Những người thầy đặc biệt của người khuyết tật

2019-07-04 10:14:19 0 Bình luận
Gặp một người khiếm thính, đa số chúng ta đều lúng túng nếu cần giao tiếp bởi vì họ có cách nói riêng thông qua ngôn ngữ ký hiệu. Nên để hiểu họ, chúng ta cũng phải học cách nói ấy từ những chữ abc đầu tiên.
Lớp học tiếng Anh cho học sinh khiếm thính


Thầy Phạm Hữu Thịnh - giáo viên dạy tiếng Anh

Thầy Phạm Hữu Thịnh đã mô tả tâm trạng “hoảng loạn” trong suốt 2 tuần đầu, khi tiếp xúc với các em trong chương trình dạy tiếng Anh cho trẻ khiếm thính. Trong tầm mắt của thầy, các em “quơ tay múa chân” đến hoa cả mắt mà hai bên vẫn không thể hiểu nhau, thì làm sao mà dạy học?

Không nản chí, thầy Thịnh tự động viên mình phải cố gắng và kiên trì. Nhớ tại phương pháp trực quan sinh động mà mình đã được trải nghiệm ở các lớp dạy học của người nước ngoài, thầy chiếu bài học lên màn hình kết hợp với vô số trò chơi, hoạt động đội nhóm giúp các em hiểu bài sâu và nhanh. Thêm vào đó, thầy Thịnh còn học ngôn ngữ ký hiệu để bắt kịp suy nghĩ của các em. Lâu dần, thầy và trò ngày càng hợp ý, nên có những điều chẳng cần “nói” ra cũng được phối hợp rất nhịp nhàng.

Các em rất ham học, ham hiểu biết. Có em 15-16 tuổi, đem nguyên cái điều khiển tivi vào lớp, hỏi thầy từ stop (dừng), play (chơi) là gì? Có em chuyển giao diện facebook qua tiếng Anh rồi nhờ thầy dịch nghĩa của share (chia sẻ), tag (gắn thẻ) để vừa chơi vừa học. Điều đáng nói là những kiến thức trên đã rất quen thuộc đối với trẻ bình thường từ độ tuổi 6-7.

Chênh lệch trình độ khá nhiều khiến thầy Thịnh băn khoăn. Khiếm thính là lỗi của tạo hoá, nhưng quyền được học hành, được chăm sóc thì trẻ em nào cũng như nhau. Vì vậy, thầy Thịnh đã quyết định gắn bó lâu dài với các em thông qua dự án “Hear us now” (lắng nghe chúng tôi). Trong dự án này, các em được học ngoại ngữ, được dạy kỹ năng sống, hướng nghiệp và đào tạo nghề, để khi trưởng thành các em có thể tìm việc làm, nuôi sống bản thân và gia đình.
 

Thầy Phạm Hữu Thịnh - quản lý dự án "Hear us now"


Thông qua chương trình “Khoảnh khắc cuộc đời”, thầy Thịnh nhắn nhủ đến học trò của mình: “Nếu các em thích một ngôn ngữ hay kiến thức mới nào đó, các em hãy cố gắng đến cùng. Người lớn và thầy sẽ hợp sức lại để giúp các em”. Câu nói đã khẳng định trên hành trình xây dựng cuộc sống, các em sẽ không cô đơn, thế giới của các em không chỉ có chính mình mà còn có những người bạn, người thầy đến từ cộng đồng, kết nối các em vào vị trí mà các em xứng đáng được hưởng trong xã hội. Cố gắng của thầy Thịnh mỗi ngày khiến cho ngọn lửa tin yêu cuộc sống sẽ không bao giờ tắt trong tâm hồn trẻ thơ và trong lòng của các tình nguyện viên cùng tham gia dự án Hear us now.

Thầy Nguyễn Huy – Huấn luyện viên cầu lông cho người khuyết tật

Có một người thầy chăm lo về thể chất cho cộng đồng người khuyết tật được nhiều người biết đến, đó là thầy Nguyễn Huy – nhân vật của chương trình Khoảnh khắc cuộc đời tập 42.
 


Dạy thể thao cho người khuyết tật từ năm 1997 theo yêu cầu nhiệm vụ, đến năm 2003, thầy được mời ra Hà Nội huấn luyện cho đội tuyển thể thao khuyết tật cầu lông Việt Nam. Chính trong thời gian này, một sự kiện đã xảy ra khiến việc huấn luyện cho người khuyết tật không còn là nhiệm vụ mà đã trở thành tâm huyết của thầy Huy.

Trong một buổi tập huấn, khi các vận động viên không hoàn thành định mức giáo án yêu cầu, thầy đã tức giận ném chiếc đồng hồ huấn luyện xuống sàn đấu. Thái độ nôn nóng đó, nảy sinh do vô tình đặt tiêu chuẩn rèn luyện của người bình thường lên người khuyết tật, khiến thầy lo lắng mình đã làm tổn thương người học. Ấy vậy mà trò mừng lắm. Mừng vì nhận được thái độ quan tâm nghiêm túc, mừng vì trong suy nghĩ của thầy, họ không phải là người khuyết tật.

Luyện tập thể thao bình thường đã khó, luyện tập để đạt thành tích trong các giải thi đấu đỉnh cao lại càng là một hành trình gian khổ, thậm chí có người đã không thể đi đến mục tiêu cuối cùng. Người khuyết tật phải chiến thắng chính mình, vượt qua ngưỡng chịu đựng của người bình thường và ngưỡng chịu đựng của chính họ mới có thể thành công.

Trong số những học viên bộ môn cầu lông mà thầy Huy huấn luyện, có một vận động viên đã kiên trì mài giũa suốt 6 năm, sau khi thua đối thủ người Malaysia tại Para games (Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á) Việt Nam 2003, để trở thành người chiến thắng trong trận chung kết không cân sức tại Para games 2008. Thể thao đã giúp vận động viên ấy tìm lại sức mạnh và niềm tin vào bản thân. Giờ phút anh trở thành quán quân cuộc thi, giành lại vinh quang cho đất nước, cũng chính là khoảnh khắc cuộc đời tuyệt vời và tự hào nhất của thầy Nguyễn Huy.
 

Đoàn thể thao Việt Nam tại Asian Para Games - 2008


Phía sau những thành tích đỉnh cao luôn có hình bóng của người thầy, sự đam mê và quá trình luyện tập của học viên. Trong đó, người thầy có vai trò như một đòn bẩy giúp cho vận động viên của mình rèn luyện “sâu” về mục tiêu, về độ chuyên cần và ý chí trong hoạt động thể thao. Thầy cũng chính là kim chỉ nam định hướng chiến lược luyện tập, chiến lược tâm lý… đưa vận động viên đi đến thành công cuối cùng.

Trong cả hai câu chuyện, rõ ràng việc gắn bó với người khuyết tật không phải là mục tiêu ban đầu mà những người thầy của chúng ta đề ra. Nhưng chuyển biến trong nhận thức về mục đích giáo dục đã nâng nghề dạy học cho người khuyết tật lên tầm cao và trở thành sự nghiệp “giáo dục cho những đối tượng yếu thế trong xã hội”. Họ, những người thầy, đã trao cho học trò của mình cơ hội học tập bình đẳng, hy vọng vào tương lai tươi sáng và quan trọng nhất là niềm tin vào chính bản thân mình.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
2025-05-19 10:28:51

Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn

Sắp xếp, hợp nhất các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là một bước tiến quan trọng của lịch sử trong công tác tổ chức bộ máy và hoạt động của MTTQ Việt Nam. Đây không chỉ là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng mà còn là một bước chuyển mình của tất yếu khách quan và phù hợp với thực tiễn cách mạng hiện nay, qua đó góp phần củng cố hơn nữa vị thế của MTTQ Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
2025-05-19 10:24:16

SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.
2025-05-19 10:11:50

Quần thể Khu du lịch sinh thái và đô thị Bà Nà - Suối Mơ được đầu tư 52 nghìn tỷ đồng

Ngày 16/5/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 946/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư để điều chỉnh Dự án Quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ. Quyết định phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính, ý kiến thẩm định của các Bộ và UBND thành phố Đà Nẵng.
2025-05-19 10:08:08

Gần bốn thập kỷ mới hoàn thành xong bức họa Bác Hồ

Bức họa mà tôi muốn kể sau đây, chính là bức tranh sơn mài “Ông Ké Kách mệnh về Pác Bó năm 1941” (khổ 83 cm x 119 cm) do họa sĩ Thế Vỵ thể hiện đã được công chúng mê hội họa ghi nhận, bằng giải thưởng Huy chương Bạc trong Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1995 (không có Huy chương Vàng).
2025-05-19 08:34:34

Nguyên Thứ tưởng Bộ Quốc phòng và một nhiệm vụ đặc biệt với Bác Hồ

Thông qua những công việc và sứ mệnh mà mình đã thực hiện, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, không chỉ giữ gìn ký ức về Bác Hồ mà còn tiếp nối tinh thần yêu nước và lòng biết ơn sâu sắc đối với người cha già của dân tộc. Những ký ức ấy, giờ đây, không chỉ là của riêng ông mà còn là của cả dân tộc Việt Nam, như một minh chứng sống động cho tình cảm và lòng kính trọng mà chúng ta dành cho Bác Hồ - người đã cống hiến trọn đời cho độc lập và tự do của Tổ quốc.
2025-05-19 08:05:07
Đang tải...