TP.HCM sắp có thêm 44.700 căn hộ giá rẻ
2016-09-28 22:49:40
0 Bình luận
Sở Xây dựng TP.HCM đã có kế hoạch đầu tư xây dựng thêm 39 dự án NƠXH trong 5 năm tới với khoảng 44.700 căn hộ, trong đó hoàn thành khoảng 30.000 căn.
Tại toạ đàm “Nhà ở xã hội – Thực trạng, dự báo và giải pháp” do Sở Xây dựng TP.HCM tổ chức vào sáng 28/9, sở này có kế hoạch tiếp tục xây dựng 39 dự án nhà ở xã hội, quy mô hơn 44.700 căn để đáp ứng nhu cầu người dân.
Hơn 476.000 hộ dân chưa có nhà
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM nhu cầu nhà ở của người dân trên địa bàn là rất lớn. Qua khảo sát hiện Thành phố có hơn 476.000 hộ dân chưa có nhà ở hoặc đang ở chung với ba mẹ, người thân.
Trong đó, có khoảng 20.000 hộ gia đình cán bộ, công viên chức. 13.000 hộ dân bị di dời trong các dự án chỉnh trang đô thị trên địa bàn, không đủ điều kiện bồi thường hoặc tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở thương mại. Khoảng 1,2 triệu người nhập cư, với khoảng 300.000 hộ có nhu cầu thuê NƠXH. Bên cạnh đó là 143.000 hộ thu nhập thấp có nhu cầu mua, thuê mua, thuê NƠXH.
Với nhu cầu đó, hiện trạng quỹ đất dành cho phát triển dự án NƠXH trong 5 năm tới (gian đoạn năm 2016 - 2020) trên địa bàn Thành phố có khoảng 19 dự án với quy mô 28.400 căn hộ thuộc quỹ đất do Nhà nước quản lý và 19 dự án với 15.200 căn do doanh nghiệp tự bồi thường giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, Thành phố hiện có 70 dự án phát triển nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất từ 10ha trở lên dành 20% đất để xây dựng NƠXH với quy mô dự kiến 162.500 căn hộ.
Ông Trần Trọng Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố cho biết, với nhu cầu bức thiết của người dân như nói trên, Sở đã có kế hoạch tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 39 dự án NƠXH trong 5 năm tới. Số lượng dự kiến 44.700 căn hộ, trong đó hoàn thành khoảng 30.000 căn.
Cũng theo ông Tuấn, tính đến cuối tháng 8/2016 hạn mức tín dụng cam kết cho vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng trên địa bàn Thành phố đã đạt 8.063 tỷ đồng. Trong đó có 8 doanh nghiệp và gần 11.000 cá nhân, đã giải ngân được 6.764 tỷ đồng.
Doanh nghiệp than khó
Tại toạ đàm, đại diện một số doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng NƠXH nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Ông Trương Anh Tuấn – Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân cho hay, so với các tỉnh khác công ty ông tốn khá nhiều thời gian về vấn đề thủ tục pháp lý và cơ chế khi triển khai dự án ở TP.HCM. Ông Tuấn lấy ví dụ khi Hoàng Quân làm dự án ở các tỉnh thì được giao đất “sạch”, trong khi ở TP.HCM thì doanh nghiệp phải mua và giải phóng mặt bằng. Hay như dự án NƠXH Bình Trưng Đông, Q.2 công ty đăng ký hồ sơ từ năm 2014 nhưng 2 năm sau mới được chấp thuận.
Về vay vốn, đại diện Địa ốc Hoàng Quân cho rằng, sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc đến nay trên thực tế gói tín dụng ưu đãi tiếp theo của Chính phủ theo Nghị định 100 vẫn chưa thể triển khai. Dẫn đến doanh nghiệp khó xây dựng kế hoạch phát triển dự án dài hơi, trong khi người mua thì thấp thỏm.
Đại diện Công ty CP Đầu tư Nam Long cho hay chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng của dự án NƠXH sẽ được hoạch toán vào giá thành. Tuy nhiên nếu dự án xây dựng nhiều năm hay phương án đền bù do chủ đầu tư thoả thuận với người dân thì việc hoạch toán vào chi phí đất có tính đến chi phí bảo toàn vốn và các chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư hay không? Các doanh nghiệp làm NƠXH như Nam Long đề nghị được khấu trừ chi phí này vào khoảng 50% - 60% theo bảng đơn giá đất tại thời điểm dự án được phê duyệt.
Vấn đề doanh nghiệp chưa thể tiếp cận gói tín dụng ưu đãi mới theo Nghị định 100 của Chính phủ, theo ông Vũ Văn Phấn – Phó Cục trường Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS, Bộ Xây dựng hiện nhiều doanh nghiệp kêu ca vì thiếu nghồn vốn vay. Nhưng theo kế hoạch đã được thông qua thì gói 30.000 tỷ đồng chính thức kết thúc với doanh nghiệp từ tháng 6/2016, còn với hộ gia đình, cá nhân thì được giải ngân theo lãi suất ưu đãi đến 31/12/2016.
Về những vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình phát triển NƠXH, giám đốc Sở Xây dựng Thành phố cho hay đã có kiến nghị Chính phủ triển khai cho doanh nghiệp, người dân có nhu cầu tiếp tục vay vốn theo Nghị định 100. Trong đó nên điều chỉnh lãi suất vay mua NƠXH từ 3 – 3,5%/năm. Thời hạn cho vay tối thiểu lên đến 20 năm và ân hạn cho người vay từ 6 tháng đến 3 năm chưa trả lãi vay.
Đối với doanh nghiệp đầu tư dự án từ 10ha trở lên thì được đề xuất chọn 1 trong 3 hình thức thực hiện nghĩa vụ như xây dựng NƠXH tại dự án; hoán đổi quỹ đất hay quỹ NƠXH có gái trị tương đương; thanh toán bằng tiền.
Hơn 476.000 hộ dân chưa có nhà
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM nhu cầu nhà ở của người dân trên địa bàn là rất lớn. Qua khảo sát hiện Thành phố có hơn 476.000 hộ dân chưa có nhà ở hoặc đang ở chung với ba mẹ, người thân.
Trong đó, có khoảng 20.000 hộ gia đình cán bộ, công viên chức. 13.000 hộ dân bị di dời trong các dự án chỉnh trang đô thị trên địa bàn, không đủ điều kiện bồi thường hoặc tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở thương mại. Khoảng 1,2 triệu người nhập cư, với khoảng 300.000 hộ có nhu cầu thuê NƠXH. Bên cạnh đó là 143.000 hộ thu nhập thấp có nhu cầu mua, thuê mua, thuê NƠXH.
TP.HCM dự kiến trong 5 năm tới sẽ xây dựng thêm 44.700 căn hộ nhà ở xã hội (Ảnh minh hoạ) |
Với nhu cầu đó, hiện trạng quỹ đất dành cho phát triển dự án NƠXH trong 5 năm tới (gian đoạn năm 2016 - 2020) trên địa bàn Thành phố có khoảng 19 dự án với quy mô 28.400 căn hộ thuộc quỹ đất do Nhà nước quản lý và 19 dự án với 15.200 căn do doanh nghiệp tự bồi thường giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, Thành phố hiện có 70 dự án phát triển nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất từ 10ha trở lên dành 20% đất để xây dựng NƠXH với quy mô dự kiến 162.500 căn hộ.
Ông Trần Trọng Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố cho biết, với nhu cầu bức thiết của người dân như nói trên, Sở đã có kế hoạch tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 39 dự án NƠXH trong 5 năm tới. Số lượng dự kiến 44.700 căn hộ, trong đó hoàn thành khoảng 30.000 căn.
Cũng theo ông Tuấn, tính đến cuối tháng 8/2016 hạn mức tín dụng cam kết cho vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng trên địa bàn Thành phố đã đạt 8.063 tỷ đồng. Trong đó có 8 doanh nghiệp và gần 11.000 cá nhân, đã giải ngân được 6.764 tỷ đồng.
Doanh nghiệp than khó
Tại toạ đàm, đại diện một số doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng NƠXH nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Ông Trương Anh Tuấn – Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân cho hay, so với các tỉnh khác công ty ông tốn khá nhiều thời gian về vấn đề thủ tục pháp lý và cơ chế khi triển khai dự án ở TP.HCM. Ông Tuấn lấy ví dụ khi Hoàng Quân làm dự án ở các tỉnh thì được giao đất “sạch”, trong khi ở TP.HCM thì doanh nghiệp phải mua và giải phóng mặt bằng. Hay như dự án NƠXH Bình Trưng Đông, Q.2 công ty đăng ký hồ sơ từ năm 2014 nhưng 2 năm sau mới được chấp thuận.
Về vay vốn, đại diện Địa ốc Hoàng Quân cho rằng, sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc đến nay trên thực tế gói tín dụng ưu đãi tiếp theo của Chính phủ theo Nghị định 100 vẫn chưa thể triển khai. Dẫn đến doanh nghiệp khó xây dựng kế hoạch phát triển dự án dài hơi, trong khi người mua thì thấp thỏm.
Đại diện Công ty CP Đầu tư Nam Long cho hay chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng của dự án NƠXH sẽ được hoạch toán vào giá thành. Tuy nhiên nếu dự án xây dựng nhiều năm hay phương án đền bù do chủ đầu tư thoả thuận với người dân thì việc hoạch toán vào chi phí đất có tính đến chi phí bảo toàn vốn và các chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư hay không? Các doanh nghiệp làm NƠXH như Nam Long đề nghị được khấu trừ chi phí này vào khoảng 50% - 60% theo bảng đơn giá đất tại thời điểm dự án được phê duyệt.
Vấn đề doanh nghiệp chưa thể tiếp cận gói tín dụng ưu đãi mới theo Nghị định 100 của Chính phủ, theo ông Vũ Văn Phấn – Phó Cục trường Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS, Bộ Xây dựng hiện nhiều doanh nghiệp kêu ca vì thiếu nghồn vốn vay. Nhưng theo kế hoạch đã được thông qua thì gói 30.000 tỷ đồng chính thức kết thúc với doanh nghiệp từ tháng 6/2016, còn với hộ gia đình, cá nhân thì được giải ngân theo lãi suất ưu đãi đến 31/12/2016.
Về những vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình phát triển NƠXH, giám đốc Sở Xây dựng Thành phố cho hay đã có kiến nghị Chính phủ triển khai cho doanh nghiệp, người dân có nhu cầu tiếp tục vay vốn theo Nghị định 100. Trong đó nên điều chỉnh lãi suất vay mua NƠXH từ 3 – 3,5%/năm. Thời hạn cho vay tối thiểu lên đến 20 năm và ân hạn cho người vay từ 6 tháng đến 3 năm chưa trả lãi vay.
Đối với doanh nghiệp đầu tư dự án từ 10ha trở lên thì được đề xuất chọn 1 trong 3 hình thức thực hiện nghĩa vụ như xây dựng NƠXH tại dự án; hoán đổi quỹ đất hay quỹ NƠXH có gái trị tương đương; thanh toán bằng tiền.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Phương Anh Linh/infonet.vn