Tin tức miền Tây 3/6: Khai mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc

2023-06-03 13:43:08 0 Bình luận

Khai mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023

TTXVN cho biết, sáng 3/6, tại An Giang, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp UBND tỉnh An Giang tổ chức khai mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023.

Các tác phẩm mới được giới thiệu tại liên hoan. Ảnh: TTXVN

Liên hoan là ngày hội của các nhạc sĩ, nghệ sĩ và những người yêu nhạc được tổ chức ở các khu vực trong cả nước, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phía Bắc.

Liên hoan Âm nhạc thu hút sự tham gia của đại biểu đến từ 23 Chi hội, đoàn Nhạc sĩ Việt Nam và các nghệ sĩ đến từ 20 tỉnh, thành như: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên và Ninh Bình...

Tham gia liên hoan, các nhạc sĩ sẽ giới thiệu, trình diễn gần 60 tác phẩm, nội dung tập trung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Bác Tôn, Tổ quốc và đề tài biển, đảo Việt Nam; thành tựu, phong trào xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay; đất và người An Giang giàu truyền thống cách mạng và truyền thống văn hóa đặc sắc. Nhiều tác phẩm mang âm hưởng âm nhạc dân gian các vùng miền, với nhiều thể loại như: ca khúc, hòa tấu, độc tấu thính phòng.

Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 nhằm biểu dương những tài năng sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc, khuyến khích sự sáng tạo, vươn lên trong các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, lý luận phê bình và đào tạo âm nhạc. Đây còn là dịp để các nhạc sĩ, nghệ sĩ trong cả nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, giao lưu tác phẩm âm nhạc mới sáng tác, giới thiệu bản sắc văn hóa vùng miền, đặc biệt là khu vực Nam bộ. Qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tác và biểu diễn âm nhạc, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng trong thời kỳ mới.

Huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo 

Theo Báo Cần Thơ, Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” (Nghị quyết số 29).

Tặng Bằng khen của UBND TP Cần Thơ cho các tập thể. Ảnh: B.NG, Báo Cần Thơ

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29, GD&ÐT của thành phố cơ bản đạt được các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra; mạng lưới trường, lớp và quy mô học sinh ở các bậc học, cấp học ngày càng tăng. Tính đến ngày 31/12/2022, tổng kinh phí đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, mở rộng trường lớp, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT theo lộ trình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn thành phố là 548.411 tỉ đồng. Việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản đảm bảo theo quy định và phù hợp với thực tế của từng địa phương (có 14.480 viên chức, nhân viên; trong đó, 100% cán bộ quản lý đạt và vượt chuẩn).

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT bình quân đạt trên 97%; thành phố có nhiều học sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc gia, khu vực, quốc tế... Hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học phát triển mạnh, có 90 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, 5 trường đại học, 2 phân hiệu đại học trên địa bàn thành phố...

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 29, Kết luận số 51 của Ban Bí thư và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Thành ủy; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Tăng cường phối hợp, tham mưu ban hành các nghị quyết, kế hoạch về phát triển GD&ĐT, qua đó, tạo hành lang pháp lý, cơ chế thuận lợi, huy động sự tham gia tích cực của toàn xã hội trong đầu tư, thu hút nguồn lực phát triển GD&ĐT. Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cũng như quan tâm đầu tư kinh phí, bố trí lồng ghép các dự án, xã hội hóa để có nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học... Từ đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác GD&ĐT, góp phần xây dựng và phát triển thành phố trở thành trung tâm GD&ĐT của vùng ĐBSCL.

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau chỉ đạo làm rõ vụ gợi ý chung chi cho bị can được tại ngoại

Thông tin từ Báo SGGP, ngày 3/6, liên quan vụ tố cáo việc gợi ý chung chi cho bị can được tại ngoại, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo: Ban nội chính Tỉnh ủy - cơ quan thường trực của Ban Phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh theo dõi chặt chẽ vụ việc, kịp thời tham mưu, đề xuất Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh chỉ đạo.

Ông Lại Tấn Tài xem các giấy báo tin của các cơ quan chức năng về việc thụ lý tố cáo của ông. Ảnh: SGGP

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cũng chỉ đạo Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh, Bí thư Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh sớm xác minh, làm rõ nội dung sự việc, xử lý đúng nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Báo cáo kết quả về Thường trực Tỉnh ủy.

Trước đó, ông Lại Tấn Tài (ngụ thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) tố cáo đến cơ quan chức năng về việc cán bộ ở huyện Ngọc Hiển có hành vi vòi vĩnh để con gái của ông (Lại Phương Thúy) được tại ngoại.

Theo thông tin ban đầu, ngày 19/12/2022, bà Lại Phương Thúy (ngụ thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển) bị bắt quả tang về hành vi đánh bạc nên bị xử phạt hành chính 1,5 triệu đồng.

Đến ngày 28/12/2022, bà Thúy lại tái phạm nên bị Công an huyện Ngọc Hiển khởi tố bị can về tội đánh bạc. Sau đó, bà Thúy bị bắt tạm giam hai tháng để điều tra. Khi bị bắt, bà Thúy có 3 con nhỏ (9, 11 và 13 tuổi), chồng đi biển thường xuyên nên gia đình gặp nhiều khó khăn.

Sau khi con bị bắt tạm giam chừng 10 ngày, ông Tài đến gặp một lãnh đạo VKSND huyện Ngọc Hiển trình bày hoàn cảnh của con gái và xin cho con được tại ngoại.

Trong thời gian con gái bị tạm giam, ông Tài đi thăm và ông có gặp, biết một cán bộ công an tên N. (cán bộ Đội cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an huyện Ngọc Hiển).

Theo ông Tài, đến ngày 3/4, N. gọi cho ông, thông báo là đã kết thúc điều tra, hồ sơ sắp chuyển sang VKSND huyện và nơi này sẽ xem xét cho Thúy được tại ngoại.

Qua điện thoại, N. báo rằng bên VKSND yêu cầu gia đình chi 50 triệu đồng sẽ phê duyệt cho Thúy sớm tại ngoại. Sau đó, N. chuyển máy cho ông Tài nói chuyện với con gái đang bị tạm giam.

Trong tố cáo đến các cơ quan chức năng, ông Tài gửi kèm đoạn ghi âm giữa ông với người được cho là lãnh đạo VKSND huyện Ngọc Hiển…

Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đội vốn

Theo Báo Đại Đoàn Kết, được khởi công và đang tiến hành xây dựng, nhiều dự án hạ tầng trọng điểm ở khu vực miền Tây Nam bộ được kỳ vọng sẽ mang tới thay đổi lớn về hạ tầng, tăng kết nối và kích thích phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, một số dự án đã không thực hiện đúng kế hoạch, tăng vốn khiến các thủ tục đầu tư phải thay đổi, ảnh hưởng tới tiến độ dự án.

Dự án cải tạo kênh Chợ Gạo bị đội vốn sau 2 năm thi công.. Ảnh: Đại Đoàn Kết

Điển hình trong số đó là dự án cải tạo kênh Chợ Gạo hay cầu Mỹ Thuận 2.

Khởi công tháng 12/2021 và dự kiến hoàn thành sau 2 năm thi công, dự án nạo vét cải tạo kênh Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) giai đoạn 2 là một trong những dự án hạ tầng đường thuỷ quan trọng ở khu vực phía Nam. Mặc dù chỉ nằm trên địa phận tỉnh Tiền Giang nhưng dự án có ảnh hưởng tới nhiều tỉnh thành, giúp tàu thuyền có thể di chuyển từ các tỉnh ĐBSCL tới TPHCM mà không phải vòng ra phía biển và ngược lại.

Theo kế hoạch, dự án cải tạo, nạo vét tuyến luồng dài 10km của kênh Chợ Gạo, xây dựng công trình bảo vệ bờ ven kênh và cầu, đường dân sinh ở một số khu vực. Với số vốn đầu tư khoảng 1.335 tỷ đồng, đây là một trong những dự án hạ tầng đường thuỷ có nguồn vốn lớn nhất ở miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên, sau khi thi công một thời gian, tỉnh Tiền Giang xin điều chỉnh nguồn vốn dự án với nguồn vốn tăng thêm hơn 182 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là tiền bồi thường mặt bằng tăng. Dự án được chia thành các gói thầu nhỏ, một số hạng mục đã hoàn thành tới 95% nhưng một số hạng mục liên quan tới đền bù giải toả vẫn chưa có mốc thời gian hoàn thành cụ thể.

Tương tự, dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và Bến Tre cũng bị đội vốn thêm 1.634 tỷ đồng so với kế hoạch ban đầu khi tiến hành khởi công. Cụ thể, dự án có thiết kế dài 17,6km gồm cầu chính dài gần 2km quy mô 4 làn xe hỗn hợp cùng đường dẫn quy mô 6 làn xe có nguồn vốn ban đầu theo kế hoạch là 5.175 tỷ đồng. Sau một thời gian thi công, dự án được chủ đầu tư (Ban quản lý dự án Mỹ Thuận) xin điều chỉnh lên tăng thêm 1.634 tỷ đồng, thành 6.810 tỷ đồng. Theo chủ đầu tư, nguồn vốn của dự án tăng lên chủ yếu do việc giá đất bồi thường và nguồn gốc đất… Được biết, cùng với việc xin tăng thêm nguồn vốn, dự án cũng bị kéo chậm tiến độ thêm 1 năm (dự kiến hoàn thành vào năm 2026 thay vì 2025 như kế hoạch ban đầu).

Kiên Giang: Phát hiện vụ vận chuyển thuốc lá lậu quy mô lớn

TTXVN thông tin, vào khoảng 2 giờ 45 phút ngày 3/6, nhận thấy xe ô tô 16 chỗ biển kiểm soát 68B-007.57 chạy qua trạm thu phí cầu Kiên Lương (thuộc ấp Hòa Giang, xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương) có dấu hiệu nghi vấn, lực lượng làm nhiệm vụ đã nhanh chóng tiến hành dừng xe để kiểm tra.

Ảnh minh họa

Qua kiểm tra, lực lượng Công an phát hiện có 7.960 bao thuốc lá điếu nhập lậu, đối tượng điều khiển ô tô vận chuyển thuốc lá lậu khai tên Nguyễn Tấn Phong (sinh năm 1977, ngụ đường Đống Đa, khu phố 1, phường Đông Hồ, thành phố Hà Tiên). Phong cho biết số thuốc lá trên Phong mua lại của một người tên Cul bên Campuchia về bán lại cho các đại lý nhỏ tại địa bàn thành phố Rạch Giá, trên đường vận chuyển về thành phố Rạch Giá thì bị lực lượng Công an bắt quả tang. Để vận chuyển được nhiều thuốc lá, Phong đã tháo bỏ hàng ghế đầu của xe khách 16 chỗ.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Kiên Giang tiếp tục xác minh, điều tra, làm rõ vụ việc để xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...