Tin tức miền Tây 13/6: Xuất hiện 91 điểm sạt lở ở Vĩnh Long

2023-06-14 08:00:00 0 Bình luận
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long xuất hiện 91 điểm sạt lở, làm mất gần 2,4km bờ sông, rạch, ảnh hưởng trực tiếp đến 67 hộ dân, ước thiệt hại về tài sản hơn 2 tỉ đồng...

Vĩnh Long: Xuất hiện 91 điểm sạt lở 

Theo Báo cần Thơ, ngày 13/6, ông Lưu Nhuận, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long, cho biết đơn vị đã phối hợp với chính quyền huyện Trà Ôn khảo sát, cập nhật tình hình vụ rạn nứt, có nguy cơ bị sạt lở bờ sông Trà Ôn.

Một điểm sạt lở ở Vĩnh Long. Ảnh: Báo Cần Thơ

Trước đó khoảng 10 giờ ngày 9/6, sông Trà Ôn (đoạn từ chợ Tích Thiện đến Trường THCS Tích Thiện), xuất hiện vết nứt dài khoảng 80m, rộng từ 3-5cm dọc bờ sông, ảnh hưởng trực tiếp đến 9 ngôi nhà. Cùng ngày, ven sông Cái Cao (xã Phú Ðức, huyện Long Hồ) cũng sạt lở 1 đoạn dài 150m, ăn sâu vào bờ từ 4-7m, có nhiều vết nứt kéo dài khoảng 150m (ảnh). Vụ sạt lở làm giao thông bị chia cắt, ảnh hưởng đến nhà cửa của 23 hộ dân. UBND tỉnh Vĩnh Long đã công bố tình huống sạt lở khẩn cấp tại khu vực này trong phạm vi bờ sông dài 460m (đoạn từ nhà máy Vinh Quang đến hộ ông Ðặng Thanh Sơn) để ngăn chặn hậu quả do thiên tai xảy ra.

Ngoài 2 vụ sạt lở trên, trong thời gian này đoạn bờ sông Long Hồ (ấp Long Thuận B, xã Long Phước, huyện Long Hồ) cũng sạt lở 1 đoạn dài 30m, sâu vào đất liền 3-5m, làm mất đoạn đường nhựa ven sông làm giao thông bị chia cắt, ảnh hưởng đến nhà của 5 hộ dân. Nguyên nhân các vụ sạt lở bước đầu xác định do lòng sông sâu, tác động của sóng do dòng chảy và mật độ giao thông thủy lớn làm cho mái bờ bị xói lở, khi gặp những điều kiện bất lợi như mưa lớn kéo dài, mực nước sông xuống thấp, dễ gây ra tình trạng sạt lở. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long xuất hiện 91 điểm sạt lở, làm mất gần 2,4km bờ sông, rạch, ảnh hưởng trực tiếp đến 67 hộ dân, ước thiệt hại về tài sản hơn 2 tỉ đồng.

Thống nhất chuyển giao chủ đầu tư các dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III, Ô Môn IV từ EVN sang PVN

Báo Cần Thơ cho hay, tại cuộc họp xem xét, đề xuất chuyển giao chủ đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III, Ô Môn IV mới đây, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thống nhất việc chuyển giao chủ đầu tư các dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III, Ô Môn IV từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) theo đúng trình tự, thủ tục của các quy định pháp luật.

Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III. Ảnh: Báo đầu tư

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng đề nghị các bộ, ngành, UBND TP Cần Thơ hướng dẫn trình tự, thủ tục và tạo điều kiện để việc chuyển giao chủ đầu tư các dự án được thực hiện trong thời gian nhanh nhất. Cùng với đó, EVN, PVN khẩn trương có báo cáo về các thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, công tác thu xếp vốn, tiến độ dự án… khi chuyển giao chủ đầu tư các dự án, đề xuất cụ thể phương án chuyển giao chủ đầu tư các dự án theo đúng chỉ đạo.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III và IV là 1 trong 4 dự án thuộc Trung tâm Điện lực Ô Môn (TP Cần Thơ). Trong đó, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I (công suất 2 x 330MW), thuộc Tổng công ty Phát điện 2, đã phát điện từ năm 2015. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II (khoảng 1.050 MW), do liên danh Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng (Việt Nam) và Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) đầu tư (chưa được khởi công). Hai dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III (khoảng 1.050MW), Ô Môn IV (khoảng 1.050MW) do EVN làm chủ đầu tư.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III có tổng mức đầu tư 25.243 tỉ đồng, dự kiến huy động vốn từ nguồn ODA (vay từ Nhật Bản) là 17.670 tỉ đồng và vốn đối ứng hơn 7.500 tỉ đồng. Dự kiến nhà máy khởi công vào quý I năm 2025 và phát điện vào quý IV năm 2027. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV dự kiến tổng mức đầu tư gần 30.000 tỉ đồng, trong đó vốn EVN tự thu xếp (khoảng 20%) và vốn vay thương mại không bảo lãnh Chính phủ (khoảng 80%) theo hình thức tín dụng xuất khẩu. Dự án dự kiến khởi công quý II năm 2023 và hoàn thành quý I năm 2026.

Xét xử băng nhóm chuyên tráo sổ đỏ chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

Theo zingnews.vn, ngày 13/6, TAND TP Cần Thơ mở phiên tòa xét xử Lưu Hoàng Hải (51 tuổi), Vũ Thị Lan (49 tuổi), Nguyễn Ánh Kiệt (58 tuổi, cùng ở TP.HCM), Trần Minh Trung (SN 1988, ở tỉnh Bình Dương) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. 18 đồng phạm của Hải trong vụ án cũng bị truy tố lần lượt với 2 tội danh nói trên.

Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: zingnews.vn

Theo cáo trạng, từ năm 2020 đến đầu năm 2021, Hải, Lan, Kiệt và Trung cùng các đồng phạm bàn bạc, thống nhất lên mạng Internet tìm kiếm thông tin người cần bán nhà - đất có giá trị cao, lấy thông tin.

Lan và Trung đưa tiền cho Kiệt thuê người làm giả giấy CNQSDĐ, giả giấy tờ nhân thân của những người có liên quan rồi sử dụng các tài liệu giả này vào việc ký hợp đồng ủy quyền hoặc hợp đồng chuyển nhượng nhằm chiếm đoạt tài sản.

Kiệt thuê người đóng giả người mua đất để tiếp cận chủ đất, trao đổi thông tin và tráo giấy CNQSDĐ giả lấy giấy CNQSDĐ thật. Nhóm Hải còn thuê người sử dụng tài liệu giả để đóng giả chủ đất ký hợp đồng ủy quyền hoặc hợp đồng chuyển nhượng và thuê người đóng giả người mua bán - đất để ký hợp đồng.

Để thực hiện hành vi phạm tội, nhóm của Hải còn thuê, phân công người đóng giả chủ đất và người mua - bán đất để ký các hợp đồng. Sau khi có được Giấy CNQSDĐ thật, nhóm Hải đã thuê dịch vụ chỉnh lý sang tên hoặc ký hợp đồng ủy quyền rồi dùng nhiều thủ đoạn gian dối thế chấp, mua bán nhằm chiếm đoạt số tiền 19 tỷ đồng.

Giá giảm sâu, người nuôi tôm gặp khó

Thông tin từ Báo Đại đoàn kết, tại thời điểm này, giá tôm nguyên liệu tại nhiều địa phương Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn tiếp tục giảm. Người nuôi tôm lo lắng, nhiều hộ đã tính tới chuyện “treo ao” vì khó có thể tiếp tục “gồng gánh”.

Người nuôi tôm đang gặp khó khăn do giá giảm sâu. Ảnh: Đại đoàn kết

Ngày 13/6, tại tỉnh Bạc Liêu các thương lái báo giá mua tôm thẻ chân trắng chỉ còn 114 nghìn/1kg loại 30 con.

Một trong những nguyên nhân làm cho giá tôm sụt giảm là do việc xuất khẩu chậm; trong khi đó diện tích nuôi tôm nước lợ, nước mặn ở vùng ĐBSCL tăng cao. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao đã được nhân rộng cho sản lượng tôm ngày càng lớn, dẫn đến cung vượt cầu.

Nhiều giám đốc DN có kinh nghiệm xuất khẩu tôm ở ĐBSCL cũng đồng tình với việc, khủng hoảng kinh tế đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mọi mặt, làm cho thủy sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu, Bắc Mỹ sụt giảm nghiêm trọng, khiến giá nguyên liệu trong nước thời gian qua liên tục giảm giá.

Theo ông Huỳnh Quốc Việt - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong hiện tại cũng như tương lai. Hoạt động xuất khẩu thủy sản mà gặp khó khăn sẽ tác động rất lớn đến đời sống của người dân, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chính vì thế, vừa qua tỉnh đã họp với DN xuất khẩu thủy sản trên địa bàn, tìm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN, thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong thời gian tới.

Sóc Trăng sẵn sàng cho lễ khởi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Theo Báo Giao Thông, lễ khởi công dự án thành phần 4 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (thuộc địa phận tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng do UBND tỉnh Sóc Trăng là cơ quan chủ quản) sẽ được tổ chức vào ngày 17/6 tại thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng (điểm cầu trực tuyến).

Người dân huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tự tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công cao tốc. Ảnh: Báo Giao Thông

Trước đó, tại buổi khảo sát vị trí khởi công cao tốc vào sáng 29/5, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng - Lâm Văn Mẫn đã ghi nhận và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của chủ đầu tư cùng các Sở, ngành và địa phương có liên quan trong công tác GPMB.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cũng lưu ý các địa phương trong việc áp giá đền bù thực hiện theo đúng trình tự, quy định pháp luật, không để người dân chịu thiệt thòi, tạo sự đồng thuận, yên tâm để bà con sớm bàn giao mặt bằng sạch phục vụ cho dự án, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, của tỉnh phát triển.

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng yêu cầu chủ đầu tư phối hợp cùng với các Sở, ngành và địa phương khẩn trương chuẩn bị mặt bằng để tổ chức tốt lễ khởi công cao tốc, có phương án dự phòng trường hợp trời mưa, phương án điều tiết, phân luồng giao thông cụ thể qua khu vực khởi công, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cũng yêu cầu, trong công tác giải phóng mặt bằng phải tính đúng, tính đủ, công khai, minh bạch để người dân đồng thuận...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...