Thị xã Ba Đồn: Những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế -xã hội năm 2023

2024-02-23 21:30:00 0 Bình luận
Với tinh thần “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, năm 2023 kinh tế - xã hội thị xã Ba Đồn đã đạt được những kết quả nổi bật, đời sống của người dân ngày một nâng lên, diện mạo thị xã ngày một đổi thay, góp phần đưa thị xã phát triển nhanh, bền vững.

Thị xã Ba Đồn khép lại năm 2023 với những dấu ấn đậm nét trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm của tỉnh; cùng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ thị xã đến cơ sở; sự tin tưởng, đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, thị xã đã đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Những điểm sáng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, chính sách thu hút đầu tư, cải cách hành chính...

 

Sản xuất nông nghiệp được định hướng phát triển theo chuỗi liên kết, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người nông dân

Là nền tảng vững chắc, sức bật để đô thị trẻ vươn mình mạnh mẽ trở thành cực tăng trưởng trọng điểm ở phía Bắc Quảng Bình. Nền kinh tế của thị xã phát triển toàn diện với nhịp độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng thương mại - dịch vụ, công nghiệp- ngành nghề nông thôn và và xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Trong năm, tổng sản lượng lương thực đạt 104,17% KH, tăng 1,41% so với năm trước. Các loại giống chất lượng cao tiếp tục được đưa vào sản xuất chiếm hơn 65%; canh tác lúa theo quy trình SRI đạt gần 600 ha. Nhiều mô hình điểm về nông sản sạch như sản xuất rau sạch tại Quảng Thọ, trồng dưa lưới nhà màng tại Quảng Long, lúa hữu cơ tại Quảng Hòa, chăn nuôi lợn hữu cơ Quảng Tiên...tiếp tục duy trì hiệu quả và mở rộng quy mô. Tình hình chăn nuôi năm 2023 cơ bản ổn định, với tổng đàn gia súc đạt 100,3% KH; đàn gia cầm đạt 104,58% KH, tăng 3,24% so với năm trước. Năm 2023, diện tích rừng trồng gần 290 ha, tăng 83,92%, sản lượng gỗ khai thác đạt 472,1% kế hoạch, tăng 452,16% so với năm trước; sản lượng thủy sản đạt 103,59% KH… Đặc biệt, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, thương mại và dịch vụ khẳng định là mũi nhọn, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 13,21%. Giá trị sản xuất công nghiệp, ngành nghề nông thôn tiếp tục tăng trưởng so với các năm trước, đạt 102,76% KH, tăng 11,97% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 60%. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) được lãnh đạo thị xã và các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong năm, đã hoàn thiện hồ sơ công nhận NTM với 2 xã Quảng Tân và Quảng Hải. Trong năm 2023, thị xã có 11 sản phẩm tham gia phân hạng, đánh giá sản phẩm OCOP nâng tổng số sản phẩm đạt 3-4 sao lên 18 sản phẩm. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường có nhiều chuyển biến tích cực. Đã thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thị xã Ba Đồn. Ban hành 41 quyết định thu hồi đất để giải phóng mặt bằng thực hiện các công trình, dự án, trên địa bàn thị xã; 46 quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ do giải phóng mặt bằng thực hiện các công trình, dự án. Những giải pháp mang tính tích cực, cụ thể hóa từ các chương trình hành động về phát triển KT- XH đã mang lại sự phát triển kinh tế ổn định, đời sống người dân ngày càng nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 54,6 triệu đồng/người, đạt 107,48% kế hoạch; 51/53 đạt trường chuẩn quốc gia; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 89,15%; tỷ lệ hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa 86,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo 63%, trong đó qua đào tạo nghề 51%, đạt 100%KH. Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trên địa bàn đạt 1,49%. Chương trình xây dựng nông thôn mới góp phần tăng sự hài lòng với cuộc sống của cư dân nông thôn, tạo nền tảng ổn định chính trị - xã hội thông qua tăng thu nhập và giảm nghèo nông thôn. Đồng thời, diện mạo nông thôn khởi sắc, hạ tầng nông thôn thay đổi rõ rệt, nhận thức về nông thôn mới được tăng cường. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và quan trọng nhất là sự đồng lòng, hưởng ứng của người dân. Tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước giảm rõ rệt: góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Đã xuất hiện nhiều mô hình đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hợp tác, liên kết chuỗi giá trị. Một trong những nét đặc sắc của Chương trình xây dựng nông thôn mới là việc triển khai đề án OCOP, tập trung phát triển kinh tế nông thôn thông qua việc phát triển các sản phẩm địa phương, chỉ dẫn địa lý giúp quảng bá thương hiệu các mặt hàng nông sản địa phương. Ngoài ra, ngày càng xuất hiện nhiều điển hình tiêu biểu, cách làm sáng tạo ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới gắn với tôn tạo, giữ gìn cảnh quan, môi trường, xây dựng các mô hình nông thôn mới kiểu mẫu sáng - xanh - sạch - đẹp ... Đây là sự nổ lực rất lực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong xây dựng nông thôn mới góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành TW Đảng ( Khoá XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong công tác an sinh xã hội hỗ trợ Nhân dân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh Covid-19. Đã có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo để triển khai đến các tầng lớp Nhân dân, như cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", Đề án hỗ trợ giống bò sinh sản cho hộ nghèo vùng thiên tai, bão lụt, do Mặt Trận TQVN phát động; cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với các địa chỉ nhân đạo” của Hội Chữ Thập đỏ; chương trình “Tết sum vầy”, “Mái ấm Công đoàn” của Liên Đoàn Lao động thị xã; chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”, mô hình “Ngôi nhà xanh” thu gom phế liệu gây quỹ, “Nuôi heo đất” của Hội LHPN thị xã; mô hình “LLVT thị xã Ba Đồn chung tay vì người nghèo không để ai bỏ lại phía sau” của BCH Quân sự thị xã; mô hình “Nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn thị xã” của Phòng LĐ-TB xã hội; Mô hình “Rửa xe gây quỹ nâng bước em đến trường”, “Xe đạp yêu thương nâng bước em đến trường” của Đoàn Thanh niên thị xã; mô hình “Hùn vốn tiết kiệm giúp đỡ chị e có hoàn cảnh khó khăn vay mượn phát triển sản xuất, chăn nuôi” của Hội LHPN xã Quảng Thủy,...

Những sản phẩm OCOP tiêu biểu của thị xã Ba Đồn

Đồng chí Đoàn Minh Thọ, Chủ tịch UBND thị xã cho biết: “ Trong năm 2023, có 15/16 chỉ tiêu về KT-XH đạt và vượt kế hoạch, các chương trình hành động về phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm liên kết vùng với các khu vực kinh tế trọng điểm. Nhờ vậy, diện mạo cảnh quan đô thị đã và đang thay đổi từng ngày, đời sống và chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng cao, khoảng cách phát triển giữa khu vực ngoại thị và khu vực nội thị dần được thu hẹp. Thị xã tiếp tục huy động nội lực và các nguồn lực ngoài ngân sách, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng đến địa bàn. Thị xã mở rộng đầu tư xúc tiến, quảng bá mạnh mẽ hình ảnh của địa phương đến với đông đảo du khách trong và quốc tế. Việc tập trung các nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, việc chú trọng thực hiện các công trình, dự án trọng điểm tạo nền tảng vững chắc cho phát triển KT-XH. Những tuyến đường giao thông "huyết mạch" được khơi thông, quy hoạch đồng bộ đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực, không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại, thông thương thuận lợi cho người dân mà còn góp phần mở rộng không gian đô thị, rút ngắn khoảng cách giữa khu vực nông thôn và nội thị, với việc hoàn thiện hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, hệ thống chính trị được đổi mới, không gian đô thị được mở rộng, bộ mặt đô thị ngày càng khởi sắc và bảo đảm liên kết vùng với các khu vực kinh tế trọng điểm. Đó là những đột phá mang tính bước ngoặt của đô thị trẻ Ba Đồn trên hành trình trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa phía Bắc Quảng Bình…”. Đồng chí Lê Minh Hiển, Chánh văn phòng UBND thị xã Ba Đồn chia sẻ: “Quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH. Bước sang năm 2024, là năm “chạy nước rút” thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2025. Mặc dù, dự báo trong năm nay sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn, thế nhưng, với truyền thống của quê hương cách mạng, kế thừa những thành tựu đạt được, cùng với sự điều hành linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ và chính quyền, sự đồng sức đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân, kỳ vọng rằng Ba Đồn sẽ tiếp tục có những phát triển vượt bậc, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, tiến tới xây dựng một đô thị thông minh, hiện đại. Mà nhiệm vụ trước mắt là phấn đấu trở thành đô thị loại III thuộc tỉnh vào năm 2026. Để biến kỳ vọng thành hiện thực, các cấp ủy, chính quyền thị xã Ba Đồn tiếp tục khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, thương mại dịch vụ, du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng về y tế, giáo dục đào tạo, lồng ghép các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới… nhằm tạo đòn bẩy trong phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, phát huy tiềm năng lợi thế, đặc biệt là tiềm năng về du lịch, thực hiện mục tiêu tăng nhanh tỷ trọng thương mại - dịch vụ - du lịch trong cơ cấu nền kinh tế. Tiếp tục phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng, giá trị gia tăng cao ”.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Nhân dân và cán bộ thị xã Ba Đồn

Với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thị xã Ba Đồn. Năm 2023, thị xã Ba Đồn vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phát triển kết cấu hạ tầng đô thị giai đoạn 2013 -2023, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Với những kết quả nổi bật trong năm 2023, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thị xã Ba Đồn tiếp tục đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024, phấn đấu xây dựng thị xã Ba Đồn phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

 

Lễ hội truyền thống của thị xã Ba Đồn


Cứ mỗi dịp tết đến, Xuân về thì tại Quảng Bình lại diễn ra các lễ hội, làng nghề và các thể loại dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian... Trong đó, cướp cù là trò chơi nằm trong Lễ hội Khai Hạ cướp cù ở phường Quảng Long, Thị xã Ba Đồn thuộc một trong những lễ hội độc đáo nhất ở tỉnh Quảng Bình cũng như ở Việt Nam, mà người dân nơi đây vẫn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương. Cứ vào ngày mồng 7 tháng giêng hàng năm Lễ hội Khai Hạ cướp cù truyền thống của người dân phường Quảng Long, Thị xã Ba Đồn lại diễn ra. Lễ hội này có truyền thống lâu đời từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh và nỗi tiếng khắp hai bờ Bắc, Nam sông Gianh nên dân gian ở đây truyền rằng: "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày mồng 7 về coi cướp cù". Và lễ hội vật đầu Xuân ở thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) là nét văn hóa thể hiện tinh thần thượng võ, đoàn kết của người dân nhằm rèn luyện sức khỏe để phục vụ lao động sản xuất. Ngày 19/2 (tức ngày mồng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), thị xã Ba Đồn tổ chức Hội vật truyền thống đầu Xuân lần thứ XXII, năm 2024 nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024. Dự lễ khai mạc có đồng chí Trương An Ninh-UVTV Tỉnh ủy-Bí thư Thị ủy; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa -Thể thao; các đồng chí trong Ban Thường vụ Thị ủy; đại diện HĐND; lãnh đạo UBND thị xã; các ban ngành đoàn thể, địa phương và đông đảo người dân trên địa bàn thị xã Ba Đồn. Đây cũng là hoạt động tạo không khí phấn khởi trong những ngày vui xuân đón Tết và thỏa mãn niềm đam mê đã thấm sâu trong tâm thức của người dân các địa phương ở Ba Đồn từ bao đời nay.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Bài viết được thực hiện theo hoạt động phối hợp, hợp tác tuyên truyền, quảng cáo.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...