Thí sinh tham dự thi quý “Đường lên đỉnh Olympia” xứng đáng lên thẳng đại học

2017-03-06 14:23:36 0 Bình luận
“Các học sinh tham gia cuộc thi quý hoàn toàn xứng đáng để được tuyển thẳng vào ngành học theo nguyện vọng của mình”, nhà báo Nguyễn Như Mai - một thành viên Ban Cố vấn của chương trình Đường lên đỉnh Olympia cho hay.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội có chủ trương tuyển thẳng thí sinh tham dự cuộc thi tuần Đường lên đỉnh Olympia (Đường lên đỉnh Olympia) vào trường. Chủ trương này đang gây ra những ý kiến trái chiều trong dư luận.

Liên quan đến vấn đề này, PV  đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Nguyễn Như Mai - một thành viên Ban Cố vấn của chương trình Đường lên đỉnh Olympia.



Thưa ông, được biết ông là nhà báo duy nhất làm thành viên Ban Cố vấn chương trình, vậy ông được mời làm cố vấn về lĩnh vực gì và từ bao giờ?

Vâng đúng thế. Ban cố vấn của chương trình Đường lên đỉnh Olympia hầu hết là các giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân. Mỗi “ông cố vấn” chịu trách nhiệm về từng môn học trong nhà trường, bảo đảm tính chuẩn xác đối với từng câu hỏi thuộc môn học đó.

Tôi vốn đã tham gia cố vấn cho chương trình Bảy sắc Cầu vồng của VTV khi còn phụ trách biên tập tờ Hoa Học Trò có sự am hiểu đối tượng này, có lẽ vì thế được mời làm cố vấn Đường lên đỉnh Olympia ngay từ năm đầu cho tới nay.

Trên bảng tên tôi có đề là “Cố vấn HBC”, nhiều người thắc mắc HBC là gì? Đó là lĩnh vực Hiểu Biết Chung, tức là những kiến thức thông thường, có thể không nằm trong chương trình học của nhà trường.

Theo ông, nội dung Chương trình Đường lên đỉnh Olympia gắn với học đường như thế nào?


Trên truyền hình hiện nay mở ra rất nhiều game show, lấy vui chơi giải trí là chính. Một số ít chương trình có lồng nội dung kiến thức như Ai là triệu phú, Đừng để tiền rơi, Một trăm triệu một phút… của VTV3, nhưng chủ yếu dành cho người lớn để thử sức và cũng để giải trí.

Riêng Đường lên đỉnh Olympia dành riêng cho học sinh trung học phổ thông, luôn bám sát chương trình học trong nhà trường.

Đây gần như là một cuộc “khảo thí” trình độ của thí sinh về tất cả mọi môn học từ Toán, Lý, Hóa đến Văn, Sử, Địa. Ngoài ra còn phải hiểu biết về thời sự, xã hội nữa.

Như vậy, để tham gia chương trình, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức toàn diện. Hơn nữa còn rèn luyện cho các em tính nhanh nhạy và bản lĩnh thi đấu nữa. Cuộc thi được diễn ra một cách công khai, minh bạch, công bằng, không chỉ học sinh và các thầy cô theo dõi, mà tất cả người xem truyền hình đếu theo dõi. Bởi vậy Đường lên đỉnh Olympia trở thành một game show có tuổi dài nhất trên VTV.

Thưa ông, nếu vậy các em giành giải có thể được tuyển thẳng vào đại học được không?

Tôi nhớ năm trước tôi đã trả lời câu hỏi của quý báo về vấn đề tại sao hầu hết quán quân Đường lên đỉnh Olympia được đi du học sau khi tốt nghiệp không về nước phục vụ. Về lý do tôi không nhắc lại nữa.

Nhưng có một vấn đề từ lâu tôi rất băn khoăn. Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia rất công phu, cũng là một kênh “sàng lọc” người giỏi, vậy tại sao lại để “cung ứng” cho nước ngoài? Như thế có phải là “cốc mò cò xơi” không!

Tôi rất mừng vì ít ra bây giờ có trường đại học dự định tuyển thẳng các em vào đại học.

Vậy ông có quan điểm như thế nào về chủ trương này?

Mỗi năm, Đường lên đỉnh Olympia diễn ra các cuộc thi tuần, thi tháng, thi quý và cuối cùng có 4 em vào chung kết. Bốn em vào chung kết nên “trải thảm đỏ” để các em vào đại học kèm theo học bổng, như các em được hưởng, nếu đi du học.

Để lọt vào cuộc thi tháng, các em đã phải vượt qua ba cuộc thi tuần, tức là vượt qua 9 đấu thủ giỏi giang từ các trường. Như vậy theo tôi, với các em này nếu chưa tuyển thẳng vào đại học mà vẫn phải thi thì nên cộng điểm cho các em.

Còn lọt vào cuộc thi quý là những em đã trải qua hai vòng thi tuần và tháng rồi. Các em này đã chứng tỏ bản lĩnh thực của mình chứ không chỉ là may mắn nữa. Các em này hoàn toàn xứng đáng để được tuyển thẳng vào ngành học theo nguyện vọng của mình.

Mỗi năm cũng chỉ có 12 em vào vòng thi quý, nhưng đã có 4 em vào chung kết rồi, thì cũng chỉ còn 8 em thuộc diện này, đâu có gì nhiều!

Xin cảm ơn ông!

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nghệ An thiệt hại nặng sau bão số 3 và mưa lũ

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 gây ngập lụt trên diện rộng tại Nghệ An, khiến 3 người tử vong, 1 người mất tích, gần 4.000 ngôi nhà bị ngập, thiệt hại nặng về giao thông, nông nghiệp và thủy sản.
2025-07-27 16:04:00

Thủ tướng tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Sáng 27/7, kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại vùng đất "Tọa độ lửa" Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ; Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn bến phà Long Đại và Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 thanh niên xung phong tại bến phà này.
2025-07-27 13:14:43

Quảng Trị: Còn nghĩa trang không tên tại thành cổ, bìa rừng, dòng sông, cửa biển

Chia sẻ với báo chí, Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đau đáu nỗi niềm: Mảnh đất Quảng Trị không chỉ có 72 nghĩa trang, mà còn có nghĩa trang không tên. Đó là Thành cổ Quảng Trị, bìa rừng, trên các dòng sông và cửa biển. 
2025-07-27 11:25:00

Ngân hàng Gen liệt sĩ - Niềm hy vọng cho các gia đình liệt sĩ chưa xác định được danh tính

Sau một năm triển khai, Ngân hàng Gen liệt sĩ đã mở ra hy vọng tìm lại người thân cho 300.000 gia đình người có công. Tính đến tháng 7.2025, Ngân hàng Gen đã tiếp nhận hơn 51.000 mẫu ADN từ thân nhân liệt sĩ tại 34 tỉnh, thành - đạt khoảng 5% mục tiêu quốc gia là 1 triệu mẫu vào năm 2030.
2025-07-27 07:47:55

Mô hình nuôi ong của người Đảng viên hưu trí: Khơi dậy phát triển kinh tế theo tinh thần nghị quyết 68

Đồng chí Lê Văn Luyến, nguyên Phó Giám đốc Xí nghiệp Than Thanh An trực thuộc Công ty Than Điện Biên – Lai Châu đã khởi nghiệp với mô hình nuôi ong tại thôn Đông Biên 3, xã Thanh An, tỉnh Điện Biên. Đây là tấm gương sáng phát triển kinh tế kinh cá thể theo đúng theo tinh thần Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ.
2025-07-27 07:36:51

Nhà thơ Vũ Quỳnh và những tác phẩm thơ về người lính

Nhà thơ Vũ Quỳnh có nhiều bài thơ được sáng tác và đăng tải trên các trang văn học. Một số tác phẩm nổi bật của ông có thể kể đến như "Có những nụ cười đẹp như hoa hậu hôm nay", "Chất vấn cánh đồng", "Đêm nay giông gió ngoài quê", "Tiếng thơ trên đèo Phu-đa-ních", "Qua miền ký ức", "Trường Sơn gửi lại hôm nay", "Nơi tiếng trống sân trường ngày xưa", "Cánh đồng mẹ tôi", "Đồng đội ơi". Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tòa soạn Hòa nhập gửi tới bạn đọc một số tác phẩm của ông về người người lính Trường Sơn, về biên cương, dất nước...
2025-07-26 21:28:25
Đang tải...