NXB GDVN trả lời về chi thù lao: Sự bất ngờ đến khó tin!
Căn cứ vào biên bản này, NXB DGVN triển khai việc thực hiện dành thêm kinh phí để chi trả thù lao cho một số lãnh đạo sở Giáo dục TP Hồ Chí Minh tham gia biên soạn sách.
Biên bản ghi nhớ được ông Ngô Trần Ái, Chủ tịch HĐTV NXB DGVN và ông Lê Hồng Sơn, GĐ Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh ký vào ngày 10/3/2015.
Sự bất ngờ đến khó tin
Tuy nhiên, trên truyền thông ông Ngô Trần Ái, nguyên Chủ tịch HĐTV NXB GDVN (nay là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP đầu tư Xuất bản và Thiết bị Giáo dục Việt Nam) – doanh nghiệp đang nổi lên với bộ sách giáo khoa lớp 1 mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 mang tên Cánh Diều và Tổng chủ biên của bộ sách này là GS. Nguyễn Minh Thuyết có những phát ngôn gay gắt nhất về chi thù lao cho lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh.
Trên báo điện từ Người đưa tin, xuất bản thứ 4, ngày 18/12/2019, với tựa đề: “Làm SGK chương trình GDPT – Nếu có tiêu cực chắc tôi nghỉ làm luôn”. Ông Ngô Trần Ái cho biết: “Mấy hôm nay báo chí đăng, tôi thật sự buồn, vì không thể chọn sách như thế được. Những gì không khách quan, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ thì sẽ không thể chọn sách hay được. Cái quan trọng, sách phải có chất lượng để đưa cho các con học”, “…nếu có tiêu cực chắc tôi nghỉ làm luôn”!
Trả lời trên tờ Tạp chí điện tử Viettimes, bài viết: “Những người chỉ đạo nhận thù lao thì không thể đảm bảo sự minh bạch khi chọn SGK”, xuất bản thứ 4, ngày 18/12/2019, ông Ngô Trần Ái đánh giá: “Theo tôi, việc này khiến ai cũng cho rằng quá trình chọn lựa SGK là không thể công bằng. Bởi lãnh đạo Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã nhận thù lao liên tục trong 4 năm với tổng số tiền lên tới gần 3 tỷ để tham gia biên soạn bộ SGK miền Nam.
Theo Thông tư của Bộ GD&ĐT, những người tham gia biên soạn SGK không tham gia thẩm định SGK. Vì thế, việc các lãnh đạo Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh tham gia vào Ban chỉ đạo biên soạn SGK là không được. Không chỉ vậy, những người chỉ đạo mà lại nhận thù lao thì không thể đảm bảo sự công khai, minh bạch khi chọn SGK.
Thực sự tôi cảm thấy buồn khi một thành phố văn minh, hiện đại, đông dân nhất cả nước lại để xảy ra sự việc như vậy”…
Trong bài: “GS Nguyễn Minh Thuyết: Có những chỉ đạo ngầm về chọn sách tham khảo” trên tờ VTC News, ngày 17/12/2019, GS, Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên bộ sách Cánh diều do Công ty Vepic thực hiện biên soạn đưa ra quan điểm: “Có khi nào không có những chỉ đạo ngầm đâu. Đôi khi chỉ đạo không cần văn bản. Cứ hỏi các trường xem hàng năm có nhận được chỉ đạo của cấp trên là mua sách tham khảo này, sách tham khảo khác hay không. Có chỉ thị của cấp trên, các trường đâu dám cãi.
Báo chí gần đây phản ánh hiện tượng NXB Giáo dục Việt Nam chi lương cho lãnh đạo và chuyên viên Sở GD-ĐT TP.HCM suốt 4 năm liền. Việc lãnh đạo và tất cả các chuyên viên chỉ đạo môn học của Sở nhận lương tháng của nhà xuất bản chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn SGK”.
Dư luận bất ngờ và khó tin!
Liên quan đến câu chuyện chi NXB DGVN chi thù lao cho lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh tham gia biên soạn theo thỏa thuận ghi nhớ liên kết xuất bản sách khoa từ năm 2015. Theo tác giả Hoàng Phương Hiền, giáo viên tại TP. Hồ Chí Minh, đưa ra ý kiến trên tờ điện tử Thươnghieucongluan.com.vn, xuất bản ngày 19/12/2019 : “… Nhưng có điều rất đáng quan tâm là việc xuất hiện thường xuyên của GS. Nguyễn Minh Thuyết trong hàng loạt các bài báo. Nếu như GS. Nguyễn Minh Thuyết chỉ là Tổng chủ biên chương trình thôi thì không có gì để nói về tính khách quan, bởi ở cương vị đó tiếng nói của GS có thể được tin là vô tư, chính trực.
Tuy nhiên, với vị trí Tổng chủ biên một bộ sách giáo khoa và hiện nay bộ sách này đang cạnh tranh thị phần với các bộ sách giáo khoa của NXB GDVN, thì việc GS. Nguyễn Minh Thuyết xuất hiện như một “chiến binh” ở hàng chục các bài báo với các ý kiến tỏ ra rất sắc sảo, như thể đại diện cho sự công minh, chính trực, vô tư, “tấn công” trực diện vào NXB GDVN và Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh nói chung và bộ sách Chân trời sáng tạo nói riêng, thì những ý kiến đó rất cần xem lại…”.
Trên tờ điện tử báo Kinh tế Nông thôn, xuất bản thứ ba, ngày 24/12/2019, tác giả Lưu Quang Thanh, TP. Hồ Chí Minh đặt dấu hỏi lớn về cách phát ngôn “bất nhất” của Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái?
“Lúc là người lãnh đạo cao nhất Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Ái chỉ đạo việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp làm sách giáo khoa với Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, ông ký biên bản ghi nhớ về việc thành lập Ban chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa với sự tham gia của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh. Đến bây giờ, khi ông đang lãnh đạo một công ty cổ phần làm sách giáo khoa thì ông bất bình, ông buồn, ông cho việc cán bộ Sở Giáo dục “tham gia vào Ban chỉ đạo biên soạn SGK là không được”, là “tiêu cực”. Điều này có khiến chúng ta ngạc nhiên không?”.
Được biết, ông Ngô Trần Ái sinh năm 1951, vào thời điểm năm 2015 với tư cách là Chủ tịch HĐTV NXB GDVN khi thực hiện ký Biên bản ghi nhớ liên kết xuất bản bộ sách giáo khoa mới với lãnh đạo Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã 64 tuổi. Cái tuổi mà theo đúng luật đã về hưu từ 4 năm trước.
Công ty Cổ phần đầu tư Xuất bản và Thiết bị Giáo dục Việt Nam (Vepic) do ông Ngô Trần Ái hiện làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc đang nổi lên với bộ sách giáo khoa lớp 1 mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 mang tên Cánh Diều – được xem là đối thủ đáng gờm với SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam mà trước đây ông Ngô Trần Ái từng công tác và giữ vị trí cao nhất là Chủ tịch HĐTV.
Để làm sáng tỏ về vấn đề này, cũng như thông tin nhiều chiều đến bạn đọc, qua điện thoại phóng viên đã liên lạc được với ông Ngô Trần Ái, tuy nhiên ông Ái chỉ trả lời được vài ba câu và lập tức cáo bận: “không có gì đâu. Tôi đang trong miền nam. Tôi đang điều trị bệnh nên anh thông cảm”!
Như vậy đã rõ ai mới thực sự là “lợi ích nhóm”? ông Ngô Trần Ái – GS. Nguyễn Minh Thuyết – Công ty Vepic có quan hệ gì với nhau, chắc chắn ai cũng có thể hiểu rõ, hiểu thấu vấn đề?
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.