Tiền thưởng ở giáo dục

2020-01-30 09:35:58 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Mỗi năm tết đến xuân về “ tiền thưởng” là một câu chuyện được bàn tán râm ran, nhưng những hình ảnh cứ trong tâm trí tôi đó là ngành giáo dục. Đây là ngành có đặc thù riêng nên không có tiền thưởng Tết hay lương tháng thứ 13 như các ngành nghề khác..

Chúng tôi dùng từ “thưởng” bởi, Nghị định 43 cho phép đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có trường học) được quyền tự chủ tài chính, nên nhiều trường cố gắng chi tiêu tiết kiệm để có được khoản kết dư cuối năm.

Do vậy mỗi trường ở mỗi vùng miền từ thành thị tới nông thôn,, từ đồng bằng tới miền núi sẽ có mức thưởng khác nhau tùy thuộc vào nguồn tài chính tiết kiệm của trường. Nhiều tâm sự của các giáo viên ở nông thôn, miền núi cho biết: cứ nói đến tiền thưởng cuối năm là rất mủi lòng, tủi thân mỗi khi tết đến xuân về, vì có đâu nhiều chỉ vài trăm nghì là hết.

Hình ảnh luôn day dứt trong tôi là các thầy, cô giáo cắm bản ở các xã vùng cao khó khăn, từ điểm trường chính đến điểm lẽ phải đi 5-6 giờ, có khi còn đường đất giáo viên phải đi bộ mất cả buổi, hôm trời mưa mất cả ngày trời mới lên đến điểm trường. Nhiều nơi  đường bê tông lên tận nơi nhưng đường đèo dốc nguy hiểm cũng là trở ngại cho thầy cô, nhất là những cô giáo trẻ. Song, với tình yêu nghề, yêu học sinh các thầy cô vẫn ngày đêm âm thầm bám trường, bám  bản dạy từng con chữ cho học sinh. Cô Phạm Thị Phương điểm trường tà số trường tiểu học Chiềng Hắc, Sơn La  bộc bạch: đường xá ở đây đi lại vất vả lắm, các em ở đây vài tháng mới về điểm trường chính, tiền thưởng tết có đáng là bao, ở đây tết đến bà con cho cân gạo  về ăn tết thôi.

Cực nhất vẫn là mùa mưa, nhiều khi bị sạt lở núi rất nguy hiểm, đường bị chia cắt, điện cúp, điện thoại không có sóng, gần như bị cô lập nên thầy cô phải vào làng xin ăn. Bởi, mỗi tuần đi dạy các thầy cô chỉ mang thức ăn dự trữ  trong  tuần. Thầy cô giáo phải tự nấu ăn, trong khi nhà bếp che tạm bợ nên rất khổ khi mùa mưa về. Trong khi  bếp che tạm bợ, mùa mưa củi ướt, nhóm lửa khó cháy, có khi cơm chưa chín nhưng vẫn phải ăn.

Lớp học vừa là nhà của cô giáo tại một trường vùng cao phía bắc

Mặc dù khó khăn nhưng các cô vẫn bám trường, bám lớp

Dù khó khăn vất vả nụ cười vẫn luôn trên môi các cô

Đặc biệt, với giáo viên hợp đồng ở các trường  mầm non, lương thì thấp, thưởng thì càng thấp; Chỉ có yêu nghề, yêu học trò như con thì những giáo viên nữ hợp đồng mới có thể gắn bó lâu dài với nghề. Đặc thù của giáo viên mầm non đi sớm về muộn, thường cứ 6h hàng ngày đã có mặt ở trường đến chiều nhiều hôm 6h vẫn chưa được về do các hôm ông, bà quên đón cháu, bố mẹ thì đang đi làm đồng…cô giáo gọi điện còn bị phụ huynh mắng lại vì đang bận thồ lúa, vậy là không còn cách nào khác là đưa cháu về nhà cho cháu ăn cơm rồi tối bố mẹ mới đến đón con về. Hiện nay nhiều trường học trên địa bàn tỉnh  Thanh hóa thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên các trường mầm non thiếu trầm trọng, nhiều trường thiếu đến chục giáo viên nên có lớp đến 36 cháu/1 cô, biết vậy nhưng nhà trường không có  kinh phí để thuê giáo viên hợp đồng. Vậy các cô phải tự gồng mình để hoàn thành công việc. Cô Trịnh Thị Phương  trường mầm non Hà Ngọc, Hà Trung, Thanh hóa tâm sự: “Đặc thù của giáo viên mầm non đi từ sang đến tối, lương thì thấp nhất là giáo viên hợp đồng, nếu chồng không hiểu, thông cảm thì chắc bỏ nghề mât. Tết đến nhìn các ngân hàng, doanh nghiệp họ thưởng vài triệu đến vài chục triệu  mà các em thật buồn”.

Nhiều hiệu trưởng cho biết cứ khi nào về đến nhà mà không có cuộc điện thoại nào của phụ huynh thì hôm đó mới yên tâm thở phào được. Giờ nghề các chị nhiều rủ ro lắm, các cô chi lơ là một chút để các cháu cắn nhau thôi là phụ huynh đã có ý kiến ngay. Nhiều khi tối về đang ăn cơm có cuộc điện thoại lạ là lo ngay ngáy. Công việc thì vất vả, áp lực như vậy nhưng  gần 20 năm công tác lương thì cũng không được bao nhiêu, tiền thưởng tết thì vài trăm nghìn là hết. Chị Trịnh Thu Trang ở một ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực của mỗi người mà mức thưởng khác nhau từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng tiền thưởng tết.

Chia tay các cô giáo mà  chúng tôi ai nấy lòng cứ trĩu nặng, suy nghĩ bao giờ tết đến sẽ đem niềm vui với tất cả mọi người và tiền thưởng cũng sẽ là nguồn hỗ trợ động viên tương xướng với một năm cống hiến làm việc vất vả, mệt nhọc  dạy chữ, dạy người mà thầy, cô sẽ nhận được tiền thưởng tương xứng với công sức bỏ ra. Khi nào sẽ giảm bớt sự chênh lệnh tiền thưởng giữa các trường từ thành thị tới nông thôn, đồng bằng tới miền núi, giữa các ngành nghề với nhau trong xã hội.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Bánh đa vừng lạc- hương vị mộc mạc níu giữ tuổi thơ

Giản dị như chính tên gọi của nó, bánh đa vừng lạc là món quà quê gắn bó với biết bao thế hệ người Việt. Không cần nguyên liệu cầu kỳ, chỉ với bột gạo, vừng, lạc rang và một chút khéo léo người dân Thôn Gia Lộc, X.Việt Hùng, H.Đông Anh, TP. Hà Nội đã tạo nên chiếc bánh giòn rụm, thơm bùi - thứ hương vị khiến ai từng nếm thử đều khó có thể quên. Trong nhịp sống hiện đại, bánh đa vừng lạc vẫn giữ được nét mộc mạc, trở thành cầu nối đưa người ta trở về những ngày xưa thân thương bên bếp lửa rơm và tiếng cười rộn ràng nơi sân làng.
2025-04-15 15:44:15

Tôn vinh di sản văn hóa và lịch sử qua Cuộc thi Vẽ tranh cổ động dành cho học sinh THCS toàn quốc

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2025) và Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2025), ngày 12/4/2025, tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội, cuộc thi vẽ tranh cổ động dành cho học sinh THCS trên toàn quốc chính thức được phát động đã thu hút sự quan tâm của học sinh trên toàn quốc, trong đó có các học sinh khuyết tật.
2025-04-15 08:54:56

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội 2025

Vừa qua, tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông Sở Du lịch Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội 2025.
2025-04-14 22:20:31

Tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất” các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ VHTTDL tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
2025-04-14 16:11:41

Chuồn chuồn tre Thạch Xá- nơi lưu giữ kí ức tuổi thơ

Nép mình dưới chân núi Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội), làng Thạch Xá từ bao đời nay nổi tiếng với nghề làm chuồn chuồn tre – những món đồ chơi mộc mạc, dân dã mà đầy mê hoặc. Từ đôi tay khéo léo và tâm hồn bay bổng của người thợ, những thanh tre vô tri hóa thân thành cánh chuồn chuồn chao liệng, mang theo ký ức tuổi thơ và cả niềm tự hào của một làng nghề đang miệt mài giữ gìn hồn xưa giữa guồng quay hiện đại.
2025-04-14 15:19:45

Mở cửa dịp 30/4, Công viên nước Hà Nam có làn trượt ống đua song song đầu tiên tại Đông Nam Á

Mở cửa đón khách đúng vào dịp nghỉ lễ 30/4,1/5 và chính thức khai trương vào ngày 10/5, Công viên nước Hà Nam - nơi sở hữu làn trượt ống đua song song lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á, hứa hẹn sẽ trở thành tâm điểm hút khách miền Bắc mùa hè này.
2025-04-14 13:55:13
Đang tải...