Quảng Ninh: Bảo tồn và phát huy quần thể di tích, trọng tâm là phục vụ phát triển Du lịch
Tại đây, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi và trình bày các tham luận về tiềm năng, vai trò và vị thế của Thương cảng Vân Đồn qua các thời kỳ lịch sử. Đồng thời, đánh giá giá trị toàn diện của Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn (các vấn đề về cảnh quan và môi trường, lịch sử, giao thương hàng hải, giao lưu kinh tế, văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, các vấn đề liên quan đến con đường giao thương hàng hải, kinh tế biển, quân sự...) và đề xuất những ý kiến, giải pháp nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị vùng thương cảng.
Ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại hội thảo
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kim, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia nhận định: Vùng biển đảo Đông bắc - Vân Đồn có cơ tầng văn hóa biển phong phú với nền văn hóa biển Hạ Long nổi tiếng. trước những yêu cầu phát triển, khẳng định vị thế của đất nước. Từ tầm nhìn Thăng long, các triều đại Lý, Trần và nhiều triều đại Quân chủ sau đó đã thiết lập, củng cố hoạt động vủa một trung tâm giao thương, bang giao khu vực, quốc tế, đồng thời mở ra một kênh đối thoại văn hóa ở vùng biển đảo.
Tiềm năng, sức mạnh của thương cảng Vân Đồn được hợp tụ bởi nhiều nhân tố. Đó là sự kết hợp giữa vị trí địa lý chiến lược với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ; là sự giao hòa giữa một vùng tài nguyên giàu có với chính sách khai mở của một quốc gia; là địa bàn tập trung của nhiều nguồn hàng có giá trị trong nước với các nguồn thương phẩm khu vực dồn tuh về qua các tuyến giao thương vùng, liên vùng.
Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Minh Giang trình bày bóa cáo khoa học tại Hội thảo.
Vân Đồn còn là biểu trưng lớn cho một chủ trương lớn mang tính xuyên đại về sự kết hợp giữa yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh đất nướ; giữa việc huy động các nhân tố nội sinh, động lực phát triển nội tại với tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc nắm bắt cơ hội, môi trường phát triển mà khu vực, thời đại và không gian kinh tế, văn hóa biển đem lại. Nhờ đó, vùng biển đảo Đông bắc đã trở thành một trung tâm kinh tế, đối ngoại trọng yếu của quốc gia Đại Việt. Vân Đồn là Quốc cảng, Cảng đa chức năng, Thương cảng quốc tế quan trọng trong hệ thống giao thương châu Á, từng là và vẫn là một trong những địa bàn chiến lược gắn với sự nghiệp phát triển của đất nước.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kim đồng thời nhấn mạnh, là một thương cảng lớn, hoạt động liên tục, Vân Đồn có vai trò kinh tế, chính trị hết sức quan trọng với sự nghiệp phát triển, thiết lập và mở rộng các mối quan hệ, bang giao của quốc gia Đại Việt. Cùng với hệ thống cảng biển, thương cảng Vân Đồn còn có sự kết nối chặt chẽ với các bến, cảng đảo ven bờ, các cảng vùng cửa sông với vùng Vạn Ninh, Móng Cái, Quảng Yên, Cát Bà và các làng nghề truyền thống như: Nghề đóng thuyền, nghề dệt, chế tác gốm sứ, ngọc trai, làm nón, chế biến thủy hải sản... cùng nhiều ngành, nghề thủ công khác trải dọc vùng duyên hải và tập trung ở châu thổ sông Hồng.
Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia - Giáo sư, TSKH Vũ Minh Giang, nhận định: Tính chất quốc tế của thương cảng Vân Đồn được thể hiện ở việc có nhiều thương nhân nước ngoài đến đây để giao thương và định cư, ngoài ra các sản phẩm trao đổi, buôn bán ở thương cảng Vân Đồn là các mặt hàng, đặc sản của địa phương và của các quốc gia khác, tính chất hoạt động cả về phương diện quản lý và hoạt động của các thương nhân đều rất chuyên nghiệp và mang tính quốc tế.
Một trong những nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Sinh - Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt nam về “ Vị thế của Vân Đồn trong con đường giao lưu Đông Tây”: Từ thời Lý, vị thế của Thương cảng Vân Đồn đã trở thành vô cùng quan trọng, không chỉ di tích tầng văn hóa dày khoảng 60cm chứa các mảnh gốm thời Lý, Trần Lê kéo dài 200m bên bờ vụng biển Cái Làng 9mà chủ yếu là đồ gốm thời Lý) đã cho thấy thời Lý đã có Thương cảng trất lớn ở đây, trên xã đảo Quan Lạn, mà thư tịch còn ghi lại: Năm Kỷ Tỵ (1149) dưới triều Lý Anh Tông “Thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộc Lạc, Xiêm La, nay là vùng Quuàn đảo Indonesia và Thái Lan vào Hải Đông, xin cư trú, buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn để mua bán hàng hóa quý, dâng tiến sản vật địa phương
Vấn đề bảo tồn bảo tồn và và phát huy giá trị Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn là phát triển dịch vụ Du Lịch.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhận định: Thương cảng Vân Đồn là Thương cảng đầu tiên của đất nước Đại Việt, là di sản văn hóa gắn với giao lưu, giao thương kinh tế với quốc tế. Đây vừa là lợi thế cũng là những giá trị đặc biệt riêng có để Quảng Ninh xây dựng hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt để có ứng xử đặc biệt đối với di tích này. Kết quả chuyên môn của Hội thảo sẽ góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử và những giá trị văn hóa tiêu biểu của Quảng Ninh - Vùng đất “Địa linh, Nhân kiệt” và Thương cảng quốc tế Vân Đồn, một trung tâm kinh tế, đối ngoại quan trọng hàng đầu của đất nước, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, đồng thời định hướng phát triển Khu kinh tế Vân Đồn xứng tầm với tiềm năng, lợi thế sẵn có ở vùng đất này.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.