Phải chăng môn Lịch sử dần bị “lãng quên”?
Để xét công nhận tốt nghiệp trong năm 2016, học sinh phải
đăng ký thi tối thiểu 4 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ Văn, Ngoại
ngữ) và một môn tự chọn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Theo khảo
sát gần đây trên địa bàn Hà Nội không có thí sinh nào đăng ký thi môn lịch sử.
Địa lý được số đông
thí sinh lựa chọn
Nhà giáo Ưu tú Đặng Đình Đại – Hiệu trưởng trường THPT
Wellspring Hà Nội từ khi thành lập trường đến nay đã 5 năm, nhưng chưa khi nào
có học sinh lựa chọn môn thi Lịch sử để
đăng ký thi xét tốt nghiệp.
Môn Lịch sử mặc dù vẫn rất nhiều học sinh yêu thích, bên cạnh
đó nhà trường cũng thay đổi phương pháp dạy sao cho phù hợp. Song với khối lượng
kiến thức cùng nhiều con số, sự kiện thì học sinh nhận thấy chọn Địa lý là
phương án tốt hơn hết. Địa lý cũng là môn khoa học xã hội, nhưng mang tính chất
khoa học tự nhiên, dễ học, dễ nhớ, việc lấy điểm số cũng dễ hơn.
Hiệu trưởng Nguyễn Tu Tập tại Trường THPT Sóc Sơn – Hà Nội
cũng thông tin, nhà trường đã cho học sinh đăng ký môn thi tạm thời ngay từ học
kỳ 1, bên cạnh những môn thi bắt buộc thì phần lớn môn tự chọn Địa lý được các
học sinh đăng ký nhiều hơn, sau đó đến Vật lý, Hóa học, Sinh học. Không có em
nào đăng ký môn Lịch sử trong toàn trường.
Ông Tập đánh giá, lựa chọn môn thi là nguyện vọng của học
sinh, nhà trường không có quyền bắt buộc các em. Vì được đăng ký sớm nên các em
có định hướng học tập, tuy nhiên giai đoạn này vẫn có học sinh hỏi ý kiến thầy
cô để thay đổi nguyện.
“Chúng tôi tư vấn các em có thể thay đổi môn thi theo quy định
của Bộ GD&ĐT, tuy nhiên nên có tư tưởng kiên định để việc ôn tập được đảm bảo
tốt nhất”, ông Tập nói.
PGS Văn Như Cương – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường THPT
Lương Thế Vinh – chia sẻ: Theo thông kê ban đầu, chưa có học sinh lớp 12 nào
đăng ký thi môn Lịch sử. Ông cũng cho biết thêm, không chỉ riêng năm nay mà từ
ba năm trước, trường cũng không có thí sinh nào chọn thi môn Lịch sử. Phần vì
các em đều học khối A.
Ngay từ đâu năm học, nhà trường cũng sớm có định hướng ôn tập
cho học sinh, vì vậy không cần chờ đến thi thử mới có thể biết được tỷ lệ họ
sinh lựa chọn môn thi.
Hai môn thi Vật lý và Hóa học chủ yếu được học sinh lựa chọn
chủ yếu trong kỳ thi trong năm nay. Ông Đào Tuấn Đạt – Hiệu trưởng Trường THPT
Anhxtanh cho biết.
Theo Ông Lưu Danh Chiêm - Hiệu trưởng trường THPT Tây Đô nói: Có 120 thí
sinh đang theo học khối 12. Môn Địa lý đa số được các em chọn, không ai chọn
môn Lịch sử. Năm 2015, có duy nhất một thí sinh chọn môn thi này và đạt điểm số
cao.
Xu thế chung
Ông Lưu Danh Chiêm không chắc chắn nguyên nhân học sinh
trong trường lại thờ ơ với môn Sử. Ông phán đoán: “Học sinh một phần chọn Địa
lý vì có số liệu, thông tin dễ nhớ. Mặt khác, nhiều em còn thi theo phong trào,
nên chọn theo số đông”. Nhà trường sẽ tiếp tục tìm hiểu lý do học sinh không chọn
Lịch sử để có sự tư vấn tốt nhất cho các em và phụ huynh.
Người có nhiều kinh nghiệm trong nghề Thạc sĩ Trần Trung Hiếu,
giáo viên dạy môn Lịch sử của trường THPT Phan Bội Châu, Nghệ An khẳng định học
sinh không chọn môn học này vì xu thế chung. Chúng ta không vì lựa chọn của các
em mà đánh giá giới trẻ ngày càng chán môn Lịch sử. Trên thực tế, nhiều học
sinh thích học và khám phá môn này nhưng không chọn thi vì sợ điểm thấp, khó
làm bài.
Còn GS Phan Huy Lê, người đứng đầu Hội Khoa học Lịch sử Việt
Nam khẳng định, chương trình giáo dục môn Lịch sử đang bắt trẻ lao dịch để phục
vụ thi cử, nội dung giáo khoa áp đặt.
“Sách giáo khoa có nội dung chung chúng ta thắng, địch thua,
khiến học sinh nhàm chán là điều đương nhiên. Thực chất, chương trình Lịch sử của
bậc phổ thông hiện nay là giáo trình rút gọn bậc đại học”, GS Phan Huy Lê phân
tích.
Phải chăng môn Lịch sử dần bị lãng quên? Cần có cải tiến cách dạy và học để giáo viên và học sinh không phải “đánh vật” với môn Lịch sử. Để học sinh có thú và chọn môn Lịch sử là 1 trong những môn thi ở các kỳ thi.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.