Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Nhân chứng sống của đoàn quân ngày ấy

2025-03-03 06:30:00 0 Bình luận
Tạp chí điện tử Hòa Nhập trân trọng giới thiệu bài viết của cựu chiến binh Phạm Trung Bính, Trung đoàn 812, F324, Quân khu 4 về một vị tướng mà ông ngưỡng mộ cũng như những ký ức của ông về những trận chiến ông đã trải qua.

Suốt 60 năm binh nghiệp, Tướng Hiệu không bao giờ quên những đêm hành quân trong khói lửa mịt mùng, những ngày ẩn sâu trong lòng đất mẹ để che mắt quân thù, những giờ phút lặng phắc, nín thở chờ giặc tới tưởng như trái tim cùng thời gian ngưng lại. Ông cũng không quên những trận chiến đấu quả cảm, thiêu cháy quân thù bằng ngọn lửa căm hờn, niềm vui vỡ òa khi lá cờ chiến thắng tung bay trên căn cứ địch... và cả những giọt nước mắt nghẹn ngào khi lặng lẽ tiễn đưa đồng đội về nơi an nghỉ.

Thượng tướng - Viện sĩ – Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Nguyên UVTW Đảng - Nguyên Thường Vụ Quân ủy TW- Nguyên Thứ Trưởng Bộ Quốc phòng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tôi vinh dự được tham gia 4 chiến dịch lớn - Mậu Thân 1968, Đường 9 Nam Lào 1971, Hè đỏ lửa 1972 và chiến dịch Hồ chí Minh toàn thắng (30/4/1975), với 67 trận đánh lớn nhỏ. Nhưng trận đánh, mà tôi nhớ nhất chính là trận đánh mở màn chiến dịch Hè năm 1972 - Trung đoàn Triệu Hải  chúng tôi nhận nhiệm vụ đánh chiếm cứ điển 544 (Pu Lơ), “mở cửa” hướng Tây Bắc và Tây Nam  cho chiến dịch. Khi ấy, tôi là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 - Tiểu đoàn chủ công của Trung đoàn 27, của Mặt trận B5 (đồng chí Hoàng Kỳ là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 2 cùng phối hợp tác chiến).

Cài thế trận xong, Tiểu đoàn 3 do tôi phụ trách - Sở trường đánh luồn sâu, nên được giao nhiệm vụ bí mật luồn sâu theo trục đường xe địch di chuyển để đánh chia cắt địch. Tôi đã đưa từng đơn vị nhỏ tiếp cận gần địch. Đêm 29, rạng sáng 30/4/1972, toàn bộ đội hình tiểu đoàn đã cài sẵn trên trục đường mà xe tăng địch thường lên căn cứ 544 (địch gọi là Fulơ). Địa bàn này chúng tôi đã nhiều lần đánh tuyến phòng ngự, nhưng lần này quyết định đánh chia cắt, đánh từ phía sau. Tiểu đoàn 3 của tôi đã cài xong trận địa, nằm chờ giờ G của mặt trận, quy định 11h30 mới được nổ súng. Nhưng khoảng 9 giờ sáng, chúng tôi phát hiện một đoàn xe tăng và nhiều lính địch hành quân lên hướng căn cứ 544 để thay quân và khoảng 10 giờ, địch đã nằm gọn trong đội hình phục kích của Tiểu đoàn tôi. Vì thời cơ đã đến, cần phải hành động ngay. Tôi xin ý kiến mặt trận được nổ súng trước giờ G. Và chỉ sau khoảng 35 phút, chúng tôi đã tiêu diệt toàn bộ xe tăng cùng tiểu đoàn địch, hoàn toàn làm chủ trận địa, tạo thời cơ để Tiểu đoàn 2 cùng các đơn vị đánh tiêu diệt cứ điểm 544, mở toang “cánh cửa” ở phía Bắc và phía Tây Nam, mở màn cho chiến dịch, tạo điều kiện cho nhân dân huyện Cam Lộ, Gio Linh nổi dậy giành quyền, làm chủ thế trận hoàn toàn từ Bắc Đường 9 ra sông Bến Hải, cầu Hiền Lương.

Sau đó, cả Trung đoàn và Tiểu đoàn 3 chúng tôi được lệnh cơ động vượt qua Cửa Việt về đánh phía Đông, thực hiện đánh vu hồi, đánh chia cắt, nhanh chóng tạo điều kiện cho hai huyện Hải Lăng,Triệu Phong nổi dậy làm chủ, giải phóng hai huyện này và góp phần vào giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị (ngày 01/5/1972). Trung đoàn chúng tôi được tuyên dương đơn vị anh hùng, mang tên Trung Đoàn Triệu Hải anh hùng (tên của hai huyện). Năm 1973, tôi được tuyên dương Anh hùng vũ trang, khi đó tôi là Trung đoàn Phó, Trung đoàn Triệu Hải anh hùng.

Suốt cuộc đời, tôi sẽ không bao giờ quên một thời đạn bom Quảng Trị anh hùng, nhưng cũng ngấm thương đau. Trên mảnh đất ấy, hiện nay đã có 72 nghĩa trang, chưa kể các nghĩa trang ở bìa rừng, dọc sông, suối hay trong Thành Cổ chưa quy tụ được hết liệt sỹ. Dù chiến tranh đã lùi xa năm thập kỷ. Riêng Trung đoàn tôi, để được tuyên dương là Trung đoàn anh hùng đã phải có 2.500 cán bộ chiến sỹ hy sinh. Sự hy sinh để đất nước được hòa bình như ngày hôm nay là vô giá và không thể kể hết.

Và trận đánh, in dấu suốt cuộc đời tôi, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Tôi còn nhớ ngày 18/3/1975, lúc đó tôi là Trung đoàn trưởng, Trung đoàn 27 (nguyên Trung Đoàn Triệu Hải anh hùng), thuộc Sư đoàn 320B, Quân đoàn 1, Binh đoàn Quyết thắng, nhận nhiệm vụ đưa cả Trung đoàn hành quân bằng cơ giới từ Tam Điệp (Ninh Bình) vào tập kết tại Đông Hà (Quảng Trị), dự bị cho giải phóng Huế và Đà Nẵng.

Ngày 26/3/1975, thành phố Huế đã giải phóng. Ngày 29/9/1975, thành phố Đà Nẵng giải phóng.

Trung đoàn nhận lệnh, tiếp tục hành quân vào theo đường Trường Sơn, với quân số của Trung đoàn khoảng 2.000 quân và được tăng cường phối thuộc thêm, lên gần 3.000 người. Chúng tôi hành quân đến đèo ăng Bun phía tây của Thừa Thiên Huế thì 15 oắt của Trung đoàn nhận được bức điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới giải phóng Miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”. Anh em chiến sỹ đã hành quân nhiều ngày chịu đựng đầy khó khăn, gian khổ, rất mệt nhọc. Nhưng khi nhận được mệnh lệnh này, tôi truyền đạt cho toàn bộ cán bộ, chiến sỹ nghe. Tất cả đều bừng tỉnh khí thế, quên hết mệt nhọc, tiếp tục hành quân suốt 12 ngày đêm liên tục. Trên đường hành quân, chúng tôi chủ yếu ăn gạo rang, lương khô, đồ hộp, uống nước suối. Nhưng đã vào được đến Đồng Xoài tập kết quân.

Sáng ngày 26/4/1975, Trung đoàn bắt đầu nổ súng, tiến công vào Tân Uyên và trục đường 16, Bình Cơ. Đánh địch ở Tân Uyên, chúng tôi bắt được tù binh, đưa lên xe và bắt chúng dẫn đường tiến quân, theo trục đường đất đỏ tiến công đánh vượt qua Tân Uyên, qua Bình Chuẩn. Tối 29/4/1975, toàn bộ Trung đoàn đã vào tới Búng, cách Lái Thiêu 10 km. Theo hợp đồng của mặt trận, trong khu vực này, có cơ sở cách mạng, nếu đọc mật khẩu “Hồ Chí Minh" ba lần, mà đáp lại ba lần "muôn năm” là đúng cơ sở Cách mạng của ta. Đêm hôm đó khoảng 19 giờ tối, tôi và đồng chí Trịnh Văn Thư, Chính ủy Trung đoàn, cùng tổ trinh sát, phát hiện ở trong khu vực Búng, có một ngôi nhà lá với ánh đèn dầu lúc sáng, lúc mờ. Khi ấy, tôi phán đoán, đây có thể là cơ sở cách mạng và đã cùng anh em vòng qua khu nghĩa địa vào tiếp cận ngôi nhà. Tôi cho trinh sát vào phát tín hiệu “Hồ Chí Minh” ba lần. Một lát sau có bà má khẽ mở cửa ra đáp lại “Muôn năm, muôn năm, muôn năm”. Vậy là chúng tôi đã bắt được liên lạc với cơ sở cách mạng rồi. Tôi cho lực lượng bảo vệ vòng ngoài, tôi cùng anh Thư vào trong nhà, thấy một cái bàn quá đơn sơ bằng tre, với cái đèn dầu. Má tên là Sáu Ngẫu, chồng Má bị địch bắt năm Mậu Thân (1968) rồi bị đày ra Côn Đảo và hy sinh tại đó. Má có 2 con - Em Phước 16 tuổi là con gái, em Đức 14 tuổi là con trai. Tôi đưa bản đồ chỉ huy của tôi ra và thưa với Má: "Con là chỉ huy quân giải phóng Miền Nam Việt Nam, ngày mai chúng con có nhiệm vụ: Theo trục đường 13, tấn công vào Lái Thiêu, đánh chiếm cầu Vĩnh Bình và đánh vào Bộ tư lệnh thiết giáp của địch ở Gò Vấp, để tạo điều kiện cho Đại quân nhanh chóng đánh vào mục tiêu chính trong nội Đô. Nếu Má có nắm được tình hình, thì Má cung cấp, để chúng con tổ chức tiến quân". Má nói, bản đồ này Má không rành, rồi Má vào trong buồng lấy đưa ra một bản đồ nội Đô, đã ghi các ký hiệu từ Lái Thiêu vào đến nội Đô Sài Gòn. Tôi thấy Má đeo cái kính, chỉ bản đồ, chữ Má rất đẹp. Mãi sau này tôi mới biết Má là giáo viên dạy tiếng Pháp trong Sài Gòn.

  

Ảnh Má Sáu Ngẫu (người đeo kinh) cùng 2 con trao tấm bản đồ cho anh Hiệu, anh Thư.

Má chỉ: Cách đây 5 km là trại Huỳnh Văn Lương, có khoảng 2.000 tên hạ sĩ quan và một Đại tá chỉ huy. Sáng mai, tiến công, các con không cần đánh mà chỉ cần kêu gọi đầu hàng. Nhưng phải nhanh chóng đánh chiếm Lái Thiêu và phải chiếm được cầu Vĩnh Bình, nếu không chiếm được cầu Vĩnh Bình, thì xe tăng xe của các con không vào được nội thành đâu!

Tôi nói: Thưa Má, còn con đường nào đi khác nữa không ?

Má nói: Còn con đường nữa, sát Lái Thiêu, nhưng chỉ bộ binh đi được, chứ xe tăng không đi được.

Chỉ dẫn xong, Má bảo, sáng mai cả gia đình Má lên xe tăng dẫn đường cho quân giải phóng đánh vào.

Tôi nói: Thưa Má, Má tuổi cao, các em còn nhỏ, đã có Sáu Châu và Hai Mỹ đi cùng, chúng con đánh địch, giải phóng Sài Gòn xong, sẽ quay lại cảm ơn Má cùng đồng bào.

Má đồng ý.

Chúng tôi về làm công tác tổ chức, sắp xếp đội hình. 4 giờ 30 phút sáng hôm sau - tức sáng 30/4/1975, chúng tôi bắt đầu tấn công, tôi đã cho tiểu đoàn 5 vào cài trước ở Lái Thiêu. Khi tiểu đoàn 6 cùng đội hình cả Trung đoàn tấn công vào Lái Thiêu, đã bắn cháy ba xe tăng ở ngã ba Lái Thiêu, bắt sống được một vua chiến trường, tiếp tục đánh chiếm cầu Vĩnh Bình. Nhờ có tấm bản đồ chỉ dẫn của má Sáu, chúng tôi biết được Cầu Vĩnh Bình, địch gài nhiều dây thép gai bùng nhùng và nhiều thùng cát, cản đường ở hai đầu cầu. Khi đánh cầu Vĩnh Bình, chúng tôi dùng hết mọi hỏa lực bắn kềm chế cho xe tăng tiến. Nhưng xe tăng của đồng chí Hoàng Thọ Mạc - Đại đội trưởng bị hỏng, đồng chí Hoàng Thọ Mạc nhảy xuống đường, chỉ huy tổ B40, B41 bắn cháy liền ba xe tăng địch, đồng chí Hoàng Thọ Mạc bị thương nặng. Lúc đó khoảng 9 giờ hơn, chúng tôi đã chiếm được cầu Vĩnh Bình, tôi quyết định đưa đồng chí Hoàng Thọ Mạc lên xe, tiếp tục đánh vào Bộ tư lệnh thiết giáp quân Ngụy ở Gò Vấp. Đến khoảng 10 giờ, chúng tôi chiếm được Bộ tư lệnh thiết giáp và 13 căn cứ lục quân công xưởng và tiếp quản Tổng y viện Việt Nam Cộng hòa, bắt được chuẩn tướng Phạm Hà Thanh - Cục Trưởng quân y Ngụy Sài Gòn.

10h30 phút ngày 30/4/1975, ba mũi tiến công của Quân đoàn I đã gặp nhau ở khu vực cột cờ, trước trụ sở Bộ Tổng tham mưu ngụy. 16 giờ ngày 30/4/1975, các đơn vị của Quân đoàn I đều hoàn thành nhiệm vụ được giao; Quân Đoàn I hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Như đã hứa, sau khi chiến thắng, tôi quay lại tìm và cảm ơn má, ngay sau chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Tôi tổ chức ba xe quay lại cảm ơn Má cùng đồng bào, dọc đường quay lại cảm ơn Má, hai bên đường cờ hoa của các tầng lớp nhân dân đón chào tặng hoa, tặng quà, tặng trái (quả) cây quý.  Khi đi có các nhà báo Quân đội nhân dân cùng đi. Ngày ấy báo quân đội và các báo đã đăng bài báo với nhan đề “Bà má tham mưu của Trung đoàn”. Nhạc sỹ Văn Thành Nho, sau khi nghe tôi kể lại câu chuyện này, nhạc sĩ đã sáng tác bài hát “Tấm bản đồ má trao”.

Đó là chiến dịch mà dù đến nay (2025), đã 50 năm đã đi qua. Nhưng tôi vẫn nhớ như in trong trái tim mình.

  

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu tặng sạch cho Bí thư, Chủ tịch xã Hải Tân.

  

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu tặng quà cho địa phương xã Hải Tân.

  

         Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu gửi quà cho 2 cháu NCDDC qua bố Mẹ 2 cháu.

 

Phạm Trung Bính

                                   CCB, Trung đoàn 812, F324, Quân khu 4

                                      Tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.
2025-04-03 14:54:46

CCB Nguyễn Quang Hường đã nhận được Giấy chứng nhận thương binh

Trải qua 48 năm, tính từ ngày bị thương, mặc dù phải qua nhiều lần giám định, nhưng được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng đội, nhất là AHLĐ thời kỳ đổi mới, thương binh ¼ Trần Hồng Quảng (nay là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam), sự vào cuộc của Tạp chí điện tử Hòa nhập và sự trợ giúp của các cơ quan chức năng, đến nay CCB Nguyễn Quang Hường đã nhận được giấy chứng nhận thương binh.
2025-04-03 11:54:05

Bộ Công an điều tra hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Thiên An Phát

Công ty Cổ phần Khoáng sản Thiên An Phát, có trụ sở tại Tiểu Khu 4, thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, do ông Nguyễn Xuân Tùng làm đại diện pháp luật, đang là tâm điểm của cuộc điều tra do Bộ Công an tiến hành về các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản. 
2025-04-03 00:59:00

Bẫy đầu tư kỳ nghỉ du lịch: Khách hàng lao đao vì NovaGroup

Công ty Cổ phần Global Membership (thuộc Tập đoàn NovaGroup) đang đối diện với hàng loạt phản ánh tiêu cực khi bán kỳ nghỉ du lịch mà không có giấy phép lữ hành. Theo thông tin từ Sở Du lịch TP.HCM, công ty này chưa từng được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, điều này đặt ra nghi vấn về tính pháp lý của các sản phẩm du lịch mà công ty đã cung cấp đến khách hàng trong thời gian qua.
2025-04-03 00:39:40

Cuộc thi "Đan Mạch trong mắt em năm 2024" đã tìm ra tác phẩm xuất sắc nhất

Vượt qua hơn 24.000 các thí sinh, em Nguyễn Hoàng Thịnh - học sinh lớp 6 trường Hà Nội Victoria (Hà Nội) đã giành giải đặc biệt của cuộc thi "Đan Mạch trong mắt em năm 2024".
2025-04-02 16:14:12

Herbalife Việt Nam - năm thứ 5 liên tiếp đồng hành cùng Giải Vô Địch Quốc gia Marathon

Việt Nam, tháng 3 năm 2025 – Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, là Nhà Tài Trợ Dinh Dưỡng chính thức của giải chạy lâu đời và giàu truyền thống nhất Việt Nam, Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong, năm thứ năm liên tiếp. Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị từ ngày 28 đến 30 tháng 3 năm 2025 đã thu hút hơn 7.000 vận động viên chuyên nghiệp và phong trào trong nước và quốc tế.
2025-04-01 14:51:21
Đang tải...