Quên tình riêng vì trò nghèo vùng cao

2015-11-21 09:11:32 0 Bình luận
Nhiều thầy cô dạy học tại các điểm lẻ vùng cao đang hy sinh hạnh phúc riêng để gieo chữ cho học trò nghèo

Vào điểm Trường Tiểu học Trà Na (huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi) phải đi qua hàng loạt con dốc dựng đứng đầy hiểm trở. Sau gần 2 giờ lội qua những con suối, leo lên những đồi đá, chúng tôi cũng đến được điểm trường.

Thấy trò, khó khăn tan biến

Nói điểm trường chứ thực ra ở đây chỉ có 2 phòng học tạm, mỗi phòng rộng khoảng 50 m2 được người dân dùng những tấm phên tre nứa ép lại làm vách, phía trên lợp những tấm tôn gỉ sắt. Cạnh điểm trường, một túp lều ọp ẹp là nhà “công vụ” cho các giáo viên ở đây.

Cô giáo Phạm Thị Tuyết Nhung đang đứng lớp tại điểm Trường Tiểu học Trà Na, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi Ảnh: TỬ TRỰC
Cô giáo Phạm Thị Tuyết Nhung đang đứng lớp tại điểm Trường Tiểu học Trà Na, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi Ảnh: TỬ TRỰC

Thầy Đặng Công Nông, giáo viên của trường, cho biết điểm trường có 4 lớp học với gần 50 học sinh, toàn bộ là người dân tộc Cor sinh sống chung quanh dãy Eo Chim. “Giáo viên khi vô điểm trường này ở lại cả tháng trời mới về quê một lần. Nhiều đêm nhớ vợ, nhớ con đến rơi nước mắt” - thầy Nông tâm sự.

Theo cô Phạm Thị Tuyết Nhung, giáo viên Trường Tiểu học Trà Na, những giáo viên dạy miền núi đã khổ cực nhưng chứng kiến các em học sinh ở đây còn khổ cực hơn thì bao nỗi nhọc nhằn tan biến hết. Đã ngoài 25 tuổi nhưng nhắc đến chuyện lập gia đình, cô Nhung lắc đầu: “Nghề của tụi em thế này, chuyện không chồng cũng bình thường. Mỗi ngày đến trường, nhìn học sinh được ăn no, mặc ấm, biết đọc, biết viết là ấm lòng rồi...”.

Không chỉ cô Nhung, riêng ở điểm trường Trà Na có 2 giáo viên nữ khác chưa lập gia đình dù tuổi đời không còn trẻ.

Trụ lại với nghề

Đến được Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) phải đi bộ cả ngày trời. Ở ngôi trường này, phòng học chỉ là những miếng ván ghép lại từ tranh tre nứa lá. Nơi ở của giáo viên cũng không khá gì hơn, chỗ nấu ăn cứ mưa là dột nhưng thầy Nguyễn Hồng Hiệp đã quyết bám trụ.

100% học sinh ở đây là người H’Mông, đi học thiếu đủ thứ: từ quần áo, đồ dùng học tập, sách vở, giày dép đến cơm ăn. Học trò thiếu thốn như vậy, giáo viên cũng không khá gì hơn khi không điện, không nước... Thậm chí, muốn có sóng điện thoại gọi về nhà, các giáo viên phải leo lên ngọn đồi cách đó 3 km để hứng sóng. “Cứ nghĩ đến việc học trò cần mình thì mọi nỗi nhớ nhà, sự thiếu thốn cả về tiền bạc và tình cảm gia đình đều tan biến hết” - thầy Hiệp chia sẻ.

Sống trong ngôi trường nằm chênh vênh giữa núi rừng, lớp học của cô Phùng Thị Huyền (25 tuổi; giáo viên mầm non ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) cách ly với các điểm trường lẻ khác 5 km. Muốn mua sắm, cô Huyền phải đi xa 20 km. Mùa mưa, cô và trò thường xuyên phải nhịn đói vì không thể ra đường lấy lương thực. Mùa khô, thiếu nước ngọt, cô Huyền phải phát cho mỗi học sinh một chai 1,5 lít để các em mang nước từ nhà đến lớp. Nhưng khó khăn lớn nhất mà cô giáo trẻ này phải chịu là những thiếu thốn về tinh thần, đặc biệt phải xa con.

Nghị lực đâu để vượt qua những khó khăn ấy?, cô Huyền bộc bạch: “Bọn trẻ khổ như thế này mà giáo viên không kiên trì bám trụ thì có lỗi với các em. Có những nghề chỉ là kế sinh nhai nhưng tất cả sẽ thay đổi khi con người có tình yêu và nhiệt huyết”…

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Hợp tác xã Cựu chiến binh Vạn Xuân Trường kỷ niệm 10 năm thành lập

Hợp tác xã (HTX) Cựu chiến binh (CCB) Vạn Xuân Trường là mô hình được thành lập theo Luật HTX năm 2012, qua 10 năm hoạt động đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế tập thể, là HTX tốp đầu của tỉnh Nam Định về sản xuất kinh doanh.
2024-11-22 09:34:27
Đang tải...