Niềm vui của thầy giáo cùng học trò đánh giậm bắt cá để... được đi học

2016-02-10 20:49:16 0 Bình luận
“Nếu được chọn lại, tôi sẽ vẫn chọn nghề lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai. Chỉ cần có một trái tim yêu thương thì sẽ có biết bao niềm vui và hạnh phúc đang vẫy tay chào mình ở phía trước”, người thầy đứng trên bục giảng 40 năm chia sẻ.

Thầy Quách Đình Mã - cựu giáo viên trường Tiểu học Đông Tân (Đông Hưng, Thái Bình) được biết đến là một người thầy luôn hết lòng vì học sinh. Thầy Mã chia sẻ: “Niềm vui lớn nhất của người theo nghiệp gõ đầu trẻ trong dịp Tết đến xuân về này có lẽ là được gặp lại những cô cậu học trò cũ. Năm nào cũng vậy, cứ sáng mùng 3 Tết là nhà mình nhộn nhịp kẻ ra, người vào, toàn là học sinh cũ tới thăm”.

Thầy Quách Đình Mã - cựu giáo viên tại trường Tiểu học Đông Tân (Đông Hưng, Thái Bình) 

Giờ đây, đã về hưu nhưng khi nhắc tới trường lớp, ánh mắt và gương mặt thầy Quách Đình Mã vẫn luôn ánh lên niềm tự hào. Hướng đôi mắt về phía xa xăm thầy nói: “Những ngày đầu xuân năm mới, điện thoại tôi đổ chuông liên tục. Toàn là cuộc gọi của học sinh cũ với những lời chúc Tết tuy quen thuộc nhưng ấm áp lạ thường. Có những cậu học trò còn hỏi những câu dễ thương như: “Thầy ơi, thầy nhận ra con là ai không?” Thế rồi, chúng lại nói những câu giận dỗi: “Con biết là thầy đã quên con mà”, rồi chúng buôn đủ thứ chuyện, thầy trò lại cười ngặt nghẽo với nhau. Hạnh phúc với nghề chỉ đơn giản thế thôi”.

Thầy Mã chia sẻ, thầy đến với nghề giáo bởi muốn dùng chút  sức lực của mình, mang tới cho bọn trẻ nơi vùng quê nghèo khát chữ những tri thức mới của nhân loại, chắp cho chúng đôi cánh tập bay, dạy cho chúng những ước mơ cao đẹp hi vọng cuộc sống sau này của chúng bớt   vất vả.

“Làm nghề giáo ở vùng nông thôn cũng có những sự ấm ấp và độc đáo riêng biệt vì phần lớn các em đều rất chân thành, giản dị. Những ngày Tết thế này, các cu cậu thường hay lấp ló ngoài cổng nhà thầy, rồi đẩy nhau vào trước vì xấu hổ. Chúng mang tới cho thầy nào bánh chưng, nào cân khoai...toàn những thứ nhà làm được. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ làm trái tim của một người cha, một người lái đò rưng rưng bao cảm xúc”, thầy Mã xúc động nói.

 
 

 

Gắn bó với nghề gần 40 năm, biết bao chuyến đò đã qua sông, biết bao học trò đã vươn tới mơ ước của mình có lẽ đó là niềm tự hào lớn nhất của người thầy vùng quê lúa. 

Thầy Quách Đình Mã cùng con gái cũng theo nghề giáo 

“Còn nhớ, vào những năm 1960 Thái Bình còn nghèo lắm, nhiều gia đình cơm cũng chẳng đủ ăn, còn phải ăn độn củ khoai, củ ráy. Tôi có một cậu học trò rất thông minh, chịu khó. Ngặt một nỗi nhà lại nghèo, một hôm chờ các bạn về hết, cu cậu nán lại bước lên gặp mình bằng đôi mắt rưng rưng, tiếc nuối và xin nghỉ học vì nhà nghèo quá. Thú thực, lúc ấy khi nghe cu cậu nói mình như sét đánh ngang tai. Đau đớn, nuối tiếc khi nghĩ rằng một cậu bé như thế sẽ phải nghỉ học. Nếu được dạy dỗ, được học hành, cu cậu nhất định sẽ là nhân tài.

Rồi, tôi động viên con ngày mai cứ tới lớp, thầy sẽ nghĩ cách giúp con. Cả ngày hôm ấy, tôi đứng ngồi không yên vì chưa nghĩ ra cách gì giúp cu cậu. Đưa cu cậu về nhà nuôi? Không thể được vì mấy đứa con mình cơm ăn còn chưa no làm sao lo cho cu cậu được. Để cu cậu nghỉ học? Cũng không thể được vì như thế tôi sẽ có lỗi với tương lai của cu cậu.

Băn khoăn mãi, hôm sau lên lớp tôi hô hào các học sinh khác mỗi người ủng hộ cu cậu một nắm gạo. Rồi ngày ngày, sau giờ lên lớp, hai thầy trò ra đồng đánh giậm, bắt cá ra chợ bán. Cứ thế, cu cậu cũng lớn dần, rồi cuối cùng cậu cũng chọn theo nghề giáo và giờ đây cũng là hiệu trưởng một trường cấp ba nổi tiếng tại Thái Bình. Đó có lẽ là niềm an ủi, động viên lớn nhất của nghề giáo”, thầy Mã kể.

Tôi chợt hỏi: “Nếu thời gian quay trở lại, thầy vẫn chọn nghề giáo chứ?”. Thầy Mã nhìn tôi bằng ánh mắt đầy trìu mến, thân thương: “Tôi chưa bao giờ hối hận vì đã đi con đường này. Nếu được chọn lại, tôi sẽ vẫn chọn nghề lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai. Tuy không ít khó khăn, vất vả nhưng chỉ cần có một trái tim yêu thương, chia sẻ một lòng nhiệt huyết với nghề thì sẽ có biết bao niềm vui và hạnh phúc đang vẫy tay chào mình ở phía trước”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ

Chiều 13/7, trong chương trình công tác tại Cần Thơ, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Cần Thơ.
2025-07-14 09:52:35

Đoàn công tác tỉnh Phú Thọ và hành trình tri ân dọc miền đất lửa

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Đoàn công tác tỉnh Phú Thọ tổ chức hoạt động tri ân tại Hà Tĩnh và Quảng Trị, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với các Anh hùng liệt sĩ.
2025-07-14 09:17:29

Hành trình tìm lại ký ức về một thời hoa lửa

Từ ngày 7 đến 9/7/2025, Tạp chí Hòa Nhập đã tổ chức chương trình “Hành quân về chiến trường xưa” với sự tham gia của hơn 120 đại biểu là thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, thanh niên xung phong cùng đại diện các đơn vị, doanh nghiệp.
2025-07-14 01:26:47

Bí mật đằng sau màn drift đỉnh cao của sĩ quan Cảnh vệ

Gần đây, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng mạng xã hội, cộng đồng mạng vô cùng phấn khích, mãn nhãn trước tình huống xử lý nghiệp vụ bảo vệ yếu nhân của cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ với màn quay xe đỉnh cao trong Chương trình “Vinh quang CAND Việt Nam” tại TP Hồ Chí Minh tháng 6/2025 và chương trình biểu diễn phục vụ Khai mạc Hội thao CAND năm 2024 tại Đà Lạt, Huế, Phú Thọ. Nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều kỹ năng của CBCS điều khiển phương tiện nghiệp vụ thuộc Phòng Hậu cần - Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.
2025-07-13 22:27:00

“Một thời Quảng Trị”: Hồi ức của người lính, dấu ấn một thời trận mạc

Mỗi khi tháng Bảy về, nơi chiến trường xưa Quảng Trị lại đón bước chân lặng lẽ của một người lính từng vào sinh ra tử – Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu. Với ông, những địa danh như Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, hay dòng Thạch Hãn không đơn thuần là tên gọi, mà là ký ức máu thịt về một thời đạn bom, một thời chiến đấu và cống hiến không tiếc tuổi xuân cho Tổ quốc. Cuộc đời ông, từ người lính trẻ đến vị tướng trí thức, và cuốn hồi ức "Một thời Quảng Trị" đã trở thành một phần di sản quý báu, soi chiếu cho thế hệ hôm nay về sự hy sinh và khát vọng hòa bình.
2025-07-13 19:50:40

Về Thành cổ thăm đồng đội: "Máu xương các anh đã hóa đất lành"

Tháng Bảy, dòng người trên khắp cả nước lại tìm về Quảng Trị, về với Thành cổ - mảnh đất thiêng liêng thấm đẫm máu đào của biết bao thế hệ cha anh. Trong dòng người ấy, có những người lính già, tóc đã điểm sương, trở về thăm lại chiến trường xưa, thăm những người đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Với họ, mỗi tấc đất, mỗi ngọn cỏ ở Thành cổ đều là máu thịt, là ký ức không thể nào quên về một "mùa hè đỏ lửa".
2025-07-13 19:34:43
Đang tải...