Tấm gương nhà giáo Việt Nam 2017: Hoa hướng dương
2017-11-20 14:56:06
0 Bình luận
“Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng bạn…” (ngạn ngữ)
Câu ngạn ngữ trên đối với tôi, một cô giáo dạy văn, thì không gì là lạ. Tôi đã bắt gặp, đọc và thậm chí là nhiều lần cho học sinh làm bài nghị luận.
Thế nhưng, tất cả đều dừng lại ở hiểu, ở bàn luận; tất cả chỉ nằm trên trang giấy học trò; tất cả là một mớ lý lẽ, dẫn chứng theo kiểu lý thuyết của một bài học văn. Và tất cả chỉ được mường tượng trong nhận thức của cô trò chúng tôi nếu như không có cuộc hội ngộ bất ngờ vào một ngày đầu năm học 2010.
Cuộc hội ngộ ấy đã cho chúng tôi “mục sở thị” một tấm gương về nghị lực, về ý chí, về tinh thần lạc quan, về cái gọi là “hướng về phía mặt trời để đẩy lùi bóng tối”…
Và vì tất cả, cô trò chúng tôi gọi cô ấy là đóa hướng dương của Trường THPT Thiên Hộ Dương - cô Nguyễn Thị Minh Tâm.
Cành hoa trong dông tố...
Sinh năm 1986, xuất thân trong một gia đình thuần nông nghèo, lại không có cha ở bên cạnh, Tâm sớm ý thức được vai trò của việc học. Tâm học rất giỏi. Tốt nghiệp THPT xong, Tâm thi vào Đại học Sư phạm Đồng Tháp.
Bốn năm ròng đại học là bốn năm ấp ủ ước mơ một ngày đứng lớp. Rồi Tâm cũng ra trường và nhận nhiệm sở. Nơi công tác của Tâm là ngôi trường vùng sâu tại một huyện nhỏ ở tỉnh Đồng Tháp (Trường THPT Tân Thành, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng).
Dạy được một năm, vào một ngày đầu năm học, ngày 31.8.2009, trên đường đi vận động học sinh ra lớp, chiếc xe tải tụt dốc, cán nát một chân của cô giáo trẻ.
Cứ tưởng bình minh sẽ đem lại những tia nắng ấm, ai ngờ dông tố kéo về xua tan ánh sáng của thời khắc rạng đông.
Bao nhiêu dự định, ước mơ rất đời thường của người con gái vừa chớm ươm mầm giờ đã sớm héo khô. Tương lai, sự nghiệp, hôn nhân … là nỗi ám ảnh hằng đêm khi cô đối diện với chính mình.
Rồi vết thương cũng lành, Tâm chỉ còn lại một chân. Cô ấy bắt đầu làm quen với chân giả, ròng rã suốt mấy tháng trời tập luyện, biết bao nhiêu lần té ngã, cô đã đi lại được. Cô đi tìm tương lai với cây nạng … và với một chân…
Hương hoa vẫn tỏa ngát một khoảng trời...
Thấy được hoàn cảnh đặc biệt của Tâm, Sở GDĐT đã tạo điều kiện cho cô ấy công tác được gần nhà hơn, cô chuyển công tác về Trường THPT Thiên Hộ Dương.
Dù cơ thể đã bị khiếm khuyết nhưng lòng yêu nghề và bầu nhiệt huyết vẫn vẹn nguyên như thuở nào. Sáu năm công tác tại trường, 5 năm cô dạy lớp, dù nhà trường không phân công chủ nhiệm nhưng cô vẫn quan tâm giúp đỡ đến từng em học sinh, cô nắm bắt từng hoàn cảnh một.
Cứ mỗi đầu năm học, Tâm lại cùng cô giáo chủ nhiệm đi đến tận nhà để vận động học sinh ra lớp. Cô lấy chính hoàn cảnh của mình để tác động đến các em. Có gia đình rất trân trọng và cho con tiếp tục đến trường nhưng cũng không ít phụ huynh không hợp tác, cô lủi thủi ra về mà lòng đầy ray rứt.
Cô không bỏ cuộc, cô trở lại lần hai, lần ba…
Và đã không ít trường hợp, cô đã thành công. Rồi trong số các em học sinh ra lớp, những em nào có hoàn cảnh khó khăn, cô lại vận động Mạnh Thường Quân hỗ trợ. Không chỉ có vậy, cô còn thường xuyên mở những lớp học miễn phí dành cho hoc sinh nghèo, học sinh yếu.
Cô sẵn sàng ngồi cả buổi, tỉ mẩn lấy lại từng chút kiến thức cho các em đã bị hỏng căn bản. Và dường như tụi học trò cũng cảm nhận được tình cảm và lòng nhiệt thành ấy, chúng rất yêu mến và xem cô như người chị, người mẹ của mình. Mỗi lần cô Tâm lên xuống cầu thang để chuyển từ lớp này đến lớp khác, các em lại thay nhau dìu bước chân cô. Và có cả những cô cậu học trò thay nhau vào nhà cô Tâm để chăm sóc mỗi khi cô ngã bệnh.
Có lần, tôi đến nhà Tâm khi cô ấy mới vừa đi thăm nhà học sinh về, thay đồ xong, Tâm tháo cái chân giả ra, cái mỏm cụt bầm tím, bởi cái chân giả đã cũ, lại không phải là loại tốt nên nó rất cứng, chèn vào phần thịt của mỏm cụt.
Tâm nhìn tôi phân trần: “Hồi đó, bên gây tai nạn bồi thường cho mình chỉ đủ để mua cái chân này thôi. Bây giờ nó cũ, em đang để dành tiền mua cái chân mới, tốt hơn nhưng đến sáu bảy chục triệu lận”.
Và cực nhất là những ngày mưa, Tâm nói: “Có hôm mới thay đồ xong, dẫn xe ra ngõ, trời lại đổ mưa. Em mặc áo mưa đi luôn. Có hôm đó, khi mới vừa ra khỏi nhà học sinh, trời lại mưa, mà để đi ra được đường đá, em phải đi qua một đoạn đường đất. Xe bị lầy, chân em yếu không chịu nổi, em lớ quớ rồi cả người cả xe té ùm xuống vũng nước”. Cô vừa kể vừa cười với nụ cười thật tươi. Dường như đối với Tâm chẳng có gì là khó khăn cả bởi những gì cô đã phải trải qua còn hơn thế. Nhìn Tâm, tôi cảm thấy mình nhỏ bé quá!
Rồi cơ duyên đưa tới, cô có chuyến công tác ở trường nuôi dạy trẻ khuyết tật. Bao nhiêu cơ thể tật nguyền, bao nhiêu ánh mắt vô hồn, bao nhiêu bàn tay đang quờ quạng như muốn tìm một nơi nương tựa. Tất cả đập vào mắt cô, tất cả thôi thúc cô, cô tự thành lập cho mình nhóm thiện nguyện Nhất Tâm.
Rất đều đặn, sắp đến những ngày lễ lớn, cô lại lên Facebook để kêu gọi các em sinh viên có chung một tấm lòng cùng tổ chức bán hoa gây quỹ. Từ việc đặt hoa, chở hoa, chọn địa điểm bán, phân công việc… , tất tần tật Tâm đều tự mình thực hiện.
Có khi bán không kịp, đổ cả mồ hôi hột nhưng cũng có khi ế ẩm, Tâm đem về tặng cho tất cả những người thân, thế là Tâm phải bỏ tiền túi ra bù vào. Rồi dần dà, cô tìm được nhiều tâm hồn đồng điệu, thế là Nhất Tâm ngày một vững bước tiến xa trên con đường thiện nguyện.
Nhóm thiện nguyện ấy của cô Tâm nay đã hoạt động được gần 3 năm. Dường như đôi chân mất đi một nửa ấy không biết mệt mỏi, cô đã rong ruổi khắp các trường học, trung tâm bảo trợ xã hội trong tỉnh, các nhà tình thương, các cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật, các ngôi chùa nuôi trẻ mồ côi, các bệnh viện, các nhà dưỡng lão, và khắp các xã phường…
Hơn ai hết, cô hiểu được nỗi đau của một người khuyết tật, cô biến nỗi đau của riêng mình thành tình thương cho những người đồng cảnh ngộ.
Cô đi đến từng nhà của những nạn nhân tai nạn giao thông, những giáo viên không may mắc bệnh hiểm nghèo. Cô mang lại cho họ không chỉ có những phần quà mà cả hơi ấm của tình thương, mang lại cho họ niềm tin vào con người và cuộc sống.
Cho đến hôm nay, cô đã đến thăm hỏi động viên và tặng quà hàng mấy chục trường hợp bị tai nạn giao thông hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Tâm không màng đường sá xa xôi, có người cách xa hàng trăm km, Tâm cũng tranh thủ từng chút thời gian để được đến với họ một cách sớm nhất.
Tâm mang đến cho họ những món quà nho nhỏ, thậm chí chỉ là một đóa hoa, nhưng quan trọng hơn hết Tâm muốn thổi vào tâm hồn họ một niềm tin, một niềm hy vọng bằng chính câu chuyện của riêng mình.
Rồi em Quốc, em Giang, em Tuyền… còn nhiều nhiều nữa những tâm hồn tưởng chừng như đã héo khô vì bệnh tật nay lại được hồi sinh. Rồi từ từ, họ truyền tai nhau về cô giáo một chân đi truyền lửa cho những cuộc đời bất hạnh.
Bởi thế, ở đâu có hoàn cảnh đặc biệt, họ lại gọi và báo cho cô. Dù khó khăn đi lại, nhưng hễ nghe ở đâu có người cần giúp đỡ, Tâm liền khăn gói lên đường. Có lần, hay tin cô giáo ở Trà Vinh bị tai nạn, rất tuyệt vọng, không còn muốn sống, Tâm lén má lên tận TP.Hồ Chí Minh để thăm cô giáo ấy.
Như một phép màu, Tâm đã phục sinh cho biết bao tâm hồn rơi vào vực thẳm của nỗi chán chường tuyệt vọng. Như anh Hòa ở phường 4, thành phố Cao Lãnh, anh bị tai nạn giao thông mất cả hai chân, từ một lao động chính nay trở thành một người tàn tật, anh tuyệt vọng không thiết sống. Tâm đã đến, cô đã giúp anh lấy lại niềm tin, niềm ham sống.
Hai tiết dạy vừa xong, Tâm không kịp chuẩn bị gì, một mình bắt xe lên thành phố, tất tả đến ngay Bệnh viện Chợ Rẫy. Và nhờ Tâm an ủi, động viên, dùng câu chuyện của chính mình để chuyển hóa những suy nghĩ tiêu cực, cô giáo dần trở lại với cuộc sống bình thường, vui vẻ, lạc quan hơn. Có những anh chị, sau lại trở thành thành viên của nhóm, cùng Tâm đi giúp đỡ, chăm sóc những người không may khác.
Có những lúc rảnh rỗi hiếm hoi, cô gái ấy lại đi vào bệnh viện cùng cô bác nấu những bữa ăn từ thiện cho những bệnh nhân và thân nhân nghèo.
Rồi đến những mùa thi, cô cùng với những thành viên trong nhóm lại tất tả lên đường tìm thêm nguồn hỗ trợ, rồi tất tả chở gạo, chở dầu, xin thêm rau củ… Và thế là những hộp cơm tình nghĩa dành cho những sĩ tử từ khắp mọi miền lại được trao tay.
Hai mùa thi đã trôi qua, và không mùa thi nào là vắng bóng cô Tâm trong hoạt động thiện nguyện của nhóm. Đúng! có thể trên đời này còn có những tấm lòng cao đẹp hơn thế. Nhưng trong hoàn cảnh của cô Tâm thì tấm lòng ấy đã quá đủ để ta trân trọng.
Sắc vàng vẫn thắm, mặc bão dông...
Bước qua sự mất mát của bản thân, Tâm nhanh chóng lấy lại thăng bằng và sống hết mình với tuổi trẻ. Ở cô giáo ấy, tôi không chỉ thấy tấm lòng nhiệt thành với nghề và với người mà tôi còn thấy một tinh thần lạc quan, một bản lĩnh kiên cường, một nguồn năng lượng dồi dào đủ để mang lại cho cô một cuộc sống năng động và đầy ý nghĩa.
Với cách nghĩ tích cực, tháng 8.2014, Tâm thi đậu cao học chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán, ba năm đạt giáo viên dạy giỏi vòng trường. Tháng 10. 2015, Tâm tham gia cuộc thi “Vẻ đẹp vầng trăng khuyết”, cô vượt qua hàng trăm thí sinh để vào vòng chung kết.
Tôi còn nhớ như in cái không khí của buổi lễ 20.11 năm 2015. Cả sân trường lặng người đi bởi trước mặt chúng tôi, một tấm gương về nghị lực và niềm tin đang hiện diện, một dẫn chứng thuyết phục hơn hàng vạn lời lẽ nào của một bài giảng về "sống đẹp".
Cô Tâm xuất hiện trên sân khấu, nụ cười tươi rói, ánh mắt sáng ngời đầy tự tin, với chiếc váy hồng, cô thực hiện tiết mục múa sen bằng một chân, không cần chân giả.
Và đó cũng chính là tiết mục cho phần thi năng khiếu mà Tâm trình diễn trong đêm chung kết ở Hà Nội và tiết mục này cũng đã giúp Tâm được vào top 5 của cuộc thi.
Sau đó, Tâm được mời ra Hà Nội một lần nữa để trình diễn thời trang cho chương trình “I beautiful, you too” (Tôi đẹp, bạn cũng thế - một chương trình thời trang dành cho người khuyết tật). Tâm rạng ngời sải bước trên sàn diễn. Cô rạng ngời bởi nguồn năng lượng của tinh thần lạc quan và bản lĩnh kiên cường.
Cô đã tiếp thêm cho chúng tôi và nhất là những người kém may mắn khác một niềm tin vững chắc để chọn cho mình một lối sống đẹp, sống có ích.
Và hiện giờ đây cô đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ của mình. Cô tiếp tục nuôi dưỡng niềm mơ ước sẽ du học ngành công tác xã hội để giúp đỡ được nhiều người hơn. Cô đã vượt qua rất nhiều hồ sơ để được phỏng vấn trực tiếp nhưng lần phỏng vấn trước, may mắn chưa đến với cô.
Tôi tin, với bản lĩnh của cô, ước mơ kia sẽ sớm trở thành hiện thực. Thật đáng khâm phục cho bản lĩnh của cô giáo trẻ. Cô đã để lại cho tôi và cho tất cả mọi người hiểu thế nào là sống đẹp.
Quả thật, trong cuộc sống, nếu mỗi chúng ta luôn biết hướng tới những điều tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động, luôn là đoá hướng dương say mê với ánh sáng mặt trời thì ánh sáng mặt trời sẽ soi sáng tâm hồn và trí tuệ, giúp ta sống với lý tưởng và hành động vì những điều cao đẹp.
Chia tay cô, trong tôi không chỉ là niềm thán phục mà còn có cả những nỗi băn khoăn.
Bởi tôi cảm nhận được trong từng bước chân khập khiễng ấy là cả một trời cô đơn, lặng lẽ; bởi tôi hiểu vì sao cô háo hức khi khoác lên mình bộ áo cưới rồi nhanh chóng trả lại cho cô bạn của mình với nụ cười đắng chát; bởi tôi cũng hiểu vì sao cô vui sướng khi bọn trẻ gọi cô là má; và tôi càng hiểu vì sao cô lại quay đi khi ai đó vô tình hỏi đến chuyện chồng con…
Cô bước đi trên con đường dài thẳng tắp. Tiếng lá vàng xào xạc dưới chân hay tiếng thì thầm của những nỗi niềm riêng?
Cuộc hội ngộ ấy đã cho chúng tôi “mục sở thị” một tấm gương về nghị lực, về ý chí, về tinh thần lạc quan, về cái gọi là “hướng về phía mặt trời để đẩy lùi bóng tối”…
Và vì tất cả, cô trò chúng tôi gọi cô ấy là đóa hướng dương của Trường THPT Thiên Hộ Dương - cô Nguyễn Thị Minh Tâm.
Cành hoa trong dông tố...
Sinh năm 1986, xuất thân trong một gia đình thuần nông nghèo, lại không có cha ở bên cạnh, Tâm sớm ý thức được vai trò của việc học. Tâm học rất giỏi. Tốt nghiệp THPT xong, Tâm thi vào Đại học Sư phạm Đồng Tháp.
Bốn năm ròng đại học là bốn năm ấp ủ ước mơ một ngày đứng lớp. Rồi Tâm cũng ra trường và nhận nhiệm sở. Nơi công tác của Tâm là ngôi trường vùng sâu tại một huyện nhỏ ở tỉnh Đồng Tháp (Trường THPT Tân Thành, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng).
Dạy được một năm, vào một ngày đầu năm học, ngày 31.8.2009, trên đường đi vận động học sinh ra lớp, chiếc xe tải tụt dốc, cán nát một chân của cô giáo trẻ.
Cứ tưởng bình minh sẽ đem lại những tia nắng ấm, ai ngờ dông tố kéo về xua tan ánh sáng của thời khắc rạng đông.
Bao nhiêu dự định, ước mơ rất đời thường của người con gái vừa chớm ươm mầm giờ đã sớm héo khô. Tương lai, sự nghiệp, hôn nhân … là nỗi ám ảnh hằng đêm khi cô đối diện với chính mình.
Rồi vết thương cũng lành, Tâm chỉ còn lại một chân. Cô ấy bắt đầu làm quen với chân giả, ròng rã suốt mấy tháng trời tập luyện, biết bao nhiêu lần té ngã, cô đã đi lại được. Cô đi tìm tương lai với cây nạng … và với một chân…
Hương hoa vẫn tỏa ngát một khoảng trời...
Thấy được hoàn cảnh đặc biệt của Tâm, Sở GDĐT đã tạo điều kiện cho cô ấy công tác được gần nhà hơn, cô chuyển công tác về Trường THPT Thiên Hộ Dương.
Dù cơ thể đã bị khiếm khuyết nhưng lòng yêu nghề và bầu nhiệt huyết vẫn vẹn nguyên như thuở nào. Sáu năm công tác tại trường, 5 năm cô dạy lớp, dù nhà trường không phân công chủ nhiệm nhưng cô vẫn quan tâm giúp đỡ đến từng em học sinh, cô nắm bắt từng hoàn cảnh một.
Cứ mỗi đầu năm học, Tâm lại cùng cô giáo chủ nhiệm đi đến tận nhà để vận động học sinh ra lớp. Cô lấy chính hoàn cảnh của mình để tác động đến các em. Có gia đình rất trân trọng và cho con tiếp tục đến trường nhưng cũng không ít phụ huynh không hợp tác, cô lủi thủi ra về mà lòng đầy ray rứt.
Cô không bỏ cuộc, cô trở lại lần hai, lần ba…
Và đã không ít trường hợp, cô đã thành công. Rồi trong số các em học sinh ra lớp, những em nào có hoàn cảnh khó khăn, cô lại vận động Mạnh Thường Quân hỗ trợ. Không chỉ có vậy, cô còn thường xuyên mở những lớp học miễn phí dành cho hoc sinh nghèo, học sinh yếu.
Cô sẵn sàng ngồi cả buổi, tỉ mẩn lấy lại từng chút kiến thức cho các em đã bị hỏng căn bản. Và dường như tụi học trò cũng cảm nhận được tình cảm và lòng nhiệt thành ấy, chúng rất yêu mến và xem cô như người chị, người mẹ của mình. Mỗi lần cô Tâm lên xuống cầu thang để chuyển từ lớp này đến lớp khác, các em lại thay nhau dìu bước chân cô. Và có cả những cô cậu học trò thay nhau vào nhà cô Tâm để chăm sóc mỗi khi cô ngã bệnh.
Có lần, tôi đến nhà Tâm khi cô ấy mới vừa đi thăm nhà học sinh về, thay đồ xong, Tâm tháo cái chân giả ra, cái mỏm cụt bầm tím, bởi cái chân giả đã cũ, lại không phải là loại tốt nên nó rất cứng, chèn vào phần thịt của mỏm cụt.
Tâm nhìn tôi phân trần: “Hồi đó, bên gây tai nạn bồi thường cho mình chỉ đủ để mua cái chân này thôi. Bây giờ nó cũ, em đang để dành tiền mua cái chân mới, tốt hơn nhưng đến sáu bảy chục triệu lận”.
Và cực nhất là những ngày mưa, Tâm nói: “Có hôm mới thay đồ xong, dẫn xe ra ngõ, trời lại đổ mưa. Em mặc áo mưa đi luôn. Có hôm đó, khi mới vừa ra khỏi nhà học sinh, trời lại mưa, mà để đi ra được đường đá, em phải đi qua một đoạn đường đất. Xe bị lầy, chân em yếu không chịu nổi, em lớ quớ rồi cả người cả xe té ùm xuống vũng nước”. Cô vừa kể vừa cười với nụ cười thật tươi. Dường như đối với Tâm chẳng có gì là khó khăn cả bởi những gì cô đã phải trải qua còn hơn thế. Nhìn Tâm, tôi cảm thấy mình nhỏ bé quá!
Rồi cơ duyên đưa tới, cô có chuyến công tác ở trường nuôi dạy trẻ khuyết tật. Bao nhiêu cơ thể tật nguyền, bao nhiêu ánh mắt vô hồn, bao nhiêu bàn tay đang quờ quạng như muốn tìm một nơi nương tựa. Tất cả đập vào mắt cô, tất cả thôi thúc cô, cô tự thành lập cho mình nhóm thiện nguyện Nhất Tâm.
Rất đều đặn, sắp đến những ngày lễ lớn, cô lại lên Facebook để kêu gọi các em sinh viên có chung một tấm lòng cùng tổ chức bán hoa gây quỹ. Từ việc đặt hoa, chở hoa, chọn địa điểm bán, phân công việc… , tất tần tật Tâm đều tự mình thực hiện.
Có khi bán không kịp, đổ cả mồ hôi hột nhưng cũng có khi ế ẩm, Tâm đem về tặng cho tất cả những người thân, thế là Tâm phải bỏ tiền túi ra bù vào. Rồi dần dà, cô tìm được nhiều tâm hồn đồng điệu, thế là Nhất Tâm ngày một vững bước tiến xa trên con đường thiện nguyện.
Nhóm thiện nguyện ấy của cô Tâm nay đã hoạt động được gần 3 năm. Dường như đôi chân mất đi một nửa ấy không biết mệt mỏi, cô đã rong ruổi khắp các trường học, trung tâm bảo trợ xã hội trong tỉnh, các nhà tình thương, các cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật, các ngôi chùa nuôi trẻ mồ côi, các bệnh viện, các nhà dưỡng lão, và khắp các xã phường…
Hơn ai hết, cô hiểu được nỗi đau của một người khuyết tật, cô biến nỗi đau của riêng mình thành tình thương cho những người đồng cảnh ngộ.
Cô đi đến từng nhà của những nạn nhân tai nạn giao thông, những giáo viên không may mắc bệnh hiểm nghèo. Cô mang lại cho họ không chỉ có những phần quà mà cả hơi ấm của tình thương, mang lại cho họ niềm tin vào con người và cuộc sống.
Cho đến hôm nay, cô đã đến thăm hỏi động viên và tặng quà hàng mấy chục trường hợp bị tai nạn giao thông hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Tâm không màng đường sá xa xôi, có người cách xa hàng trăm km, Tâm cũng tranh thủ từng chút thời gian để được đến với họ một cách sớm nhất.
Tâm mang đến cho họ những món quà nho nhỏ, thậm chí chỉ là một đóa hoa, nhưng quan trọng hơn hết Tâm muốn thổi vào tâm hồn họ một niềm tin, một niềm hy vọng bằng chính câu chuyện của riêng mình.
Rồi em Quốc, em Giang, em Tuyền… còn nhiều nhiều nữa những tâm hồn tưởng chừng như đã héo khô vì bệnh tật nay lại được hồi sinh. Rồi từ từ, họ truyền tai nhau về cô giáo một chân đi truyền lửa cho những cuộc đời bất hạnh.
Bởi thế, ở đâu có hoàn cảnh đặc biệt, họ lại gọi và báo cho cô. Dù khó khăn đi lại, nhưng hễ nghe ở đâu có người cần giúp đỡ, Tâm liền khăn gói lên đường. Có lần, hay tin cô giáo ở Trà Vinh bị tai nạn, rất tuyệt vọng, không còn muốn sống, Tâm lén má lên tận TP.Hồ Chí Minh để thăm cô giáo ấy.
Như một phép màu, Tâm đã phục sinh cho biết bao tâm hồn rơi vào vực thẳm của nỗi chán chường tuyệt vọng. Như anh Hòa ở phường 4, thành phố Cao Lãnh, anh bị tai nạn giao thông mất cả hai chân, từ một lao động chính nay trở thành một người tàn tật, anh tuyệt vọng không thiết sống. Tâm đã đến, cô đã giúp anh lấy lại niềm tin, niềm ham sống.
Hai tiết dạy vừa xong, Tâm không kịp chuẩn bị gì, một mình bắt xe lên thành phố, tất tả đến ngay Bệnh viện Chợ Rẫy. Và nhờ Tâm an ủi, động viên, dùng câu chuyện của chính mình để chuyển hóa những suy nghĩ tiêu cực, cô giáo dần trở lại với cuộc sống bình thường, vui vẻ, lạc quan hơn. Có những anh chị, sau lại trở thành thành viên của nhóm, cùng Tâm đi giúp đỡ, chăm sóc những người không may khác.
Có những lúc rảnh rỗi hiếm hoi, cô gái ấy lại đi vào bệnh viện cùng cô bác nấu những bữa ăn từ thiện cho những bệnh nhân và thân nhân nghèo.
Rồi đến những mùa thi, cô cùng với những thành viên trong nhóm lại tất tả lên đường tìm thêm nguồn hỗ trợ, rồi tất tả chở gạo, chở dầu, xin thêm rau củ… Và thế là những hộp cơm tình nghĩa dành cho những sĩ tử từ khắp mọi miền lại được trao tay.
Hai mùa thi đã trôi qua, và không mùa thi nào là vắng bóng cô Tâm trong hoạt động thiện nguyện của nhóm. Đúng! có thể trên đời này còn có những tấm lòng cao đẹp hơn thế. Nhưng trong hoàn cảnh của cô Tâm thì tấm lòng ấy đã quá đủ để ta trân trọng.
Sắc vàng vẫn thắm, mặc bão dông...
Bước qua sự mất mát của bản thân, Tâm nhanh chóng lấy lại thăng bằng và sống hết mình với tuổi trẻ. Ở cô giáo ấy, tôi không chỉ thấy tấm lòng nhiệt thành với nghề và với người mà tôi còn thấy một tinh thần lạc quan, một bản lĩnh kiên cường, một nguồn năng lượng dồi dào đủ để mang lại cho cô một cuộc sống năng động và đầy ý nghĩa.
Với cách nghĩ tích cực, tháng 8.2014, Tâm thi đậu cao học chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán, ba năm đạt giáo viên dạy giỏi vòng trường. Tháng 10. 2015, Tâm tham gia cuộc thi “Vẻ đẹp vầng trăng khuyết”, cô vượt qua hàng trăm thí sinh để vào vòng chung kết.
Tôi còn nhớ như in cái không khí của buổi lễ 20.11 năm 2015. Cả sân trường lặng người đi bởi trước mặt chúng tôi, một tấm gương về nghị lực và niềm tin đang hiện diện, một dẫn chứng thuyết phục hơn hàng vạn lời lẽ nào của một bài giảng về "sống đẹp".
Cô Tâm xuất hiện trên sân khấu, nụ cười tươi rói, ánh mắt sáng ngời đầy tự tin, với chiếc váy hồng, cô thực hiện tiết mục múa sen bằng một chân, không cần chân giả.
Và đó cũng chính là tiết mục cho phần thi năng khiếu mà Tâm trình diễn trong đêm chung kết ở Hà Nội và tiết mục này cũng đã giúp Tâm được vào top 5 của cuộc thi.
Sau đó, Tâm được mời ra Hà Nội một lần nữa để trình diễn thời trang cho chương trình “I beautiful, you too” (Tôi đẹp, bạn cũng thế - một chương trình thời trang dành cho người khuyết tật). Tâm rạng ngời sải bước trên sàn diễn. Cô rạng ngời bởi nguồn năng lượng của tinh thần lạc quan và bản lĩnh kiên cường.
Cô đã tiếp thêm cho chúng tôi và nhất là những người kém may mắn khác một niềm tin vững chắc để chọn cho mình một lối sống đẹp, sống có ích.
Và hiện giờ đây cô đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ của mình. Cô tiếp tục nuôi dưỡng niềm mơ ước sẽ du học ngành công tác xã hội để giúp đỡ được nhiều người hơn. Cô đã vượt qua rất nhiều hồ sơ để được phỏng vấn trực tiếp nhưng lần phỏng vấn trước, may mắn chưa đến với cô.
Tôi tin, với bản lĩnh của cô, ước mơ kia sẽ sớm trở thành hiện thực. Thật đáng khâm phục cho bản lĩnh của cô giáo trẻ. Cô đã để lại cho tôi và cho tất cả mọi người hiểu thế nào là sống đẹp.
Quả thật, trong cuộc sống, nếu mỗi chúng ta luôn biết hướng tới những điều tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động, luôn là đoá hướng dương say mê với ánh sáng mặt trời thì ánh sáng mặt trời sẽ soi sáng tâm hồn và trí tuệ, giúp ta sống với lý tưởng và hành động vì những điều cao đẹp.
Chia tay cô, trong tôi không chỉ là niềm thán phục mà còn có cả những nỗi băn khoăn.
Bởi tôi cảm nhận được trong từng bước chân khập khiễng ấy là cả một trời cô đơn, lặng lẽ; bởi tôi hiểu vì sao cô háo hức khi khoác lên mình bộ áo cưới rồi nhanh chóng trả lại cho cô bạn của mình với nụ cười đắng chát; bởi tôi cũng hiểu vì sao cô vui sướng khi bọn trẻ gọi cô là má; và tôi càng hiểu vì sao cô lại quay đi khi ai đó vô tình hỏi đến chuyện chồng con…
Cô bước đi trên con đường dài thẳng tắp. Tiếng lá vàng xào xạc dưới chân hay tiếng thì thầm của những nỗi niềm riêng?
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Laodong.vn