Những người khuyết tật tiêu biểu ở Việt Nam
“Hãy biết cách tự để giúp lấy mình, đừng chờ người khác!” - Đó là câu nói của Nguyễn Thảo Vân, Giám đốc Trung tâm Nghị Lực Sống. Chỉ là câu nói quá đỗi bình thường nhưng với một người khuyết tật như Thảo Vân thì rất đáng được biểu dương, khen ngợi về ý chí tự lực vươn lên, khắc phục khó khăn về thể chất và tinh thần để tồn tại trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
Chị Nguyễn Thảo Vân - Giám đốc Trung Tâm Nghị Lực Sống
Nguyễn Thảo Vân sinh ra ở một vùng quê nghèo tỉnh Nghệ An, cô là em gái của
hiệp sỹ CNTT Nguyễn Công Hùng (đã
qua đời). Chung số phận giống như anh của mình, Vân càng lớn, cơ thể càng teo lại,
đôi chân cứ thế nhỏ dần đi, và yếu đến mức không thể di chuyển được.
Dù cơ thể
không lành lặn, ngoài thời gian lo cho công việc Thảo Vân thường
tranh thủ thời gian để đi làm từ thiện và tham gia các chương trình tình nguyện.
Tấm gương của cô đã trở thành thần tượng cho rất nhiều bạn trẻ noi theo.
Tấm gương sáng thứ hai, là nghị lực phi thường chàng trai
Chu Quang Đức, sinh ra với đôi chân không lành lặn, cơ thể teo tóp nhưng anh đã
trở thành giáo viên trường Mê Linh, Hà Nội.
Thầy Chu Quang Đức cùng các em học sinh
Sinh ra và lớn lên trong một
gia đình nông nghiệp, bố là cựu chiến binh, không may do ảnh hưởng của chất độc
màu ca cam vì thế dù đã hơn 30 tuổi mà anh Đức chỉ cao 1,1m và nặng 27kg.
Nhưng cuộc sống luôn công bằng, không cho ai tất cả và cũng không lấy đi của ai
tất cả. Thiếu hụt về hình thể nhưng trí lực và nghị lực của anh thì thật phi
thường.
Không muốn cha mẹ phải buồn về mình, anh đã quyết tâm học tập, rèn luyện để thi đỗ vào trường đại học Sư phạm Hà Nội 2. Trong suốt 4 năm học, Chu Quang Đức là sinh viên duy nhất của khoa Tin học được nhận học bổng sinh viên nghèo vượt khó học giỏi và là 1 trong 10 sinh viên khoa Tin đạt 10 điểm tốt nghiệp khóa luận. Đồng hành với anh trong suốt hơn 20 năm ròng cắp sách tới trường ấy không ai khác chính là cha của anh ông Chu Quang Chiến. Và giờ đây khi đã là giáo viên bộ môn Tin học của trường THPT Mê Linh, người chiến sĩ năm sưa nay lại cùng đứa con trai bé nhỏ của mình tiếp tục chiến đấu với số phận. Điều duy nhất ông lo lắng và trăn trở là một ngày mai khi tuổi cao sức yếu, không thể đưa được con trai đi dạy được nữa.
Chắc hẳn nhưng ai đam mê thể
thao thì không thể không biết đến hai vận động viên khuyết tật Phạm Hồng Thức
và Hoàng Hồng Kiên (Hà Nội), được nhiều người biết đến là “cặp đôi hoàn hảo”của
NKT.
Vợ chồng Hoàng Hồng Kiên - Phạm Hồng Thức bên con trai
“Đừng để khó khăn cản trở tương lai“ – câu
nói của Hoa hậu người khuyết tật Việt Nam Nguyễn Thị Ánh Ngọc. Bị cong vẹo cột
sống bẩm sinh, Ánh Ngọc phải ngồi xe lăn từ nhỏ. Cô gái quê Hải Dương này chưa
từng từ bỏ con đường học tập và thi đỗ vào Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
Ngoài thu xếp học tập, trên cương vị hoa hậu Người khuyết tật Việt Nam, Ngọc
tham gia nhiều sự kiện xã hội, giao lưu với sinh viên, công nhân… lan tỏa và
trao truyền cảm hứng vươn lên trong cuộc sống cho tất cả mọi người.
Hoa hậu khuyết tật Ánh Ngọc
Cùng số phận với thầy giáo Chu Quang Đức, chàng trai
với cơ thể chưa đến 27kg Nguyễn Sơn Lâm – Giám đốc thành thạo
3 ngoại ngữ, sinh ra trên đất mẹ Quảng
Ninh, bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, anh đã bị dị tật ở hệ xương, chân
tay mềm yếu, cứ gượng đứng dậy là lại ngã sõng xoài, khiến đầu và mặt luôn sây
sát, nhiều khi bật cả máu.
Lên 5 tuổi, trong khi các bạn đi mẫu giáo, làm quen với con chữ, con số thì Lâm phải ngồi nhà bởi chân tay anh kém phát triển, răng cứ mọc rồi lại rụng khiến việc phát âm vô cùng khó khăn. Nhìn ánh mắt buồn tủi của con trai, người mẹ không kìm nổi lòng mình. Bà cố gắng sưu tầm sách báo nói về những tấm gương vượt khó và hằng đêm lại kể cho con nghe với hy vọng xua tan mặc cảm tật nguyền ở Lâm. Sơn Lâm cũng nhờ thế mà có thêm niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Đến năm lớp 12, Lâm thi đỗ liền 2 trường đại học: Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (Khoa tiếng Anh) và Đại học dân lập Phương Đông (Khoa tiếng Nhật). Đam mê các môn ngoại ngữ, Lâm còn học thêm cả tiếng Pháp. Hiện tại, anh là giám đốc một công ty lớn và luôn cố gắng hoàn thiện hơn nữa bản thân để trở thành một diễn giả nổi tiếng.
Với cơ thể chưa đầy 27kg và cao khoảng 90cm, Sơn Lâm đã từng chinh phục nóc nhà Đông Dương - đỉnh Phan xi păng và luôn tự tin mình có thể chinh phục được nhiều đỉnh cao nữa trong cuộc sống.
Anh Sơn Lâm chinh phục đỉnh Phan xi păng
…
Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những tấm gương khác, mặc dù họ có thể thiếu chân, thiếu tay, cơ thể không phát triển được, thậm chí có những người bị bại liệt nửa người… nhưng họ vẫn lạc quan, vượt qua số phận, bỏ qua sự mặc cảm, tự ti, đứng lên trên đôi chân "tinh thần" của mình để ổn định cuộc sống, trở thành người có ích cho xã hội, cho cộng đồng và là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.