"Sức mạnh mềm" văn hoá Việt Nam

2022-04-29 14:15:14 0 Bình luận
Nền văn hiến kỳ vĩ của dân tộc Việt Nam được tạo nên bởi 54 dân tộc anh em đoàn kết, gắn bó với nhau. Đó là một nền văn hóa đa dạng, phong phú, có sự thống nhất cao về ngôn ngữ, là một tài sản vô cùng quý giá.

Nền văn hóa Việt Nam kết tinh từ thành quả lao động, sáng tạo, gìn giữ qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Đó là một nền văn hóa đa dạng, phong phú, có sự thống nhất cao về ngôn ngữ, là một tài sản vô cùng quý giá của dân tộc ta.

Vì vậy, xây dựng, phát triển văn hóa luôn được Đảng xác định là nền tảng tinh thần của xã hội, là một trong những động lực để phát triển kinh tế-xã hội.

Bức tranh văn hóa Việt Nam đa sắc màu

Theo các tài liệu sử học, Việt Nam là một cộng đồng văn hoá rộng lớn hình thành khoảng nửa đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỷ này. Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 400 năm tiếp biến văn hóa Việt Nam với phương Tây dưới nhiều hình thức, nhưng văn hóa Việt Nam vẫn vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa hiện đại hóa.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới dự ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc năm 2022. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)

Văn hóa Việt Nam có những nét mang tính đặc trưng phổ biển của văn hóa nói chung và có những đặc trưng riêng biệt, đặc thù. Những đặc trưng cơ bản riêng biệt này được hình thành, đúc kết, bảo lưu, phát triển từ điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, chính trị-kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Các đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam là lòng yêu nước; tinh thần dân tộc; lòng nhân ái, thương người; tính cộng đồng làng xã, xã hội; tính tinh tế…

Phát biểu tại Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” và Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2022 (ngày 12/2/2022), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, tất cả chúng ta dù ở đồng bằng hay miền núi, biên giới hay hải đảo, trong nước hay nước ngoài, dù khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo đều một lòng hướng về nguồn cội, quê hương, đất nước, cùng nhau nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3.

Nền văn hiến kỳ vĩ của dân tộc Việt Nam được tạo nên bởi 54 dân tộc anh em đoàn kết, gắn bó với nhau. Đó là một nền văn hóa đa dạng, phong phú, có sự thống nhất cao về ngôn ngữ, là một tài sản vô cùng quý giá của dân tộc ta.

Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc mang một bản sắc riêng thể hiện qua văn hoá ẩm thực, nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo, tổ chức xã hội, văn học nghệ thuật, trang phục… Đó là những dấu hiệu để nhận biết nhau, giúp hiểu biết về nhau.

Trong số đó, trang phục truyền thống là một biểu trưng văn hoá phản ánh sinh động phong tục, tập quán, vẻ đẹp và bản sắc riêng của mỗi dân tộc trên mỗi vùng miền đất nước. Trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam gắn liền cùng quá trình dài lao động, sáng tạo chứa đựng những giá trị nghệ thuật, lịch sử của từng tộc người.

Trong các vùng văn hóa không thể không kể đến không gian văn hoá rộng lớn trải dài khắp đất nước của những lễ hội truyền thống, được tổ chức hàng năm tại mỗi ngôi làng, nhằm tưởng nhớ tới các vị anh hùng có công với đất nước, với làng xã, biểu đạt sâu sắc tinh thần gắn kết cộng đồng, đời sống, tín ngưỡng, bản sắc văn hóa của mỗi ngôi làng Việt.

Theo thống kê, nước ta có hơn 6.000 lễ hội dân gian, lưu giữ nhiều tầng lớp văn hóa tín ngưỡng, ẩn chứa hệ tư tưởng đạo lý và triết học. Trong số đó có các lễ hội tiêu biểu như Hội Gióng, Lễ hội Đống Đa, Lễ hội Cổ Loa, Hội Chùa Thầy, hội Thổi cơm thi làng Thi Cấm…

Nội dung các hội làng thường gắn với tục thờ cúng vị thành hoàng làng, quá trình thực hiện nghi lễ và các hoạt động vui chơi, giúp người dân gắn bó với nhau về tinh thần, có trách nhiệm với cộng đồng.

Nhiều lễ hội phản ánh tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước. Đồng thời phản ánh đậm nét vai trò của nhân dân – những người sáng tạo, kế thừa và trao truyền các sáng tạo văn hóa vật thể, phi vật thể, chủ nhân chân chính của loại hình di sản này.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, mỗi dân tộc là một cành trong cái cây vĩ đại mang tên Việt Nam, do đó chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ bằng mọi giá vẻ đẹp văn hóa riêng biệt của mỗi dân tộc, làm cho tất cả những cành, nhánh ấy đâm chồi nảy lộc, nở hoa, kết trái (Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” và Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2022).

Bởi lẽ, thông qua sự kết nối kỳ diệu của văn hóa, chúng ta mới dễ dàng có được sự gần gũi, hiểu biết và yêu thương lẫn nhau, góp phần vun đắp sức mạnh Việt Nam, giá trị Việt Nam cho hôm nay và mai sau.

Phát huy “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam

Nhận thức Đảng ta về vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước đã xác định rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.”

 

Sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam là khả năng huy động, phát huy những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của dân tộc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới, đồng thời tăng cường uy tín, vị thế của dân tộc Việt Nam trong các quan hệ quốc tế.

Văn hóa ngày càng được đề cao trong các mối quan hệ xã hội, các lĩnh vực hoạt động, xây dựng văn hoá con người ở thời kỳ mới. Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định phát triển kinh tế-xã hội là trung tâm; xây dựng Ðảng là then chốt; xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần.

Tiếp đến, Đại hội XIII của Đảng xác định “Phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam,” “Xây dựng, phát huy yếu tố văn hóa để thực sự là đột phá phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế.”

Phát triển toàn diện con người Việt Nam từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Các chỉ số phát triển con người Việt Nam đã có nhiều bước tiến so với khu vực và thế giới.

Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam có tên trong số 52 nước có Chỉ số phát triển con người cao. Khoảng 50 triệu người được xóa đói giảm nghèo, giúp Việt Nam cán đích mục tiêu Thiên niên kỷ sớm hơn 10 năm so với cam kết với Liên hợp quốc. 27 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới…

Phố cổ Hội An – Di sản văn hóa thế giới với hơn một nghìn di tích được gữ gần như nguyên vẹn. Những ngôi nhà cổ rêu phong với hình ảnh người phụ nữ áo dài làm những con phố cổ càng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt khách du lịch trong và ngoài nước. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (ngày 24/11/2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Bài phát biểu đề cập đến sức mạnh mềm văn hóa một cách hàm súc và gói trọn tâm huyết để xây dựng, phát triển văn hóa.

Người đứng đầu Đảng ta khẳng định “văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất.” Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là “nền tảng tinh thần,” “động lực phát triển,” và “soi đường cho quốc dân đi;” phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

Nghi thức tắm tượng phật bằng nước ướp hương, gột rửa những điều không may mắn năm cũ để sang năm mới mọi sự được như ý trong Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)

Theo các chuyên gia, động lực và sức mạnh nội sinh của văn hóa không phải tự dưng hay ngày một ngày hai có được mà phải được nuôi dưỡng, giáo dục, vun đắp, chăm bón từng ngày, từ những công việc nhỏ bé, bình thường đến sự trải nghiệm, từng trải được hun đúc, trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Từ Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, sức mạnh mềm của đất nước được kỳ vọng sẽ có sức bật tốt để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đủ sức “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...