Tham khảo đê thi ôn tập Lịch sử thi THPT quốc gia 2016
ĐỀ 1
Câu 1 (3,0 điểm)
Giới thiệu sự kiện khởi đầu tạo ra khuôn khổ của trật tự thế giới sau chiến
tranh thế giới thứ hai, phân tích đặc trưng lớn nhất và hậu quả của trật tự đó.
Câu 2 (2,0 điểm)
Tóm tắt sự chuyển biến của kinh tế Việt Nam dưới tác động của những cuộc khai
thác thuộc địa do thực dân pháp tiến hành ở Đông Dương.
Câu 3 (2,0 điểm)
Nêu ý nghĩa lịch sử những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến thắng lợi của nhân dân
Việt Nam trong thế kỉ XX. Những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến đó đã góp phần
xóa bỏ ách thống trị nào trên thế giới?
Câu 4 (3,0 điểm)
Phân tích bài học kinh nghiệm cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Bài học nào có thể vận dụng để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?
ĐỀ 2
Câu 1 (3,0 điểm)
Từ những dữ liệu trong bảng dưới đây, hãy khái quát những biến đổi to lớn ở
Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay Việt Nam và Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á cần làm gì để đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định khu vực?
Thời gian |
Nội dung |
1945-1959 |
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Lào và Inđônêxia tuyên bố độc lập (1945). Các nước công nhận độc lập: Philippin 1946, Miến Điện 1948, Mã Lai 1957, Xingapo 1959. |
1967 |
Tổ chức Asean được thành lập. |
1973 |
Xingapo được đánh giá là "Con rồng kinh tế " của châu Á. |
1975 |
Việt Nam, Lào, Campuchia kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược. |
1976 |
Hiệp ước Ba li để ra những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước Asean. |
1984 |
Brunay tuyên bố độc lập và gia nhập Asean. |
1991 |
Hiệp ước Hòa bình về Campuchia được kí kết. |
1985-1995 |
Tăng trưởng kinh tế của Malaixia là 7,8%, Thái Lan là 9% |
1995-1999 |
Một số nước còn lại trong khu vực gia nhập Asean: Việt Nam, 1995, Lào và Mianma 1997, Campuchia 1999. |
2007 |
Các nước thành viên kí Hiến chương Asean nhằm xây dựng Asean thành một cộng đồng vững mạnh. |
Câu 2 (2,0 điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các giai cấp trong xã hội Việt Nam có
chuyển biến như thế nào? Sự chuyển biến đó tác động gì đối với phong trào dân tộc
dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1930?.
Câu 3 (2,0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh lịch sử của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931. Vì
sao từ đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với
cách mạng Việt Nam.
Câu 4 (3,0 điểm)
Vì sao nói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt ở vào tình thế
"ngàn cân treo sợi tóc"? Trình bày ý kiến về từng sách lược của Việt
Nam trong việc hòa hoãn với Trung Hoa dân quốc và thực dân Pháp.
ĐỀ 3
Câu 1 (3,0 điểm)
So sánh chiến lược kinh tế hướng
nội và hướng ngoại của nhóm nước sáng lập ASEAN theo nội dung sau: Thời gian, mục
tiêu, nội dung, thành tựu và hạn chế . Vì sao từ những năm 60 - 70 của thế
kỉ XX, các nước này có sự chuyển hướng trong chiến lược phát triển.
Câu 2 (2,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy trình bày quá trình hình thành các
tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
Câu 3 (2,0 điểm)
Nêu tác động của những sự kiện sau đây đối với cách mạng Việt Nam:
- Chiến tranh thế giới thứ hai
bùng nổ (1/9/1939)
- Nhật Bản đầu hàng quân Đồng
minh không điều kiện (15/8/1945).
Câu 4 (3,0 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), nhân dân Việt Nam đã
căn bản hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút" bằng thắng lợi nào?
Phân tích tác động của thắng lợi đó đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam.
ĐỀ 4
Câu 1 (3,0 điểm)
Trình bày những nét chính về chính sách đối ngoại và đánh giá vai trò quốc tế của
Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 2 (2,0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh ra đời, chính sách và biện pháp của Xô viết Nghệ - Tĩnh
trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Vì san nói Xô viết Nghệ
- Tĩnh thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
Câu 3 (2,0 điểm)
Tóm tắt diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam.
Vì sao nói những cuộc khởi nghĩa ở thành thị có ý nghĩa quyết định thắng lợi của
Tổng khởi nghĩa?
Câu 4 (3,0 điểm)
Nêu những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa
hai dân tộc Việt Nam và Lào trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mĩ xâm lược (1945 - 1975).
ĐỀ 5
Câu 1 (3,0 điểm)
Trình bày nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Anh (chị) hiểu thế nào là giải
quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình? Liên hệ với việc giải quyết vấn đề
chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong thời điểm hiện nay.
Câu 2 (2,0 điểm)
Dựa vào những dữ liệu trong bảng dưới đây và những kiến thức đã được học, hãy
xác định vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với cách mạng Việt
Nam.
Thời gian |
Nội dung |
1925 |
- Nguyễn Ái Quốc mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu (Trung Quốc). |
- Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ. |
|
- Báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội ra số đầu tiên. |
|
1927 |
- Tác phẩm Đưởng kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản. |
1928 |
- Thực hiện chủ trương "vô sản hóa", nhiều cán bộ của Hội đi vào nhà máy, xí nghiệp, đồn điền,...để tuyên truyền lí luận cách mạng. Số lượng hội viên tăng nhanh. Tổ chức của Hội được xây dựng ở Bắc Kì, Trung kì, Nam Kì. |
1929 |
- Một số hội viên tiên tiến của Hội thành lập chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Bắc Kì. |
- Tại đại hội lần thứ nhất của Hội ở Hương Cảng(Trung Quốc), ý kiến đề nghị thành lập Đảng Cộng sản của đoàn đại biểu Bắc Kì không được châp nhận. |
|
- Đại biểu các tổ chức cộng sản ở Bắc Kì thành lập Đông Dương Cộng sản đoàn. |
|
- Một số cán bộ tiên tiến ở Tổng bộ và Kì bộ Nam kì thành lạp An Nam Cộng sản đảng. |
(Nguồn: Lịch sử 12, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2015)
Câu 3 (2,0 điểm)
Trong hơn một năm sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Chính phủ Việt
Nam đã giải quyết những khó khăn về chính trị, quân sự như thế nào? Nêu ý nghĩa
của việc giải quyết đó.
Câu 4 (3,0 điểm)
Kế hoạch quân sự Na Va ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung và nhận xét về bản chất của kế hoạch đó./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.