niềm vui, động lực để cô vượt qua khó khăn, đạt nhiều thành tích trong công tác.
Từ trái tim đến trái tim, những tình cảm mà cô Chuyên dành cho trẻ khuyết tật đã giúp các em cảm nhận, nỗ lực vươn lên, học tập ngày một tiến bộ. Những đứa trẻ vốn chịu nhiều thiệt thòi luôn quấn quýt, gọi cô là mẹ, đó là những món quà vô giá và cũng chính là động lực để cô tiếp tục phấn đấu. Cũng giống như cô Chuyên, cô Vũ Thị Dung - một cộng tác viên y tế thôn Nam Đàn, xã Quỳnh Bảo, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, người đã 5 năm nay gắn bó với những trẻ em khuyết tật bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam tại địa phương. Công việc tưởng như đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn bởi thực tế, không phải bất cứ người khuyết tật nào cũng có đủ lòng kiên nhẫn để theo đuổi đến cùng. Đã có không ít người nản chí, bỏ cuộc giữa chừng.
Hầu hết người khuyết tật có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người thân của họ phải lo bươn chải kiếm sống nên không đủ thời gian để giúp người khuyết tật tập luyện ngay cả ở nhà chứ chưa nói gì đến việc phải đưa đến trạm y tế. Vì vậy, chị vẫn quyết tâm đến từng gia đình thuyết phục, vận động và giải thích cặn kẽ để nhận được sự hợp tác của họ. Có nhiều trường hợp ban ngày đến không gặp, chị lại dành thời gian buổi tối để tìm đến, đến một lần không thuyết phục được, lần thứ 2, thứ 3..., chị lại kiên trì đến để mong họ hợp tác.
Với sự nhẫn nại và cảm hóa của mình, đa phần các trường hợp khuyết tật trong thôn của chị đã đồng cảm và hợp tác ngày càng tốt hơn. Lúc đầu, họ tưởng chị là người không làm nổi việc nhưng giờ đây, từ trẻ em khuyết tật đến người già bị bại não, sau một thời gian phục hồi, đa phần đều có sự tiến bộ và có khả năng tham gia làm những công việc trong gia đình, giảm được gánh nặng và nỗi đau bệnh tật.
Chính nhờ những người giàu nhiệt huyết, giáo dục trẻ khuyết tật bằng cả trái tim của người mẹ mà những năm qua, họ đã góp tay vào xoa dịu nỗi đau cho nhiều trẻ khuyết tật để họ có thể hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.
Cô giáo Chuyên trong giờ dạy trẻ khuyết tật. |
Gặp cô Nông Thị Chuyên đúng lúc cô đang nhận giao ca vào buổi chiều muộn tại Trung tâm Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh Bắc Kạn, cô Chuyên cho biết, việc trông giữ các em, đặc biệt là các em mới nhập trường là một việc hết sức khó khăn. Cùng với đó, việc nắm bắt tâm lý, phương pháp giáo dục, chăm sóc trẻ khuyết tật cũng gặp không ít trở ngại. Nhớ lại những ngày đầu mới nhận công tác tại trung tâm, cô Chuyên chia sẻ: Đến trung tâm, nhìn những ánh mắt ngây ngô của những đứa trẻ khiến cô không khỏi thương cảm và nguyện đem hết sức mình để giúp đỡ các em. Thế nhưng để có thể biến tình yêu thương đó thành hành động cũng không hề dễ dàng.
Qua 1 năm, việc hướng dẫn các em từ những vấn đề đơn giản như rửa mặt, ăn cơm, vệ sinh cá nhân, nhận biết con số, bảng chữ cái, đồng thời phục hồi chức năng cho các em cũng vẫn còn nhiều lúng túng. Mặc dù con còn nhỏ, chồng lại công tác xa nhưng cô đã quyết định theo học lớp đại học giáo dục đặc thù trong 3 năm với suy nghĩ chỉ có kiến thức mới có thể đem đến cho các em những điều tốt nhất. Có kiến thức, kỹ năng vững chắc, cô Chuyên cùng các đồng nghiệp đã cùng nhau vượt qua khó khăn, từng bước giúp trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
Không giống như những ngôi trường khác, công việc của cô Chuyên và các thầy cô giáo tại trung tâm không kết thúc sau 2 buổi lên lớp mà hầu hết thời gian trong ngày, các thầy, các cô đều dành cho các em. Việc chăm sóc, tắm rửa, ăn uống của các em đều do giáo viên đảm nhiệm. Cùng với đó, cô Chuyên cũng dành thời gian vui chơi, trò chuyện cùng học sinh.
Cô cho biết, đây là một việc quan trọng vì thông qua đó, giáo viên có thể hiểu được tâm lý của từng em và có cách giáo dục riêng đối với từng em. Trẻ khuyết tật thiệt thòi về cả trí tuệ lẫn thể chất nhưng tất cả các em đều cảm nhận được tình yêu thương chân thành và đó cũng chính là điều mà cô luôn tâm niệm. Với cô Chuyên, mỗi sự tiến bộ của các em là một niềm vui, động lực để cô vượt qua khó khăn, đạt nhiều thành tích trong công tác.
Từ trái tim đến trái tim, những tình cảm mà cô Chuyên dành cho trẻ khuyết tật đã giúp các em cảm nhận, nỗ lực vươn lên, học tập ngày một tiến bộ. Những đứa trẻ vốn chịu nhiều thiệt thòi luôn quấn quýt, gọi cô là mẹ, đó là những món quà vô giá và cũng chính là động lực để cô tiếp tục phấn đấu. Cũng giống như cô Chuyên, cô Vũ Thị Dung - một cộng tác viên y tế thôn Nam Đàn, xã Quỳnh Bảo, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, người đã 5 năm nay gắn bó với những trẻ em khuyết tật bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam tại địa phương. Công việc tưởng như đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn bởi thực tế, không phải bất cứ người khuyết tật nào cũng có đủ lòng kiên nhẫn để theo đuổi đến cùng. Đã có không ít người nản chí, bỏ cuộc giữa chừng.
Hầu hết người khuyết tật có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người thân của họ phải lo bươn chải kiếm sống nên không đủ thời gian để giúp người khuyết tật tập luyện ngay cả ở nhà chứ chưa nói gì đến việc phải đưa đến trạm y tế. Vì vậy, chị vẫn quyết tâm đến từng gia đình thuyết phục, vận động và giải thích cặn kẽ để nhận được sự hợp tác của họ. Có nhiều trường hợp ban ngày đến không gặp, chị lại dành thời gian buổi tối để tìm đến, đến một lần không thuyết phục được, lần thứ 2, thứ 3..., chị lại kiên trì đến để mong họ hợp tác.
Với sự nhẫn nại và cảm hóa của mình, đa phần các trường hợp khuyết tật trong thôn của chị đã đồng cảm và hợp tác ngày càng tốt hơn. Lúc đầu, họ tưởng chị là người không làm nổi việc nhưng giờ đây, từ trẻ em khuyết tật đến người già bị bại não, sau một thời gian phục hồi, đa phần đều có sự tiến bộ và có khả năng tham gia làm những công việc trong gia đình, giảm được gánh nặng và nỗi đau bệnh tật.
Chính nhờ những người giàu nhiệt huyết, giáo dục trẻ khuyết tật bằng cả trái tim của người mẹ mà những năm qua, họ đã góp tay vào xoa dịu nỗi đau cho nhiều trẻ khuyết tật để họ có thể hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo SKĐS