Tấm lòng nữ giáo viên dạy học cho 15 trẻ khuyết tật mồ côi ở chùa

2021-09-30 21:37:44 0 Bình luận
Hàng ngày, cô Mai Thị Diệu Hiền bất kể thời tiết nắng mưa, đúng 6 giờ 30 sáng là cô có mặt ở Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi chùa Đức Sơn (thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, TX.Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế) để chăm sóc, nuôi dạy các em khuyết tật cho đến 5 giờ chiều.

Sinh ra trong một gia đình nho giáo ở phường Kim Long (TP.Huế, Thừa Thiên - Huế), từ nhỏ Diệu Hiền đã có lòng yêu thương con người, biết quan tâm đến người khác, biết chia sẻ nỗi đau, sự bất hạnh của những trẻ em không may bị khiếm khuyết một phần cơ thể ở trong xóm, thôn. Tình thương yêu con trẻ đã thôi thúc Hiền quyết tâm ôn thi vào ngành sư phạm.

Năm 1992, Hiền tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Mầm non và tham gia dạy lớp mầm non do chùa Đức Sơn mở ở xã Hương Thọ (TX.Hương Trà). Năm 2005 cô chuyển về trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi chùa Đức Sơn ở thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng và phụ trách lớp trẻ khuyết tật ở đây cho đến hôm nay. Hàng ngày bất kể thời tiết nắng mưa, đúng 6 giờ 30 sáng là cô có mặt ở trung tâm để chăm sóc, nuôi dạy các em khuyết tật cho đến 5 giờ chiều. Công việc nuôi dạy trẻ đã là khó, huống hồ nuôi dạy trẻ khuyết tật lại càng khó khăn gấp nhiều lần, đầy cam go, phức tạp, đòi hỏi cô giáo phải thật sự như mẹ hiền, hết lòng thương yêu, quan tâm, chăm sóc các cháu như con đẻ của mình từ miếng ăn, giấc ngủ, vệ sinh cá nhân, học hành cho đến việc rèn luyện, uốn nắn những hành vi lệch lạc của các em diễn ra trong đời sống thường nhật.

Cô giáo Mai Thị Diệu Hiền luôn tận tâm chăm lo cho các cháu khuyết tật ở lớp Sao Mai - trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi chùa Đức Sơn (Thừa Thiên - Huế)

Trẻ khuyết tật là những trẻ không bình thường, hay biểu lộ những hành vi khác thường, vượt ngoài khả năng dự đoán của các nhà sư phạm như: hay la hét, khóc rên, cào cấu, đập phá, quấy rầy… Do đó đòi hỏi giáo viên phải có đầy đủ các kỹ năng nuôi dạy trẻ cần thiết, kỹ năng thích nghi, chung sống với người tâm thần, kỹ năng chịu đựng tiếng ồn. Bên cạnh đó là lòng kiên trì, nhẫn nại, tình thương yêu các em như con cháu ruột thịt trong nhà, mà người dân địa phương thường quen gọi là “tấm lòng Bồ-tát” thì mới làm được. Cô giáo Mai Thị Diệu Hiền là một người làm được như thế khi suốt 16 năm qua, với cương vị là người cô, người mẹ, người bạn thân thiết, gần gũi với các em, cô luôn dõi theo từng bước đi, sự trưởng thành, tiến bộ cho dù là nhỏ nhất của các em khuyết tật.

Có dịp đến thăm lớp khuyết tật Sao Mai ở trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi chùa Đức Sơn, nhiều người không khỏi ngậm ngùi, xót xa, thương cảm số phận của 15 em khuyết tật ở đây. Mỗi em là một số phận, hoàn cảnh đầy éo le, nhưng tựu trung tất cả đều là người khuyết tật, là trẻ mồ côi bị bố mẹ bỏ rơi, thiếu vắng tình thương của đấng sinh thành. Trong ngôi nhà chung Sao Mai ấy, có người mẹ hiền từng giờ, từng ngày chăm sóc, dỗ dành, nuôi nấng, vỗ về, uốn nắn, các em được tung tăng vui đùa, được lớn lên từng ngày, những tiếng cười giòn tang vang khắp cả cô nhi viện.

Lớp Sao Mai hiện có 15 em khuyết tật từ 9-27 tuổi, có em đến với trung tâm từ khi mới lọt lòng mẹ. Chẳng hạn như em Lê Đăng Kiệt (11 tuổi) bị mù vĩnh viễn và bị bỏ rơi ở một ngôi nhà hoang ở tỉnh Quảng Bình lúc mới vài ngày tuổi; em Cù Thiện Hoàng (22 tuổi) bị đa khuyết tật, bại não, mọi sinh hoạt của em đều diễn ra trên chiếc xe lăn suốt 22 năm nay. Rồi có em Kiều Thiện Nhung (27 tuổi) bị thiểu năng trí tuệ, đi lang thang xin ăn trong khuôn viên Bệnh viện Trung ương Huế và được một sư thầy đem về trung tâm cách đây 15 năm trước. Các em Bùi Quốc Bình, Võ Đức Hòa bị bệnh thần kinh nên tính khí thất thường, khó bảo, suốt ngày chỉ ngồi trên chiếc xích đu, ít nói ít cười, mỗi khi thời tiết thay đổi thì các em có những hành vi đập phá, la hét… làm náo loạn cả trung tâm.

Cô Mai Thị Diệu Hiền đang chăm sóc em Cù Thiện Hoàng (22 tuổi) bị đa khuyết tật, bại não, mọi sinh hoạt của em đều diễn ra trên chiếc xe lăn.

Cô giáo Diệu Hiền chia sẻ, công việc nuôi dạy trẻ khuyết tật không bao giờ có “mẫu số chung”, bởi các em luôn có những hành vi bất thường, tính khí đổi thay khó đoán. Bằng lương tâm, trách nhiệm, sự kiên trì nhẫn nại, tình thương và cả tấm lòng bao dung, độ lượng mới gắn bó được lâu dài với các em. Theo cô Hiền, trong số 15 em khuyết tật ở đây, có em Phan Cù Thiện Nhơn (22 tuổi) bị thiểu năng trí tuệ, qua sự rèn luyện, uốn nắn, chỉ vẻ của cô hàng ngày, hiện Nhơn đã tiến bộ nhất lớp Sao Mai. Em đã biết phụ giúp việc chùa như làm hương, dọn dẹp vệ sinh; đặc biệt em đã biết đọc, viết thành thạo, biết làm toán như học sinh lớp 4.

Được biết chồng cô Hiền là thợ mộc, vợ chồng cô có 3 người con, con út đang học mẫu giáo, thu nhập từ công việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ khuyết tật của cô tuy còn khiêm tốn (khoảng 3 triệu đồng/ tháng) nhưng cô chưa một lần đắn đo, suy nghĩ, toan tính thiệt hơn. Bởi cô đã gắn bó với các em khuyết tật như là duyên nợ. Nhìn những ánh mắt thơ ngây, non nớt và cả sự thiệt thòi về tình thương của các em là động lực thôi thúc cô vượt qua bao nhọc nhằn, lam lũ của công việc và cuộc sống thường nhật để tiếp tục gắn bó dài lâu với các em.

Ni trưởng Thích Nữ Minh Tú - trụ trì chùa Đức Sơn, nhận xét: “Cô giáo Mai Thị Diệu Hiền thực sự xứng đáng là người mẹ hiền của 15 cháu khuyết tật ở cô nhi viện chúng tôi. Chỉ có tình thương, tình mẫu tử đã giúp cô trở thành người gắn bó lâu năm nhất với các cháu khuyết tật ở trung tâm...”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00

Phát hiện, xử lý nhiều thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng

Công an thị xã Sa Pa đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
2024-11-23 13:52:22

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00
Đang tải...