Quản lý giáo dục dạy nghề: Những suy tư, trăn trở...!

2016-07-07 18:50:36 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Việc quản lý bậc trung cấp và cao đẳng nghề vẫn còn đang gây ra sự tranh luận, đóng góp ý kiến khác nhau từ phía các chuyên gia, quản lý giáo dục và dạy nghề nhưng dù cơ quan nào quản lý đi nữa thì xã hội vẫn rất mong muốn, thị trường lao động sẽ được điều tiết một cách thông suốt. Vậy nên việc giao cho ai quản lý giáo dục dạy nghề tạo nên những suy tư, trăn trở cho các nhà quản lý cũng như toàn xã hội.

Thực tế cho thấy, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, ngành dạy nghề đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc: Nhiều cơ sở dạy nghề đã phát triển nhanh chóng, có trường đã được Nhà nước tuyên dương là đơn vị anh hùng; các thế hệ cán bộ, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên đã phát huy truyền thống, tiếp bước cha anh viết lên những trang sử vàng cho sự nghiệp dạy nghề trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong toàn ngành đã được đẩy mạnh; các hoạt động như: Kỳ thi tay nghề các cấp (Quốc gia, ASEAN và thế giới), hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm… đã trở thành hoạt động thường xuyên từ cơ sở dạy nghề đến toàn quốc và mang lại hiệu quả thiết thực: hàng ngàn giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, thành phố và toàn quốc; hàng trăm giáo viên là giáo viên tiêu biểu được nhận giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi; nhiều cán bộ, giáo viên đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, nhiều người đã trở thành cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, những chuyên gia kỹ thuật, công nghệ đầu đàn, những công nhân lành nghề bậc cao; nhiều học sinh đã đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi nghề cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế; hàng triệu lao động qua đào tạo nghề đã và đang làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp; trên các công trường, đồng ruộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện CNH-H ĐH đất nước.

Với những thành quả đạt được trong suốt chặng đường phát triển của lĩnh vực dạy nghề do Bộ LĐTXBH mà trực tiếp là Tổng Cục Dạy nghề quản lý thì lãnh đạo của đa số các trường dạy nghề đều nhận định: Họ vẫn muốn Bộ LĐTBXH trực tiếp quản lý!


Th.s. Phạm Đức Vinh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công Nghiệp Hà Nội đang trao đổi với PV (Ảnh: Lương Dũng)         

Th.s. Phạm Đức Vinh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công Nghiệp Hà Nội cho biết: Theo tôi, dạy nghề cần phải gắn với lao động và việc làm, hiện nay, tỉ lệ học nghề ra có việc làm luôn chiếm đến 80 - 90%. Việc quản lý về học nghề là rất quan trọng vì vậy cần có một cơ quan chuyên trách về lao động, dạy nghề , tạo việc làm thì sẽ tốt hơn và hiệu quả hơn. Nếu một Bộ Giáo dục - Đào tạo (GDĐT) quản lý từ giáo dục phổ thông, mầm non, tiểu học, trung học, đại học, sau đại học mà kiêm thêm cả các trường nghề sẽ không kham nổi. Mỗi Bộ có một đặc thù riêng nhưng về vấn đề trường nghề cần phải gắn liền với việc làm.

Đặc biệt, dạy nghề không những là dạy học bình thường vì vấn đề dạy nghề trong các trường nghề không phải là giáo viên đơn thuần là nhà giáo sư phạm còn là những người thợ giỏi. Vì thế, phải am hiểu nghề nghiệp, biết được đặc trưng của mình đang trực tiếp giảng dạy, đó là cái cốt lõi của giáo viên dạy nghề, khác với giáo viên phổ thông hay đại học... Mặt khác, phải có phương pháp dạy và qua thực tiễn phải có cơ sở khoa học - Ông Vinh nói thêm.

Trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém của công tác đào tạo nghề, Bộ Chính trị đã quyết định: "Từ nay chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội". Thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị (tại Văn bản số 1481-CV/VPTW ngày 08/12/1997), Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 67/1998/QĐ-TTg ngày 26/3/1998 về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ LĐTBXH; ngày 23/5/1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/1998/NĐ-CP về việc thành lập Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ LĐTBXH.

Cũng đồng quan điểm với ông Vinh, ông Lê Đại Hùng - Chủ tịch HĐQ Trường Cao đẳng nghề Công thương Việt Nam cho hay: Hiện nay, Bộ GDĐT quản lý từ cấp mầm non, phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Bộ GDĐT nên làm tốt lĩnh vực mình đang quản lý vì thực tế cho thấy Bộ thành lập ra một loạt các trường đại học xong lại để “vườn không nhà trống”. Nếu quản lý thêm cả trung cấp, cao đẳng nghề nữa thì càng khó khăn.Theo tôi, lĩnh vực dạy nghề vẫn nên giao cho Bộ LĐTBXH quản lý để tiếp tục đào tạo ra những công nhân lành nghề sẽ hợp lý hơn.

Nếu về Bộ Giáo dục theo cái “mác oai hơn” nhưng thực tế chất lượng đào tạo nghề thì Tổng Cục dạy nghề trực thuộc Bộ Lao động vẫn tốt hơn nhiều vì Bộ Lao động đã có quá trình nghiên cứu làm dự án rất nhiều và rất tốt trong thời gian qua - Ông Hùng bộc bạch.


Dạy nghề trong các trường nghề không phải là giáo viên đơn thuần là nhà giáo sư phạm còn là những người thợ giỏi... (Ảnh minh họa)         

“Nếu sáp nhập thì sẽ có rất nhiều bất cập vì Bộ Giáo dục không chuyên về đào tạo nghề, cơ sở vật chất, chức năng quản lý của đội ngũ cán bộ không có. Nghề xưa nay bản chất là thực hành trong khi đó Bộ Giáo dục chuyên về lý thuyết. Về bản chất trong suốt thời gian qua các trường nghề hoạt động rất ổn và rất tốt” - Ông Đào Chí Khánh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Hướng nghiệp - Đào tạo thuộc Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam chia sẻ.

Ông Đào Ngọc Thủy - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Tổng cục Dạy nghề) lại có những trăn trở, suy tư riêng. “Đứng ở góc độ của tôi thì tôi hoàn toàn nhất trí và mong muốn Bộ Lao động vẫn tiếp tục quản lý hệ thống các trường nghề vì nhiều lý do chính đáng. Lịch sử phát triển sự nghiệp dạy nghề cho thấy: Trước đây, lĩnh vực dạy nghề do Bộ Lao động quản lý sau đó chuyển sang Bộ Giáo dục. Tuy nhiên, từ khi chuyển sang Bộ Giáo dục (năm 1987) vì không làm được nên chuyển về cho Bộ Lao động để khôi phục lại (năm 1998). Từ khi chuyển về cho Bộ Lao động thì Bộ làm rất tốt, đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Mặt khác, trên thế giới cũng chia ra hai hệ đó là: Hệ hàn lâm và hệ thực hành, mỗi hệ có một cách quản lý riêng.

Theo ý kiến của ông Nguyễn Huy Bốn - nguyên Trưởng phòng Đạo tạo Trường Cao đẳng nghệ Việt Xô cho biết: Theo nhận định của tôi và rất nhiều trường nghề trên cả nước nói chung thì tâm lý đều không thích sáp nhập về Bộ GDĐT vì Bộ LĐTXBH mà trực tiếplà Tổng cục Dạy nghề quản lý sẽ tốt hơn bởi lý do Cục Việc làm của Bộ LĐTBXH đã và đang làm rất tốt công tác của mình trong việc giúp đỡ, tạo điều kiện cho các trường cũng như việc cung cấp kinh phí đào tạo nghề chất lượng cao cho các trường. Nếu như sáp nhập vào Bộ Giáo dục thì kinh phí sẽ được cân đối và giảm bớt cũng như nhiều ưu đãi chính sách khác...”.


Trong suốt thời gian qua các trường nghề hoạt động rất ổn và rất tốt... (Ảnh minh họa)         

Trước ý kiến, nhận định cũng như suy tư, trăn trở của những “người trong cuộc” thì thực tế cũng cho thấy một điều “bất cập” trong việc quản lý của Bộ GDĐT. Vừa qua, Trường Đại học Nông lâm TP HCM vừa ra quyết định buộc thôi học gần 1.000 sinh viên hệ đại học, cao đẳng từ học kỳ 3 năm học 2016-2017 gồm: 103 sinh viên liên thông đại học hệ chính quy và 554 sinh viên cao đẳng hệ chính quy về cùng lý do “không đăng ký môn học trong hai học kỳ liên tiếp năm học này”.

Đây là năm thứ 8 trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Theo quy chế của Bộ Giáo dục, thời hạn để sinh viên học tín chỉ phải hoàn thành chương trình là 8 năm. Sau đợt rà soát này, nhiều sinh viên chưa hoàn thành nên phải thôi học”, TS Trần Đình Lý - Trưởng phòng Đào tạo giải thích.

Sau khi nhận được thông tin này, dư luận thắc mắc: Liệu cách quản lý của ngành giáo dục có vấn đề không khi mà hệ đào tạo tín chỉ của trường thực hiện được 8 năm và thời hạn để sinh viên học tín chỉ phải hoàn thành chương trình cũng bằng ấy thời gian mà lại để 8 năm liền mới rà soát?!

Vừa qua, PGS-TS Nguyễn Hữu Hợp (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) vừa có bài viết gửi VietNamNet thẳng thắn nêu những bất cập của giáo dục Việt Nam. Thông qua bài viết PGS muốn gửi tới Bộ trưởng Bộ GDĐT đề xuất cần làm ngay "Đổi mới phải bắt đầu từ quản lý giáo dục ngay từ bây giờ". Theo PGS, khâu yếu kém nhất của giáo dục Việt Nam hiện không phải là chương trình, nội dung, sách giáo khoa... mà là quản lý giáo dục. "Đoàn tàu" giáo dục đang được kéo bởi một đầu máy cũ kĩ, rệu rã...

“Quản lí giáo dục quá chú trọng đến hồ sơ, sổ sách của giáo viên (GV), trong lúc đó, điều quan trọng nhất là kết quả, chất lượng, sự tiến bộ của học sinh (HS) chưa được quan tâm đúng mức. Những hồ sơ, sổ sách này chiếm quá nhiều thời gian hằng ngày của GV, họ không còn thời gian cho nghiên cứu bài vở, gây ức chế tâm lí nặng nề, làm hao mòn sức khỏe GV, gây hiệu ứng "đô-mi-nô" tiêu cực đến dạy học, giáo dục HS. Quản lí phải hiểu rằng, không phải cứ có bộ hồ sơ đẹp là bảo đảm chất lượng GD. Những thứ đó chủ yếu được GV chuẩn bị để đối phó với thanh kiểm tra mà thôi!

Ngay việc dự giờ một tiết dạy của GV liệu có đủ cơ sở để xếp loại chưa? GV biết rằng việc dự giờ này sẽ bị xếp loại thì rất khó dạy tốt bởi yếu tố tâm lí. Hơn nữa, tiêu chí quan trọng nhất của một tiết học không phải là GV dạy gì, dạy như thế nào, mà là HS học như thế nào, đạt được những kết quả gì và tiến bộ như thế nào. Vậy thì cán bộ quản lí phải khảo sát HS trước và sau tiết học này?

Bệnh thành tích còn quá nặng nề, trong lúc đó, kết quả và chất lượng GD thực chất không kiểm soát được. Vẫn còn hiện tượng HS được học trước những nội dung sẽ kiểm tra, thi, HS được GV làm ngơ để quay cóp, trao đổi bài, thậm chí GV "gà" bài cho HS... Căn bệnh này tạo ra một thứ đạo đức giả, đối phó từ GV đối với quản lí giáo dục, từ quản lí giáo dục cấp dưới đối với cấp trên. Nó còn "giết chết" những HS có kết quả học tập thấp do bị "lùa" lên lớp, không được lưu ban. Cơ chế quản lí hiện nay chưa khuyến khích GV nỗ lực chuyên môn. Việc đánh giá, xét thi đua đối với giáo viên bị nhiều nơi kêu là "nhìn mặt đặt tên", thiếu khách quan, công bằng”.(*)
Như vậy, việc ai sẽ quản lý giáo dục dạy nghề cần phải có cái nhìn khách quan, chính xác nhằm giao “đúng người, đúng việc” thì hiệu quả mới cao. Và, mục tiêu cuối cùng thì xã hội vẫn rất mong muốn đào tạo ra được một đội ngũ công nhân lành nghề, thị trường lao động sẽ được điều tiết một cách thông suốt.

(*) Trích bài viết của PGS-TS Nguyễn Hữu Hợp đăng trên VietNamNet.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam, Trung Quốc

Trong chương trình dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS 8, Hội nghị Cấp cao ACMECS 10, Hội nghị Cấp cao CLMV 11 và làm việc tại Trung Quốc, chiều 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
2024-11-05 17:23:36

Chiềng Lương, Mai Sơn (Sơn La): Tăng cường quản lý, tài nguyên khoáng sản

Những năm gần đây, tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện Mai Sơn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân. Huyện đã triển khai nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên đến từng xã trên địa bàn.
2024-11-05 14:16:58

Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ kỷ niệm 10 năm thành lập

Ngày 1/11, Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (3/11/2014 - 3/11/2024).
2024-11-05 11:00:57

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.
2024-11-05 10:01:34

Tưng bừng đón tuổi 31, SHB dành hàng trăm nghìn quà tặng tri ân khách hàng

Chào mừng kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình tri ân khách hàng cá nhân và doanh nghiệp thân thiết với hàng nghìn phần quà đặc biệt tổng giá trị lên tới 6 tỷ đồng.
2024-11-04 14:15:05

Bảy kỷ vật liên quan Liên Xô thời bao cấp

Vào năm 1977, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã có cơ hội tham gia Đoàn Hữu nghị Việt Nam – Liên Xô. Đây là chuyến đi đánh dấu cột mốc ý nghĩa trong sự nghiệp của ông và để lại những kỷ niệm sâu sắc, gắn liền với những món quà quý giá từ Liên Xô - đất nước bạn bè thân thiết của Việt Nam trong thời kỳ bao cấp đầy khó khăn.
2024-11-04 09:29:40
Đang tải...