Vũ khí phốt pho: bí mật của vua Quang Trung
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu
Mới đây tổng bí thư Tô Lâm đã có quyết định vô cùng đúng đắn khi đưa khoa học kỹ thuật là trọng tâm để Việt Nam vươn mình phát triển. Hiền tài luôn là nguyên khí quốc gia và suốt bề dày hàng nghìn năm lịch sử, con rồng cháu tiên trong những giờ phút lâm nguy trọng yếu đã luôn chiến thắng kẻ thù, giữ được không gian sinh tồn, giữ được bản sắc dân tộc chính là nhờ khoa học công nghệ vượt trội hơn kẻ thù, vượt trội đến mức tưởng như huyền thoại phải trải qua hàng nghìn năm mới được giải mã.
Có thể kể đến vũ khí Thánh Gióng chiến thắng giặc Ân. Nỏ Thần bắn hàng vạn mũi tên, giết chết hàng vạn quân Tần thiện chiến và hung bạo, ngăn chúng tàn sát, diệt chủng, đồng hoá như cái cách chúng đã làm với bao dân tộc khác để rồi chúng ta ngày nay có bộ gen hoàn toàn khác biệt các nước khác, hay nói cách khác vẫn là con rồng cháu tiên.
Vào mùa xuân Kỷ Dậu 1789, nhà Thanh dưới triều đại vua Càn Long đạt đỉnh cao của sự hưng thịnh, đã mở rộng lãnh thổ Trung Hoa lên gấp đôi, khiến bao vương quốc phải ngập trong máu và nước mắt để rồi ngày nay là một phần không thể tách rời của Trung Quốc. Trong khi Việt Nam trải 200 năm nội chiến, bị chia làm 4 phần, sức cùng lực kiệt, tưởng chừng sẽ là miếng mồi quá đơn giản của đội quân xâm lược nhà nghề dưới sự chỉ huy trực tiếp của vua Càn Long mà theo sử sách nhà Thanh là bách chiến bách thắng, thì một lần nữa trí tuệ Việt Nam đã tạo ra được siêu vũ khí vô cùng bất ngờ chỉ trong một trận diễn ra vài ngày, tạo một biển lửa như từ rồng phun ra thiêu cháy, làm chết ngạt, gây tai biến hàng chục vạn quân xâm lược, để đội quân đó theo hịch của chủ tướng giặc là 1 triệu quân chỉ còn lại 12 gò đống, còn lại đến ngày nay là gò Đống Đa. Lần đầu tiên trong hàng nghìn năm giao tranh mà có thể sẽ là duy nhất, hàng triệu dân Trung Quốc tại biên giới Việt Nam từ già trẻ, trai gái, quân dân phải bỏ chạy mà chính sử nhà Thanh mô tả rất rõ: “Từ cửa ải Nam Quan trở về Bắc, trai gái già trẻ bồng bế dắt díu nhau chạy trốn, suốt vài trăm dặm, lặng ngắt không còn bóng người”. Lần đầu tiên và cũng là duy nhất vị vua của Đại Việt tổ chức diễu binh rầm rộ, diễu võ dương oai, mạt sát tướng giặc, hùng hồn tuyên bố: “Hãy xem ta giết vài vạn tên trong một trận, đó không phải là chuyện hiếm lạ đâu”, và “Nay hãy làm lễ ăn Tết Nguyên đán trước, đợi đến sang Xuân ngày mồng 7 vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn …”. Rồi dẫn đạo quân mà hơn một nửa chỉ vài ngày trước đó là nông dân chỉ biết cấy cày xông lên tiêu diệt hàng chục vạn quân cố thủ trong đồn bốt kiên cố của địch chỉ trong có chưa đầy bốn ngày, còn truy sát chủ tướng giặc lên tận biên giới khiến hàng triệu dân nhà Thanh hoảng sợ phải bỏ chạy. Nhớ thời Lê Lợi quân ta vất vả đánh thành Đông Quan hàng tháng.
Bí mật của thứ siêu vũ khí đó đã bị nhà Nguyễn bưng bít, xoá dấu vết một cách rất tinh vi qua cả trăm năm. Theo kỹ sư Vũ Đình Thanh, người trực tiếp tham gia nghiên cứu chế tạo các vũ khí mới cho một số tập đoàn vũ khí nhà nước tại châu Âu, hiện làm việc cho Cơ quan Nghiên cứu và sản xuất Almaz (tập đoàn Almaz-Antey - Nga), màn múa võ hàng năm trong các lễ hội mừng chiến thắng tại gò Đống Đa không phản ánh sự thực, quân Thanh đã nói rõ trong 10 điều quân luật về vũ khí chủ đạo của Tây Sơn là hoả hổ, hoả cầu và cách đối phó, sử nhà Nguyễn đầy rẫy mô tả về hoả hổ hoả cầu của quân Tây Sơn mà điển hình là “Quân Tây Sơn lấy ông Hỏa hổ tung ra, quân Trịnh đều tan vỡ, vứt gươm, bỏ giáo, xô nhau chạy trốn thể như núi đổ…”. Quân Tây Sơn đang sử dụng hỏa hổ hoà cầu hiệu quả như thế cớ sao lại phải quay lại múa gươm đao như thời Tam quốc. Từ chiến tranh Trịnh - Nguyễn quân hai bên đã sử dụng phổ biến súng hoả mai mà sử sách thời đó mô tả “đạn bắn nhiều như sao xa”. Trang bị chủ yếu của quân Thanh như chính trong quân luật của giặc mô tả là súng ống “so với súng ống của ta thì họ kém rất xa…”. Vậy thì màn múa gươm kiếm trong các lễ hội gò Đống Đa hoàn toàn không phản ánh sự thật. Kỹ sư Thanh còn có ý kiến rằng nhà Nguyễn tự nhiên cắt đất cho vua Lào chính là vì sợ và bị ám ảnh siêu vũ khí bí mật của vua Quang Trung, vì đó là vùng nguyên liệu cho siêu vũ khí bí mật của vua Quang Trung.
Vậy thứ vũ khí đó là gì? Câu hỏi này lần đầu tiên kỹ sư Thanh gặp phải khi cùng các chuyên gia của tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất châu Âu thăm lễ hội gò Đống Đa cách đây hơn 10 năm, đồng nghiệp của kỹ sư Thanh (ngày nay là nhà khoa học chủ chốt chế tạo tên lửa phòng không của Nga) xem màn biểu diễn võ nghệ và được kỹ sư Thanh giới thiệu là quân Thanh chết chôn trong 12 gò đống sau trận tập kích ban đêm của quân Tây Sơn thì lắc đầu hoài nghi: “5000 quân trong chốc lát bị chết, 14 vạn quân chỉ đôi ngày thì chắc chắn không thể là gươm đao, hãy tính toán thực tế đi”. Qua nhiều năm dày công nghiên cứu kỹ sư Thanh đã phát hiện ra sự thật chấn động, đó là vũ khí phốt pho. Thượng tướng viện sĩ tiến sĩ AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu, một vị tướng dày dặn trận mạc, đã trực tiếp đối phó với vũ khí phốt pho cũng kiểm tra và xác nhận ý kiến của kỹ sư Thanh rằng chính xác quân đội Tây Sơn đã sở hữu vũ khí hủy diệt phốt pho mà ngày nay chỉ xếp hạng sau bom nguyên tử về mức độ nguy hiểm. Vị tướng đánh hàng chục trận này còn chia sẻ, nói quân Thanh bị bất ngờ là không phản ánh sự thật. Vua Quang Trung ra Nghệ An 35 ngày, tuyển thêm cả 5- 6 vạn quân, rầm rộ luyện tập duyệt binh. Thế thì chắc chắn quân Thanh phải đối phó, rồi hàng loạt đồn lũy mới như đồn lớn Ngọc Hồi, Đống Đa được quân Thanh gấp rút xây dựng trong những ngày tết để đối phó quân ta thì bọn chúng còn lấy đâu thời gian để ăn chơi. Từ kinh nghiệm chỉ huy của mình tướng Hiệu khẳng định, vua Quang Trung chắc chắn phải có một thứ siêu vũ khí nào đó thì mới dám lên kế hoạch chia quân làm 5 cánh bao vây địch từ mọi phía, vua phải chắc thắng thì mới chia quân chặn đường lui của giặc. Nói để hù dọa quân giặc và động viên tinh thần quân ta là một chuyện nhưng chia quân chặn đường lui của giặc thì vua phải chắc chắn chiến thắng thì mới lên kế hoạch như vậy. Vua nói giết vài vạn tên trong một trận, hứa đánh tan đội quân xâm lược khổng lồ trong vài ngày rồi sau đó thực sự thực hiện được, không hề có yếu tố bất ngờ, quân thì ít hơn hẳn và hơn một nửa là mới tuyển thì chắc chắn phải có yếu tố vũ khí, đó là điều hiển nhiên rõ ràng. Theo tướng Hiệu, quân Thanh gấp rút trong những ngày tết xây hàng loạt chiến luỹ mới để phòng thủ chứng minh chúng đã có thông tin về siêu vũ khí của vua Quang Trung (mà theo tính logic thì chắc chắn chúng phải có từ những trận giao tranh trước đó với quân nhà Trịnh) nên đã lo sợ đối phó và phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự.
Vậy phốt pho lấy từ đầu ra, kỹ sư Thanh đưa ra bằng chứng mà ai ai cũng có thể kiểm chứng để biết rằng nước ta, đặc biệt là miền Nam có lượng phốt pho vô tận và rất dễ khai thác.
Kỹ sư Thanh chia sẻ một thông tin vô cùng thú vị, chắc rất nhiều người Việt biết rõ về các cuộc chiến tranh tại Châu Âu từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 với rất nhiều súng ống, đại bác, rằng quân đội Châu Âu chinh phục khắp thế giới nhờ súng và đại bác. Các loại súng, đại bác của Châu Âu sử dụng thuốc nổ đen mà thành phần của thuốc nổ đen là phân dơi (phân chim), lưu huỳnh, than củi mịn, nhiều khi chỉ cần phân dơi (phân chim) và than củi mịn. Chi tiết áo bào sạm khói thuốc súng màu đen của vua Quang Trung theo kỹ sư Thanh chứng minh thành phần thuốc nổ đen của quân Tây Sơn chỉ chứa phân dơi/phân chim và than củi mịn. Như vậy ai cũng có thể hiểu rằng phân dơi (phân chim) là thành phần chính của thuốc nổ đen. Đông Nam Á trong đó có các hang dơi tại nam Việt Nam, các đảo chim như Hoàng Sa, Trường Sa, chính là nơi cung cấp chính phân dơi phân chim cho các loại vũ khí súng đạn rất hoành tráng của châu Âu. Quay trở lại thế kỷ XVII - XVIII, nếu bạn vào hang dơi và mang một lạng phân dơi sang Anh thì bạn sẽ nhận được 1 lạng vàng. Không thể tin được nhưng đó là sự thật. Nói một cách khác miền nam Việt Nam ta nằm trên đống thuốc súng. Bí mật lớn nhất tạo nên sức mạnh khủng khiếp của người da trắng châu Âu chính là các mỏ vàng phân dơi, phân chim mà miền Nam ta là một phần của mỏ vàng đó.
Kỹ sư Thanh tiếp tục giải thích rõ ràng công trình nghiên cứu liên tiếp nhiều năm của mình có sự đóng góp và xác nhận của các nhà khoa học quân sự giỏi nhất thế giới. Các thông tin mà kỹ sư Thanh đưa ra thì tự mọi người kiểm chứng và xác nhận vì theo kỹ sư Thanh các bằng chứng là quá rõ ràng, quá logic, chỉ cần nắm bắt kiến thức khoa học cơ bản là ai ai có trình độ phổ thông cũng tự kiểm chứng được sự thật lịch sử vũ khí phốt pho của vua Quang Trung.
Phân dơi, phân chim không chỉ là thành phần cơ bản của thuốc nổ đen. Nước ta là nước nông nghiệp nên chắc ai ai cũng biết là phân dơi và phân chim có hàm lượng phốt pho rất lớn. Khắp Việt Nam, đặc biệt là phía nam chúng ta có hàng loạt hang dơi khổng lồ và đất dưới các hang dơi này ngấm đẫm nước đái dơi. Phân dơi có hàm lượng phốt pho lên tới hơn 20-30%. Chúng ta có các đảo ngoài khơi như Hoàng Sa, Trường Sa mà phân chim qua hàng nghìn năm tầng tầng lớp lớp chứa tới hơn 30% phốt pho. Có thể nói Việt Nam có lượng nguyên liệu chế tạo phốt pho vô tận. Đặc biệt vùng đất mà Nguyễn Ánh tự nhiên cắt cho vua Lào là nơi tập trung các hang động với rất nhiều phân dơi chất lượng có thể coi là nhất thế giới và vô cùng nổi tiếng. Đây chính là lý do mà kỹ sư Thanh đặt nghi vấn về động cơ vì sao Nguyễn Ánh tự dưng cắt đất cho Lào vì đây chính là phát tích đầu tiên trong công nghệ sản xuất phốt pho của đồng bào dân tộc ta gắn liền với khởi nghĩa Tây Sơn.
Từ hàng ngàn năm trước, đồng bào ta cạnh các hang dơi từ bắc chí nam đặc biệt là vùng đất mà nhà Nguyễn tự dưng cắt cho Lào đã biết lấy đất từ các hang dơi thấm đẫm phân dơi và nước đái dơi từ hàng nghìn năm về nấu ra một chất thắp sáng. Chất thắp sáng này chính là chất mà ông Hennig Brand người Đức tìm ra năm 1669 cũng bằng cách thức tương tự là nấu nước đái người trộn với cát và được thế giới chính thức công nhận là người đầu tiên tìm ra phốt pho. Mục đích sử dụng phốt pho của ông Hennig Brand đầu tiên cũng là để thắp sáng y hệt như đồng bào các dân tộc ta từ hàng ngàn năm trước. Cái tên phốt pho do ông ta đặt cho chính là đặc tính phát sáng khi ẩm của phốt pho. Ông người Đức này khi nấu ra phốt pho thì mang bán với giá cắt cổ cho giới quý tộc để họ bôi lên quần áo, lên mặt để ban đêm đi chơi phát sáng màu xanh đặc trưng khác người, mang tính “quý tộc”. Đây chính là điều rất thú vị mà kỹ sư Thanh giải thích về con mắt phát sáng của vua Quang trung chính là nhờ bôi phốt pho, bôi trực tiếp hay là bôi qua một tấm màng dán lên mắt. Rất nhiều người không đồng tình khi nghe lý giải này của kỹ sư Thanh vì ai cũng nghĩ là phốt pho khi cháy có nhiệt độ tới 2000 độ, nếu bôi vào mắt thì cháy mắt ngay. Đây cũng là điều huyền bí của phốt pho mà khoa học chỉ giải thích chứ chưa thấu đáo từ tận những năm 70 của thế kỷ trước bằng khái niệm chemiluminescence. Đó là phốt pho có hai dạng phát sáng, phát sáng trắng xanh đặc trưng khi ẩm và nhiệt độ dưới 30 độ. Sự phát sáng này là phát sáng lạnh và rất đặc biệt là không toả nhiệt, như vậy khi bôi phốt pho vào mắt, nước mắt ẩm sẽ khiến phốt pho phát sáng soi cả chiếu đúng như sử sách đã ghi. Dạng phát sáng thứ hai đó là khi phốt pho tự cháy ở nhiệt độ trên 30 độ, tỏa ra nhiệt 900 độ, khi dùng tập trung có thể lên tới 2000 độ như trong vũ khí phốt pho hoả cầu Tây Sơn hay bom, lựu đạn phốt pho sau này. Vua Quang Trung còn tặng cho La Sơn Phu tử Nguyễn Thiệp cây gậy phát sáng trong đêm, càng chứng minh vua hiểu rất rõ về phốt pho.
Cách nấu ra phốt pho của đồng bào quanh Hang Dơi cũng tương đồng với cách nấu phốt pho của ông Hennig Brand, tức là gần giống như nấu rượu. Nấu hỗn hợp đất ở các hang dơi ngẫm đẫm phân dơi, nước đái dơi rồi dẫn hơi qua vòi vào trong thùng nước, phốt pho sẽ đọng lại trong thùng nước, các tạp chất khác bay khỏi nước. Tuy cách làm giống nhau nhưng lại không cần các thiết bị hiện đại như nhiều người lầm tưởng như bằng chứng là ông Hennig Brand thực hiện từ năm 1669 tức trước cả lúc vua Quang Trung đánh quân Thanh cả hơn trăm năm. Nhưng có sự khác biệt đó là nguyên liệu đầu vào. Tại Việt Nam phân dơi, phân chim lắng đọng chứa tới 30% phốt pho trong khi ông Hannig Brand dùng nước đái người chỉ có 0,1% phốt pho.
Tất nhiên cách thức nấu ra phốt pho dùng công nghệ đơn giản nhưng không phải ai cũng biết và là siêu bí mật, chắc chắn chỉ có những người thật tâm phúc với vua Quang Trung được biết như anh em của vua Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, danh tướng Phan Văn Lân. Việc tiếp xúc lâu dài với phốt pho trong quá trình điều chế phốt pho gây nên hiện tượng hoại tủy xương gây thiếu máu. Tức chứng huyễn vận, hoại xương hàm, tương đồng với sử sách mô tả về cái chết của vua Quang Trung cùng anh em vua Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và danh tướng Phan Văn Lân. Có cả thông tin vua Quang Trung trước khi mất bị mù một mắt, trùng hợp với việc vua có một con mắt phát sáng trong đêm. Cái chết cùng một thời điểm về thời gian của vua Quang Trung, anh em vua Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, danh tướng Phan Văn Lân trùng hợp với thời gian phát bệnh và chết khi phơi nhiễm phốt pho mà quân y cộng hoà Séc có một nghiên cứu. Trước khi chết, lúc vua Quang Trung bị bệnh, qua bài thơ Ai tư vãn của công chúa Ngọc Hân mô tả rõ ràng quá trình phát bệnh lâu dài càng chứng minh cái chết của vua vì phơi nhiễm phốt pho.
Kỹ sư Thanh tiếp tục phân tích các bằng chứng rõ ràng về hoả cầu phốt pho của quân Tây Sơn dù bị nhà Nguyễn tìm mọi cách bưng bít. Một trong những cách bưng bít là dùng tiểu thuyết Hoàng Lê Nhất Thống Trí mô tả các trận chiến mà quân Tây Sơn chỉ dùng gươm đao như thời tam quốc và không hề có bóng dáng của hoả cầu, trong khi trong 10 điều quân luật của quân Thanh trước khi sang xâm lược nước ta đã nói rõ về hỏa cầu, hỏa hổ và cách đối phó. Đọc cách đối phó của địch với hỏa cầu hỏa hổ của Tây Sơn như “Nếu thấy hỏa cẩu thì chỉ cần né tránh là không việc gì cả” hay “Nếu gặp hỏa hổ của người Nam phun lửa, thì quân tay cầm lá chắn ấy đỡ lửa một tay cầm dao chém bừa chắc rằng chúng bỏ chạy tan tác”, kỹ sư Thanh đã thấy rõ nguyên nhân thất bại của quân địch vì bọn chúng không nghĩ rằng hỏa cầu hỏa hổ của vua Quang Trung khác với các loại hỏa cầu hỏa hổ thông thường. Trình độ kỹ thuật của nhà Thanh khi đó chưa biết về sự có mặt của oxy trong không khí nên không hề tính đến yếu tố giết người cơ bản của vũ khí phốt pho đó là hút hết oxy trong không khí. Khi lượng oxy xuống thấp vì thiếu oxy sẽ khiến con người xa xẩm mặt mày rồi tai biến hoàn toàn mất sức chiến đấu, thêm nữa khói phốt pho còn gây ngộ độc tắc đường thở ngay lập tức. Chỉ cần qua mấy dòng quân luật của quân Thanh kỹ sư Thanh đã thấy rõ nguyên nhân thất bại của quân Thanh, đó là không hiểu gì về siêu vũ khí đặc biệt của vua Quang Trung, không hề tính đến yếu tố giết người cơ bản của loại siêu vũ khí này, không hề biết cách đối phó với vũ khí phốt pho và đó mới chính là điều bất ngờ trong đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu. Bằng chứng về việc quân Thanh không hề biết về yếu tố nguy hiểm số 1 hút hết oxy của vũ khí phốt pho đó là mãi về sau quân Thanh vẫn không hề lý giải được cái chết toàn thây của danh tướng giặc Sầm Nghi Đấm cùng 300 thuộc hạ, không hiểu là chết kiểu gì vì khi ngạt oxy do vũ khí phốt pho gây ra thì trên người không hề có dấu vết của gươm đao.
Tất nhiên bằng chứng về hỏa cầu phốt pho đầy rẫy rõ ràng trong sử sách nhà Thanh. Chúng ta hãy xem xét kỹ mô tả khi hỏa cầu phát nổ từ mô tả của tướng nhà Thanh - Trần Gia Ôn - trong một trận chiến giáp lá cà với quân Tây Sơn đã hốt hoảng về tâu lên hoàng đế nhà Thanh rằng: “Nó (chỉ hỏa hổ - hỏa cầu) nhanh như sấm chớp, nóng như thò tay vào vạc dầu. Quân có tinh nhuệ đến mấy cũng không thể nào tránh, chống đỡ được. Gặp vũ khí này thì gươm đao cũng thành vô hiệu, các dụng cụ công thành, khiên mác cũng hóa vô dụng”.
Căn cứ vào các ghi chép này của sử sách kỹ sư Thanh cùng các chuyên gia vũ khí trên thế giới đều nhìn thấy những đặc trưng của vụ nổ phốt pho như mô tả trên. Đó là:
Nhanh như sấm chớp: Phốt pho không cần mồi lửa vì tác dụng trực tiếp với oxy trong nhiệt độ thường khiến cảm giác vụ nổ nhanh như sấm chớp.
Nóng như thò tay vào vạc dầu: Đây là dấu vết đặc trưng của vụ nổ phốt pho vì vết bỏng phốt pho y hệt như cho tay vào vạc dầu sôi với vết bỏng lộ xương và trợt hết cả da thịt.
Chỉ trong chốc lát 5.000 quân bị giết: Đặc trưng tiếp theo của vụ nổ phốt pho là gây ra sự chết ngạt vì thiếu oxy , hoặc ngộ độc hơi phốt pho tắc đường thở rồi chết.
Kết luận về hoả cầu phốt pho của kỹ sư Thanh lại càng được củng cố bằng các hoả cầu từ thời Tây Sơn còn sót lại trong các bảo tàng. Thành hỏa cầu rất dày nên không thể bị phá vỡ bởi thuốc nổ đen mà thành dày để tạo áp suất lớn, khi quả pháo dùng thuốc nổ đen nổ sẽ tống phốt pho vào không khí, rồi phốt pho tự bốc cháy với nhiệt độ lên tới 2000 độ, nóng như thò tay vào vạc dầu rồi hút hết oxy gây cho đa số địch bị chết ngạt hoặc tai biên đúng như sử sách nhà Thanh mô tả.
Vua Quang Trung có một cải tiến nhỏ nhưng vô cùng vĩ đại với hỏa cầu thông dụng thời đó. Vua thay lưu huỳnh bằng phốt pho trắng. Khi lõi hỏa cầu là thuốc nổ đen nổ tung, phốt pho trắng bay vào trong không khí, phốt pho trắng lập tức tự cháy với tốc độ cực nhanh. Đây mới là siêu bí mật mà quân Thanh từ thời Càn Long không hiểu vì sao quả hỏa cầu của Đại Việt lại khác biệt và nguy hiểm đến vậy.
Hình ảnh 2 người lính Tây Sơn khiêng một thuyền nhỏ trong các cuộc hành quân càng chứng minh rõ ràng đó là vũ khí phốt pho, vì phốt pho khi vận chuyển cần phải dìm trong nước để tránh hiện tượng tự cháy. Trước trận đánh, hỏa cầu có phốt pho được lấy ra khỏi nước và đặt thuốc nổ đen vào giữa. Hình ảnh này cũng được các nhà truyền giáo phương tây ghi nhận là quân Tây Sơn biết pha chế thuốc súng trước trận đánh.
Căn cứ vào kích thước của hoả cầu Tây Sơn còn trong các bảo tàng, kỹ sư Thanh khẳng định một hoả cầu Tây Sơn chứa đến 0,5 kg phốt pho, nếu dùng tập trung thì chỉ cần 30-50 hoả cầu Tây Sơn là khiến 5000 tên địch trong một không giản nhỏ phải chết, trùng hợp với việc sử nhà Thanh ghi chỉ trong chốc lát 5000 quân bị giết. Quân Thanh không biết gì về hiệu ứng hết oxy khi hoả cầu phốt pho nổ nên không hiểu vì sao tướng giặc Sầm Nghi Đống cùng 300 thuộc hạ có cái chết toàn thây. Ngược lại rõ ràng quân Tây Sơn biết đến hiệu ứng chết ngạt do thiếu oxy khi việc ném hoả cầu phốt pho được thực hiện từ trên voi như sử nhà Thanh mô tả “Đại doanh ta vỡ, bị đội voi chiến đốt cháy, vì trên lưng mỗi con voi có 3-4 tên lính chít khăn đỏ, ngồi ném, tung hỏa cầu lưu hoàng ra khắp mọi nơi, đốt cháy cả người nữa”. Voi ở vị trí cao và di chuyển nên quân ta không bị ngạt oxy và ngộ độc khí phốt pho.
Cách điều chế phốt pho của đồng bào dân tộc quanh các hang dơi hay của ông Hennig Brand chỉ có thể cho ra phốt pho nguyên chất nên hỏa cầu phốt pho của vua Quang Trung nguy hiểm không khác gì bom phốt pho ngày nay.
Cùng với hoả cầu phốt pho, căn cứ vào sử sách của quân Thanh và nhà Nguyễn, kỹ sư Thanh đưa ra bằng chứng rõ ràng hỏa hổ của Tây Sơn có chứa phốt pho. Sử nhà Nguyễn ghi “hỏa đồng còn có tên là hoả hổ, có bầu lớn, dài chừng một thước (khoảng 30cm), khi lâm trận phun lửa, trong ống tống nhựa thông ra, trúng phải đâu, lập tức bốc cháy”. Hiện tượng trúng phải đâu lập tức bốc cháy chứng minh đó là nhựa thông trộn phốt pho, khi tiếp xúc với không khí tự bốc cháy và mồi nhựa thông cháy theo.
Thế nhưng trực tiếp phốt pho không thể trộn được với nhựa thông vì phốt pho không thể tan vào nhựa thông được. Kỹ sư Thanh tìm thấy chi tiết kỹ thuật không thể tin được nhưng lại được sử nhà Nguyễn ghi lại rõ ràng đó là sự xuất hiện của dầu mỏ. Dầu mỏ là một hoá chất hoà tan được phốt pho. Dầu mỏ tự nhiên đã được sử dụng từ rất lâu tại Trung Quốc, Việt Nam để sử dụng trong chiến tranh và làm đèn, đuốc. Sử nhà Nguyễn đã mô tả chi tiết rất quan trọng: “Tây Sơn dùng nhựa cây trộn với dầu mỏ chế ra loại hỏa dược cháy lâu và không thể dập tắt”, theo phân tích của kỹ sư Thanh, dù chỉ vài dòng ngắn ngủi nhưng mô tả này vô cùng kỹ thuật vì phốt pho hoà tan được trong dầu mỏ chính là thứ mà thời đó có thể có được. Nhựa cây được trộn vào để tăng độ bám và độ cháy, đây chính là thành phần chính trong đầu nổ hoả hổ vì khi đầu nổ vỡ tung ra thì phốt pho hoà tan trong dầu mỏ gặp không khí mồi hỗn hợp dầu mỏ và nhựa cây cháy, không thể dập tắt được vì có thành phần phốt pho trong dầu mỏ. Mô tả này hoàn toàn trùng hợp với lựu đạn phốt pho tự cháy số 76 của dân quân Anh trong thế chiến 2, người Anh đã thay dầu mỏ bằng xăng. Loại lựu đạn số 76 cũng được bắn bằng súng phóng Northover, đó là một cái ống y hệt như cái ống hỏa hổ của quân tây sơn với nguyên lý hoạt động y hệt như hỏa hổ của Tây Sơn tức là như bắn pháo hoa, đầu “pháo hoa” chứa hỗn hợp có phốt pho, đầu trúng phải ai vỡ ra và phốt pho mồi cháy hỗn hợp.
Đây là lý giải vì sao sử sách mô tả “Quân Tây Sơn lấy ông hỏa hổ tung ra, quân Trịnh đều tan vỡ, vứt gươm, bỏ giáo, xô nhau chạy trốn thể như núi đổ, chồng chất đạp lên nhau mà chết” và chắc chắn nếu quân Thanh gặp quân Tây Sơn thì số phận cũng sẽ tương tự.
Tất nhiên vì có thành phần phốt pho nên trong quá trình vận chuyển cũng phải để đầu nổ phốt pho trong nước và đó là hình ảnh hai người lính Tây Sơn khiêng một thuyền.
Kỹ sư Thanh khẳng định, toàn bộ diễn biến trận đánh nổi tiếng Ngọc Hồi chứng minh vũ khí phốt pho được sử dụng với cường độ lớn nhất. Mặc dù nhà Nguyễn dùng cuốn tiểu thuyết Hoàng Lê Nhất Thống Chí bưng bít siêu vũ khí phốt pho của quân Tây Sơn nhưng những mô tả của sử sách nhà Thanh và nhà Nguyễn có quá nhiều bằng chứng về vũ khí phốt pho. Nhà Nguyễn đã rất tinh vi che đi dấu vết vũ khí phốt pho bằng cách nói về việc quân ta dùng tấm phản để lao vào đồn địch rồi các nông dân cách đó vài ngày còn đang phải cày ruộng đã xông vào chém chết hết những tên lính nhà nghề, đánh đông dẹp bắc mở rộng nhà Thanh lên gấp đôi. Chủ ý của nhà Nguyễn qua cuốn Hoàng Lê Nhất Thống Chí rất thâm nho vì dùng tấm phản thì mới có thể xông vào đồn địch chứ dùng cuộn rơm con cúi như chính sử nhà Thanh và cả sử nhà Nguyễn mô tả nữa thì làm sao mà lao vào được đồn địch. Tất nhiên thiên tài quân sự, nhà khoa học quân sự vĩ đại Quang Trung Nguyễn Huệ không hề có ý định cho quân ta lao vào đồn địch vì trong tay của vua có vũ khí phốt pho. Vua sẽ biến đồn địch thành một cái lò với nhiệt độ lên tới 2000 độ, vô cùng độc hại, hoàn toàn không có oxy và chính sử nhà Thanh đã mô tả chính xác việc đó .
Việc quân Tây Sơn có hơn một nửa là những nông dân mới được tuyển mộ cách chiến dịch vài ngày chứng minh rõ ràng vua Quang Trung không đặt yêu cầu sử dụng gươm đao trong chiến đấu mà sử dụng vũ khí phốt pho đặc biệt, dễ sử dụng. Tất cả những điều này được chính sử nhà Thanh nhiều lần nhắc đến: “Vào giờ ngọ, quân nam bắn hỏa châu, hỏa tiễn tới tấp; lại dùng rạ bó to lăn mà tiến đều”.
Năm 2024, nhờ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân mới biết đến khả năng cuộn rơm con cúi hoàn toàn che chắn được đạn hiện đại, thì tất nhiên các chiến binh Đại Việt nấp sau cuộn rơm con cúi cũng sẽ tránh được đạn thô sơ của quân Thanh để áp sát vào đồn Ngọc Hồi rồi “bắn hoả tiễn hoả châu tới tấp” vào trong đồn giặc. Chuyên gia vũ khí Nga đã có so sánh quân Tây Sơn nấp sau cuộn rơm con cúi và bắn hoả tiễn hoả châu tương tự như pháo tự hành sơ khai. Hoả tiễn, hoả châu bắn phốt pho nguyên chất vào đồn giặc, bắn hợp chất dầu mỏ trộn nhựa thông vào đồn địch tạo nên đám cháy khủng khiếp như lửa từ rồng phun ra với nhiệt độ lên tới 2000 độ C, trong vài phút khiến oxy xuống cực thấp, lập tức làm xa xẩm mặt mày gây tai biến. Nếu quân Thanh mà không quyết định rời khỏi đồn Ngọc Hồi thì chỉ vài phút thôi đồn Ngọc Hồi sẽ là mồ chôn lớn nhất trên thế giới. Khi không chịu được sức nóng của ngọn lửa phốt pho, gần 5 vạn quân Thanh phải rời khỏi đồn và bị những nông dân cách đó có vài ngày chỉ biết việc đồng áng chém chết sạch đến nỗi “máu chảy ngập mắt cá chân”. Các cuốn sử nhà Nguyễn vì mục đích bưng bít thông tin vũ khí phốt pho đều mô tả là 5 vạn quân Thanh mất tinh thần chiến đấu, sự thực không phải vậy. Đám lính chuyên nghiệp vừa dập tắt khởi nghĩa bên Đài Loan về không phải là mất tinh thần chiến đấu mà là một đám thương bệnh binh mất hết sức chiến đấu, bị tai biến vì vũ khí phốt pho hút hết oxy, bị tắc đường thở vì thở phải khí độc từ phốt pho. Ngược lại, bọn chúng cùng với các tướng chỉ huy chính là những tên lính lì lợm nhất, sẵn sàng quyết tử vì vua Thanh, chịu chết, chứ không đầu hàng. Đó chính là lý do vì sao vua Thanh sau đó đã trao tặng cho các tướng lĩnh nhà Thanh chết trong trận Ngọc Hồi những danh hiệu cao quý nhất .
Quyết định của chủ tướng quân Thanh Tôn Sĩ Nghị (người sau này được vua Thanh tặng danh hiệu cao quý nhất Nhất đẳng Mưu Dũng Công, là quân cơ đại thần và đảm nhận chức vụ Binh bộ Thượng thư tương đương chức bộ trưởng bộ quốc phòng) bỏ cả ấn tín ngay lập tức rút chạy, chặt cầu phao không cho hàng vạn lính quân Thanh chạy theo, là một quyết định vô cùng đúng đắn. Vì đối với vũ khí phốt pho của vua Quang Trung, mặc dù lúc đó chỉ là cánh quân vu hồi đánh vào đồn Đống Đa chắc chưa đủ nghìn quân nhưng được trang bị những hoả cầu phốt pho. Quân Thanh dù còn trên 5 vạn quân cũng không có cơ hội để đối phó, chỉ 300 quả hoả cầu chắc cả bọn 5 vạn quân lại chết hết, lúc đó số gò chôn quân thù sẽ là 24 chứ không phải là 12. Quyết định trốn chạy là quyết định vô cùng đúng đắn và được chính vua Thanh Càn Long đồng tình. Uy lực của vũ khí phốt pho của vua Quang Trung không những khiến hàng triệu quân dân nhà Thanh ở vùng biên giới với Việt Nam hoảng sợ bỏ chạy, không dám quay lại sinh sống, khiến sau này vua Thanh phải cử đại thần thuyết phục như sử sách đã ghi.
Lần đầu tiên sau hàng nghìn năm lịch sử đối đầu với quân xâm lược phương Bắc, sau trận đánh, Hoàng đế Đại Việt Quang Trung có những lời xấc xược với vua Thanh, đòi huỷ bỏ tục cống người vàng hàng năm, đòi Lưỡng Quảng và đòi gả công chúa. Thế mà vua Thanh Càn Long chấp nhận hết, đoàn giả vua Quang Trung sang nhà Thanh còn được cung phụng vô cùng chu đáo chứng minh uy lực khủng khiếp của vũ khí phốt pho.
Căn cứ vào kết quả vô cùng thành công của trận đánh và căn cứ vào nguồn nguyên liệu vũ khí phốt pho là phân dơi và phân chim vô tận tại Việt Nam, việc vua Quang Trung lên kế hoạch đánh nhà Thanh và được sự ủng hộ của nhiều toán cướp biển người Hoa là hoàn toàn hiện thực. Cướp biển nhà Thanh nhờ có sự giúp đỡ về vũ khí của vua Quang Trung chắc chắn có một sức mạnh rất lớn trong các cuộc đối đầu trên biển và hoàn toàn tin tưởng vào siêu vũ khí của vua Quang Trung nên sẵn sàng theo vua Quang Trung trong việc đối đầu với nhà Thanh.
Việc những người nắm giữ bí mật sản xuất phốt pho như hoàng đế Quang Trung, hai anh em vua là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, tướng Phan Văn Lân chết đi chắc chắn có ảnh hưởng rất lớn đến việc chế tạo vũ khí phốt pho của vua Quang Trung. Chắc chắn còn rất nhiều chuyên gia kỹ thuật tham gia vào việc chế tạo vũ khí phốt pho cũng chết trong cùng thời điểm và đó là một mất mát rất lớn của nhà Tây Sơn khi đó. Cùng với việc chế tạo vũ khí phốt pho, còn phải biết chỉ huy để sử dụng hiệu quả vũ khí phốt pho. Vua Quang Trung luôn luôn tìm cách kích động quân giặc, nhà vua còn nhục mạ chủ tướng giặc Tôn Sĩ Nghị là tôn điên để kích quân Thanh tập trung quân càng đông càng tốt vào một chỗ. Tấn công vào lúc trời tối, khi mà khả năng tập trung quân của giặc là cao nhất, rất thích hợp để sử dụng hiệu ứng ngạt oxy, là hiệu ứng nguy hiểm nhất của vũ khí phốt pho. Chế tạo ra vũ khí phốt pho là một chuyện nhưng việc sử dụng vũ khí phốt pho thế nào trong chiến đấu đòi hỏi một nghệ thuật chỉ huy thiên tài.
Nhà Nguyễn có lẽ được người Pháp cố vấn nên đã biết cách đối phó với vũ khí phốt pho của quân Tây Sơn. Trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút, kỹ sư Thanh rõ ràng nhận thấy dấu hiệu quân Nguyễn đã giãn cách khỏi tầm hoả lực của vũ khí phốt pho ngay từ đầu nên tránh được cái chết khủng khiếp mà 5 vạn quân Xiêm gặp phải. Trong các trận đối đầu với quân Tây Sơn, quân nhà Nguyễn luôn luôn giãn cách và dùng súng của Pháp bắn từ xa. Một điều rõ nhất mà sử sách rõ ràng ghi lại đó là người Pháp dạy cho nhà Nguyễn việc tổ chức pháo binh cơ động, chính pháo binh cơ động tránh được hiệu ứng nguy hiểm nhất của vũ khí phốt pho của quân Tây Sơn là ngạt oxy và ngộ độc khói phốt pho.
Ngoài những bằng chứng mà sử sách của nhà Nguyễn và nhà Thanh dù cố tình che đấu nhưng vẫn để lộ ra về siêu vũ khí phốt pho của vua Quang Trung, chúng ta còn có những câu thơ khắc họa rõ nét hình bóng của siêu vũ khí phốt pho, đã tạo nên một biển lửa như lửa của rồng phun ra thiêu cháy quân thù và tất nhiên phải là ký ức rõ nét trong tâm trí người đương thời qua các câu thơ:
“ Một trận lửa rồng tan nát giặc,
Thành bỏ cướp đò trốn tìm đường.”
Đây là bản dịch nghĩa chính xác câu thơ. “Hỏa long nhất trận tặc phi mĩ “ của nhà thơ cùng thời Ngô Ngọc Du, có người dịch sai nghĩa câu thơ mà thành. “Một trận rồng lửa giặc tan tành “ rồi diễn giải là nhân dân đốt rơm uy hiếp giặc tạo các đốm cháy như hình con rồng. Đốt rơm thì người đốt có khi bị bỏng chứ giặc là những tên lính đánh đông dẹp bắc sao lại có thể sợ đám rơm cháy được.
Đám lửa phốt pho khủng khiếp như lửa từ rồng phun ra đó đã khiến đội quân viễn chinh nhà nghề đông đảo của giặc mà theo hịch của chính chủ tướng giặc là 1 triệu quân biến thành:
“Thành Nam xác giặc mười hai đống
Ngời sáng anh hùng đại võ công”.
Và
“Đống Đa xưa bãi chiến trường
Ngổn ngang xác giặc vùi xương thành gò”.
Chính xác mô tả uy lực của siêu vũ khí phốt pho của thiên tài khoa học quân sự hoàng đế Quang Trung.
Chúng ta biết đến hoàng đế Quang Trung như một thiên tài quân sự nhưng kỹ sư Thanh bằng công trình nghiên cứu hàng chục năm, có sự trợ giúp và xác nhận của các nhà khoa học quân sự số 1 thế giới như tiến sĩ vật lý Ivan Vileghanin, tiến sĩ công nghệ Dmitrij Kolyadov, giáo sư tiến sĩ khoa học Vladimir Koroman, tiến sĩ vật lý Predrag Milos, giáo sư tiến sĩ vật lý Nikola Davidovic, đã có kết luận về các thành tựu nghiên cứu và phát triển vũ khí của hoàng đế Quang Trung như sau:
Hoàng đế Quang Trung và các cộng sự đã nghiên cứu, phát triển, chế tạo thành công rồi đưa vào sử dụng đại trà hoả cầu phốt pho tương tự như các loại bom phốt pho hơn hai trăm năm sau đó. Vào thời vua Quang Trung hỏa cầu phốt pho là loại vũ khí uy lực nhất thế giới khi đó.
Hoàng đế Quang Trung và các cộng sự đã nghiên cứu, phát triển, chế tạo thành công một loại hoả dược có tính chất ngang bằng napalm mà các cường quốc chế tạo 200 năm sau đó, hoả dược này còn tự cháy được nhờ có trộn phốt pho. Hoả dược này được sử dụng trong đầu nổ của hoả hổ khiến Việt Nam có loại vũ khí mạnh nhất thế giới trong thời gian đó.
Chính nhờ hai loại vũ khí này mà vua Quang Trung đã thống nhất đất nước, đánh bại quân Xiêm, đánh bại quân Thanh xâm lược giữ vững bờ cõi của đất nước.
Cần lưu ý là thời điểm khi quân Thanh xâm chiếm nước ta, đất nước ta đang bị chia cắt thành 4 phần, nội chiến hơn 200 năm, sức cùng lực kiệt. Thế nhưng nhờ khoa học kỹ thuật đỉnh cao, chúng ta đã lại chiến thắng.
Với công trình nghiên cứu đồ sộ của mình, kỹ sư Thanh mong muốn đưa tới tất cả bạn đọc các thông tin và bằng chứng về siêu vũ khí của vua Quang Trung, để bạn đọc tự tìm hiểu tự kiểm chứng để tự biết rằng trí tuệ Việt Nam hơn 200 năm trước đã từng chế tạo ra những loại vũ khí nhất thế giới.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.