Thương về miền Trung ruột thịt...

2020-10-22 23:16:40 0 Bình luận
Mấy ngày qua, đồng bào cả nước đau đáu hướng về miền Trung bão lũ. Ở đó, thiên tai lũ lụt đã làm hao mòn cuộc sống về vật chất và tinh thần của người dân miền Trung…

Miền Trung - Chiếc đòn gánh của hai đầu đất nước

Theo thống kê của Bách khoa toàn thư Wikipedia, ở miền Trung, hàng năm có từ 200 - 220 ngày mưa ở các vùng núi, 150 -170 ngày mưa ở khu vực đồng bằng duyên hải. Vào mùa mưa, mỗi tháng có 16 - 24 ngày mưa. Những đợt mưa kéo dài nhiều ngày trên diện rộng thường gây ra lũ lụt lớn. Mưa thường xuyên xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10 ở vùng Bắc Trung Bộ và ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Trong những thập niên 90, ở đây đã có những trận lũ lụt lớn xảy ra, có những lúc lũ chồng lên lũ như các đợt lũ: tháng… năm1979; tháng 11, 12 năm 1999; tháng 10, 11 năm 2010 và gần đây là những ngày tháng 10/2020. Đó là trận lũ lịch sử kinh hoàng trong vòng 100 năm trở lại đây mà khi nhìn thấy ai cũng thốt lên rằng: “Thương quá, miền Trung ơi!”...

Nhắc đến miền Trung người ta nghĩ ngay đến vùng đất “khô cằn, sỏi đá”, nơi mà người ta thường ví là vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Dãy đất miền Trung là chiếc đòn gánh của hai đầu đất nước; là vùng đất mà chưa nắng đất đã nẻ dọc, nẻ ngang, chưa mưa nước đã ngập ngụa trên khắp mọi nẻo đường. Người dân miền Trung quanh năm “đầu tắt, mặt tối”, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, con người lam lũ mà vẫn không đủ cái ăn, cái mặc. Là vùng có khí hậu khắc nghiệt, hàng năm người dân ở đây phải hứng chịu bao nhiêu thiên tai, hạn hán, bão lụt ập đến. Đã khó lại càng khó hơn. Nghèo lại càng nghèo hơn khi mà không được “Thiên - Địa - Nhân hòa”.

Miền Trung - Chiếc đòn gánh của hai đầu đất nước chìm trong lũ lụt triền miên những ngày qua...

Lũ chồng lên lũ - Nỗi đau chồng chất nỗi đau!

Tháng Mười năm nay, khúc ruột miền Trung lại hứng chịu cơn lũ lịch sử. Cơn lũ này chưa đi qua thì cơn lũ khác lại ập đến, lũ chồng lên lũ. Lũ lụt miền Trung năm 2020 là một đợt bão  khắp miền Trung Việt Nam, bắt đầu từ đêm ngày 06, rạng sáng ngày 07/10/2020 và kéo dài đến tận bây giờ. Lũ lụt tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Hà TĩnhQuảng BìnhQuảng TrịThừa Thiên - Huế của Bắc Trung Bộ

.

Nước lũ dâng cao nhấn chìm hết nhà cửa, ruộng vườn, làng mạc... Ảnh: Internet

Lũ lụt miền Trung 2020 được xem là một đợt lũ lụt lịch sử mới, được đặt mức báo động IV, thuộc về cấp bậc thiên tai nguy hiểm, rủi ro rất lớn của Việt Nam, ảnh hưởng sâu rộng và tác động gây tổn thất, thiệt hại toàn khu vực, phá hủy, trì hoãn và đẩy ngược nền kinh tế - xã hội của miền Trung Việt Nam. Đây là trận lũ kinh hoàng trong vòng hơn 100 năm trở lại đây. Một dải miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế chìm ngập trong biển nước. Một biển nước mênh mông màu bàng bạc làm cho con người ta rùng mình. Ảnh hưởng nặng nề nhất ở trận lũ lịch sử này là các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế... Trong nháy mắt, tất cả mọi thứ đều tan biến theo dòng lũ. Nước ngày càng dâng cao, cô lập các hộ dân trong vùng lũ. Họ sống chung với cái đói, cái rét và nỗi lo sợ. Những tiếng kêu cứu thất thanh trong đêm do nước lên nhanh; những tiếng khóc trẻ thơ vì đói và rét; những tiếng cầu cứu vì bị cô lập ở vùng nước sâu không có thức ăn, nước uống;… Họ phải “bỏ của chạy lấy người” mà than rằng: “tui mất sạch rồi”, “tui trắng tay rồi… trời đất ơi!” nghe xé lòng…

Những hình ảnh thật đáng thương ở rốn lũ Lệ Thủy, Quảng Bình - Ảnh: Internet.

Con số thiệt hại về người và của cứ tăng lên hàng ngày. Cơn lũ ác liệt đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng của người dân nơi đây. Vợ mất chồng, bố mẹ mất con, những đám tang diễn ra ngay trên dòng lũ thật thương xót. Những con số thống kê chưa đầy đủ đã cho chúng ta biết được thiệt hại lớn đến nhường nào.

Điều đau thương, mất mát được cả nước quan tâm, chú ý là sự hy sinh của các đồng chí trong khi làm nhiệm vụ ở vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 khiến 17 công nhân đợt sạt lở thứ nhất ở Rào Trăng và 13 thành viên nhóm cứu nạn trong đợt sạt lở thứ hai ở Trạm 67. Hay vụ sạt lở vùng đóng quân Đoàn 337 (Hướng Hóa, Quảng Trị) làm 22 người hy sinh.

Vì miền Trung ruột thịt

Giờ đây, cơn lũ dần đi qua nhưng nỗi đau vẫn còn đó. Hơn lúc nào hết, cần lắm những chia sẻ, những vòng tay nhân ái để giúp đồng bào miền Trung khắc phục khó khăn.

Những hình ảnh “biết nói” trong cơn lũ thông qua phương tiện truyền thông đã làm lay động người dân trên cả nước. Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn có truyền thống “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, “Lá lành đùm lá rách”… Với truyền thống cao đẹp đó, triệu triệu người trên đất nước ta đều hướng về miền Trung ruột thịt với tấm lòng cảm thương vô hạn. Họ hướng về miền Trung để mong gánh bớt được phần nào khó khăn của đồng bào ruột thịt sau cơn lũ. Nhiều tấm lòng hảo tâm, nhiều cá nhân, đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp trên cả nước đồng lòng giúp đỡ, tiếp sức cho người dân ở vùng lũ đi qua cơn bĩ cực này. Đó là những món tiền lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, những thùng mì tôm, từng cân gạo, mấy bộ áo quần, sách vở vẫn còn dùng được để người dân vượt qua đói rét, các em có thể tiếp tục đến trường. Họ tiếp thêm hơi ấm cho người dân vùng lũ bằng tấm lòng chân thành nhất. Họ hiểu được nỗi khổ đau mà người dân miền Trung phải hứng chịu sau trận lũ kinh hoàng. Ngay trong những ngày mưa lũ diễn ra ở khúc ruột miền Trung, nhiều chương trình từ thiện đã diễn ra nhằm khơi dậy tấm lòng nhân ái của các cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Những hình ảnh không thể cầm được nước mắt... - Ảnh: Internet.

Nhà cửa tan hoang sau khi nước lũ rút dần... Ảnh: Internet

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15
Đang tải...