Nụ cười chiến thắng mãi còn đó…

2020-04-18 22:05:00 0 Bình luận
Nụ cười rạng rỡ, hiên ngang của cô nữ sinh tại tòa án của chính quyền Việt Nam Cộng hoà cách đây 52 năm đã trở thành một biểu tượng đẹp của tinh thần lạc quan cách mạng. Nụ cười ấy đã được một nhiếp ảnh gia người Nhật Bản ghi lại trong một bức ảnh đã trở thành nổi tiếng với dòng chú thích "Nụ cười chiến thắng".

 

 

 

Tiếp nối truyền thống cách mạng của gia đình

Được thừa hưởng truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng kiên trung từ quê hương Bến Lức, tỉnh Long An, người chiến sĩ cách mạng Võ Thị Thắng luôn kiên cường, gan dạ đấu tranh, không chịu khuất phục trước bạo lực, cường quyền của kẻ thù. Trong nhiều năm, bà Võ Thị Thắng bị tra tấn, giam cầm dưới nhà tù của chế độ Sài Gòn, bị đầy đọa từ nhà lao Thủ Đức đến khám Chí Hòa, từ nhà lao Tân Hiệp, Hố Nai đến nhà tù Côn Đảo. Với bà, nhà tù là trường học lớn để rèn luyện ý chí, lòng trung kiên và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng.

Bà Võ Thị Thắng. Ảnh: Internet

Bà Võ Thị Thắng quê ở xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Bà là con út của 10 anh em nên sau này đi hoạt động cách mạng bà có bí danh là Út Hiền. Từ khi còn nhỏ bà đã giúp cha mẹ đưa cơm, nuôi giấu cán bộ. Năm 13 tuổi, bà lên Sài Gòn học ở Trường Gia Long, năm 16 tuổi bà tham gia tổ chức cách mạng “Hội liên hiệp Thanh niên học sinh sinh viên giải phóng đặc khu Sài Gòn - Gia Định”. Học xong lớp đệ nhị, bà được giao nhiệm vụ vận động cách mạng trong phong trào công nhân. Hằng ngày, bà đi làm thuê để tự nuôi sống mình và xây dựng cơ sở hoạt động, giác ngộ và xây dựng nòng cốt trong công nhân, tham gia diệt ác, phá kìm.

Thời gian này bà được giao nhiệm vụ điều tra quy luật hoạt động của tên Trần Văn Đỗ và tổ chức ám sát hắn. Trần Văn Đỗ là Trưởng phường Phú Lâm, quận 6, Sài Gòn nhưng thực chất là tên mật vụ chỉ điểm có nhiều nợ máu với nhân dân. Ngày 27/7/1968, sau khi nắm tình hình địch, bà cải trang để đột nhập vào nhà tên Đỗ cùng với hai đồng chí yểm trợ vòng ngoài. Hôm đó khác với thường lệ, tên Đỗ đi ngủ sớm, bà tiến thẳng đến giường tên Đỗ lên đạn bắn hai lần nhưng cả hai phát súng đều không nổ. Thấy động, tên Đỗ tỉnh dậy, bà bắn lần thứ ba nhưng không trúng. Cảnh sát ập đến bắt bà. Suốt đêm đó và mấy ngày sau chúng tra tấn bà một cách dã man bằng nhiều cách: tra điện, đóng đinh vào ngón tay nhưng bà quyết không khai báo.

Nụ cười chiến thắng!

Trong ký ức của những chiến sỹ cache man thời kỳ chống Mỹ cứu nước, sự kiện ngày 2/8/1968 như vẫn còn nguyên vẹn với hình ảnh của cô nữ sinh Võ Thị Thắng, trường Gia Long, Sài Gòn, nhỏ nhắn nhưng đầy kiêu hãnh khi nghe Tòa án quân sự của chính quyền Sài Gòn tuyên án 20 năm tù. Không hề run sợ mà cô tỏ ra bình thản, tự tin, nở nụ cười lạc quan, nói với những kẻ xét xử rằng: “Liệu chính quyền của các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?”. Ông Hoàng Đôn Nhật Tân, nguyên Trưởng ban Tuyên huấn Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, nhớ lại: "Hình ảnh bà Thắng và nụ cười của bà trước tòa án của chế độ Sài Gòn đã trở thành biểu tượng của tinh thần bất khuất của tuổi trẻ Sài Gòn. Nụ cười đó được công luận trong nước và quốc tế và Thành Đoàn cũng như tuổi trẻ thành phố coi đó là hình tượng để nêu cao lên khí phách của tuổi trẻ trước kẻ thù."

Nữ sinh Võ Thị Thắng trong bức ảnh nổi tiếng. Ảnh: Internet

52 năm trước, nụ cười Võ Thị Thắng là biểu tượng của tinh thần chiến đấu anh dũng của những người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và nay, nụ cười đó vẫn rạng rỡ, trở thành niềm tự hào, động lực tiếp thêm sức mạnh, nhiệt huyết cho thế hệ trẻ Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, bà Võ Thị Thắng là một mẫu hình phụ nữ hiện đại đã tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, là một tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo. Ngày 22/8/2014, người Đảng viên Cộng sản kiên trung, bất khuất Võ Thị Thắng đã ra đi nhưng nụ cười lạc quan của cô nữ sinh Võ Thị Thắng thuở đôi mươi năm nào vẫn luôn là hình tượng tiêu biểu cho khí phách của phụ nữ Việt Nam, như nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã viết: “Nụ cười Võ Thị Thắng mãi mãi bất tử với non sông Việt Nam.”.

Sau ngày hòa bình lặp lại, đất nước được thống nhất (30/4/1975) khi ở Thành đoàn rồi Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, bà vừa mải mê công tác vừa nuôi dạy hai con nhỏ, vừa tiếp tục học văn hóa để bù đắp những năm tháng hoạt động bí mật bị tù đầy và để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Bà đã tốt nghiệp khoa sử, trường Đại học Tổng hợp, trường Đại học Pháp lý và Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Với sự phấn đấu và quá trình công tác của mình, bà Thắng được giao nhiệm vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, được trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng từ khóa VIII, đại biểu Quốc hội các khóa IX, X và nay là Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, đại biểu Quốc hội khóa IX, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Cu ba.

Bức tranh thêu trong tù…

Bức tranh “Chùa Một Cột” được thêu trong nhà tù Côn Đảo năm 1972 là của bà Võ Thị Thắng, cựu tù chính trị bị tòa án binh quân sự Mỹ kết án 20 năm tù khổ sai. Sau khi địch tuyên án, bà bị giam cầm ở nhiều nhà lao: Thủ Đức (tháng 8-1968), khám Chí Hòa (tháng 7-1969), nhà lao Tân Hiệp (năm 1971), Côn Đảo (năm 1972). Trong tù bà vẫn tiếp tục hoạt động, sinh hoạt Đảng, được bà em tín nhiệm bầu vào ban lãnh đạo phòng giam, ban đấu tranh, trưởng ban xung kích, trưởng ban thanh niên…

Bức tranh thêu “Chùa Một Cột”. Ảnh: Internet

Về bức thêu “Chùa Một Cột”, bà kể: Bà chưa một lần ra miền Bắc, chưa được thăm chùa Một Cột nhưng qua những tấm hình chụp, vẽ về ngôi chùa này bà đã hình dung và thêu bức “Chùa Một Cột” với tấm lòng luôn hướng về miền Bắc, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Bức thêu “Chùa Một Cột” là tâm huyết của bà trong những năm tháng bị giam cầm. Ở trong tù những lúc không bị tra tấn hoặc lao động cải tạo, bà lại chọn nơi có ánh sáng gần cửa sổ để thêu. Nhiều lúc thiếu ánh sáng bà vẫn cố hình dung từng mũi kim, sợi chỉ. Bà phải giấu bức thêu mỗi khi có cai ngục đi tuần tra, kiểm soát. Bức thêu “Chùa Một Cột” của một người con gái không bao giờ khuất phục kẻ thù phải mất gần một năm mới hoàn thành, trong một hoàn cảnh đặc biệt.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Hợp tác xã Cựu chiến binh Vạn Xuân Trường kỷ niệm 10 năm thành lập

Hợp tác xã (HTX) Cựu chiến binh (CCB) Vạn Xuân Trường là mô hình được thành lập theo Luật HTX năm 2012, qua 10 năm hoạt động đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế tập thể, là HTX tốp đầu của tỉnh Nam Định về sản xuất kinh doanh.
2024-11-22 09:34:27
Đang tải...