Tập đoàn BĐS hàng đầu Trung Quốc đứng trước nguy cơ khủng hoảng với khoản nợ hơn 300 tỉ USD

2021-09-16 09:34:36 0 Bình luận
Tập đoàn Evergrande, Từng là nhà phát triển bất động sản đứng thứ hai tại Trung Quốc, giờ đây đang ngập trong nợ nần. Evergrande đang vướng phải sức ép đến từ “núi nợ” lên đến hơn 300 tỉ USD sau nhiều năm đi vay để có đủ vốn hỗ trợ tăng trưởng nhanh.

Hình ảnh trụ sở của Tập đoàn Evergrande (Ảnh: Caixin Global)

Đại diện của Evergrande ngày 14/9 đã thừa nhận tập đoàn đang đứng trước sức ép “đặc biệt lớn” và có thể không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ lớn. Sự sụp đổ của ông lớn này có thể sẽ gây ra thảm họa lớn, khi mà có tới 1,5 triệu khách hàng đã bỏ tiền ra mua căn hộ còn chưa được xây dựng.

Trong hai ngày trở lại đây, nhiều khách hàng đã tụ tập, biểu tình phản đối tại trụ sở chính của Evergrande với thái độ tức giận. Họ đòi lãnh đạo Evergrande cho biết thông tin về tương lai của tập đoàn. Giới đầu tư đang ngày một lo ngại, bởi nếu Evergrande sụp đổ sẽ lan tỏa đến các nhà phát triển bất động sản khác, tạo nguy cơ hệ thống đối với ngành ngân hàng Trung Quốc.

Evergrande có chi nhánh, hiện diện tại 280 thành phố, với số lượng nhân viên lên tới 200.000 người. Tập đoàn đã hoàn thành 900 dự án xây nhà thương mại, hạ tầng bất động sản. Gần đây, Evergrande còn mở rộng hoạt động sang những lĩnh vực mới như thực phẩm, giải trí, nghiên cứu phát triển xe điện.

Evergrande mới đây vẫn còn là doanh nghiệp bất động sản lớn thứ hai tại Trung Quốc xét theo doanh thu. Có trụ sở đặt tại Thâm Quyến, Evergrande – trước đây còn có tên là Hengda, chuyên về mảng cung cấp căn hộ cho đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và thu nhập cao.

Tập đoàn được thành lập vào năm 1997, do ông Hui Ka Yan đứng đầu. Ông cũng nhanh chóng gia nhập đội ngũ tỉ phú mới nổi trong quá trình mở cửa kinh tế ở Trung Quốc. Năm ngoái, ông Hui là người giàu thứ ba tại Trung Quốc theo xếp hạng của Forbes, nhưng tài sản của ông chủ Evergrande cũng từ đó bắt đầu bốc hơi.

Vấn đề lớn nhất mà Evergrande đang gặp phái là sức ép đến từ “núi nợ” lên đến 300 tỉ USD sau nhiều năm đi vay để có đủ vốn hỗ trợ tăng trưởng nhanh. Kể từ vài năm trước, Evergrande cũng đã đẩy nhanh việc mua bán, sáp nhập, vì muốn tận dụng được đà tăng trưởng nóng của ngành bất động sản.

Nhưng mọi chuyện bắt đầu vỡ lở khi Bắc Kinh đã đưa ra những biện pháp mới trong tháng 8/2020 về giám sát và kiểm soát chặt chẽ tổng mức nợ của các công ty, doanh nghiệp trong ngành bất động sản. Căn hộ do Evergrande cung ứng được giao dịch chủ yếu dựa trên các hợp đồng bán mua bán góp vốn trước. Nên việc chính quyền siết chính sách đã buộc tập đoàn này phải bung hàng ra thị trường với mức chiết khấu, giảm giá ngày một lớn.

Theo nguồn tin của Bloomberg, chính quyền Quảng Đông đã khuyến khích những ngân hàng lớn của Evergrande thành lập một ủy ban cho vay. Điều này sẽ cho phép các nhà băng kiểm soát những quyết định lớn, bao gồm thanh lý tài sản.

Các ngân hàng khá do dự trước đề xuất trên, cho đến khi nhận được cái gật đầu từ cơ quan quản lý quốc gia.

Các nhà đầu tư tập trung tại trụ sở của Evergrand để đòi lại những sản phẩm quản lý tài sản quá hạn hoàn trả. Ảnh: Reuters.

Ước tính các khách hàng đã ứng tiền theo kiểu góp vốn trước này cho khoảng 1,5 triệu căn hộ. Nhiều người mua bày tỏ lo ngại về khả năng liệu có rút được tiền về hay không sau khi các dự án xây dựng bị đóng băng. Tuần trước, Fitch và Moody đã đồng loạt hạ mức tín nhiệm với Evergrande và cổ phiếu của tập đoàn này đã mất giá đến 80% trong năm nay.

Đến ngày 14/9, Evergrande lại ra một thông cáo mới gửi tới Sở Giao dịch chứng khoán Hong Kong – nơi tập đoàn chọn niêm yết cổ phiếu. Evergrande khẳng định đã thực hiện việc thuê chuyên gia tài chính để khảo sát “tất cả các biện pháp khả thi” để giúp giải tỏa tình cảnh khan hiếm tiền mặt. Nhưng thông cáo cũng cảnh báo rằng sẽ không có bảo đảm chắc chắn về việc Evergrande có đủ khả năng tuân thủ các nghĩa vụ tài chính, trả nợ vay đúng hạn.

Vấn đề đặt ra hiện nay là việc chính quyền có ra tay trợ giúp Evergrande hay không. Bất động sản là một trong những động lực chính đối với tăng trưởng của Trung Quốc, chiếm 29% sản lượng kinh tế. Giới phân tích nhận định một tập đoàn lớn như Evergrande phá sản sẽ gây ra những hệ lụy lớn. Sự sụp đổ này nếu diễn ra sẽ là bài thuốc thử khắc nghiệt nhất mà hệ thống tài chính-ngân hàng tại Trung Quốc phải đối mặt trong nhiều năm trở lại đây.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Cách mạng Tháng Tám 1945: Giá trị lịch sử và bài học đấu tranh giành, giữ nền độc lập

80 năm đã trôi qua, thắng lợi và bài học lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn là một sự kiện trọng đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Khát vọng độc lập, tự do, cùng với một đường lối chính trị đúng đắn và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra xung lực hồi sinh mạnh mẽ, góp phần làm nên thành công của cách mạng Tháng Tám, xây dựng một Nhà nước Việt Nam mới.
2025-07-17 22:05:05

Quảng Ninh: Có hay không? một hộ xin nơi thờ cúng 2 mẹ Việt Nam anh hùng và 4 liệt sĩ mãi mà không được

Tạp chí điện tử Hoà Nhập nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Thúy Anh, ở tổ 47 khu 3 ( Bạch Đằng) nay là phường Hồng Gai, Quảng Ninh phản ánh gia đình mình đang phải thuê nhà ở khi mình có ô đất mua của Dự án đã nộp tới 95% tiền góp vốn, nay đề nghị dựng trên thổ đất ấy một căn nhà tạm làm nơi ở và để thờ cúng 2 mẹ Việt Nam anh hùng và 4 liệt sĩ mà mãi không được.
2025-07-17 21:51:22

Tư duy quân sự trong thời bình: Phương châm "bốn tại chỗ" của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu – một di sản chiến lược

Nơi kinh nghiệm trận mạc giao thoa với thực tiễn phòng chống thiên tai và ứng phó các thách thức phi truyền thống
2025-07-16 18:59:32

Chủ tịch nước Lương Cường dự khai mạc Kỳ họp Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC

Sáng 16/7, Chủ tịch nước Lương Cường tham dự khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC 3). Đây là sự kiện cấp khu vực quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, kết nối doanh nghiệp.
2025-07-16 15:33:22

Chủ tịch nước Lương Cường dự hội nghị Xúc tiến Đầu tư tại Hải Phòng

Ngày 15/7, trong khuôn khổ Tuần lễ hội nghị lần thứ ba Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC3), TP.Hải Phòng đã long trọng tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Thương mại với chủ đề “Hải Phòng - điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới”. Chủ tịch nước Lương Cường về dự
2025-07-15 22:00:58

Công an TP.Hải Phòng công bố các Quyết định về công tác cán bộ

Công an TP.Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Công về công tác cán bộ đối với chức danh Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra; Thủ trưởng cơ quan Thi hành án hình sự và cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam; Thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra.
2025-07-15 18:42:27
Đang tải...