TP.HCM: ghi nhận 667 trường hợp nghi nhiễm Covid-19, phải quyết liệt hơn trong công tác phòng, chống dịch

2021-06-25 21:42:04 0 Bình luận
Hoanhap.vn - Chiều ngày 25/6, Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.HCM tổ chức họp trực tuyến về tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã có chỉ đạo khẩn khi Thành phố ghi nhận 667 trường hợp nghi mắc Covid-19. Tổng số 667 trường hợp nghi mắc Covid-19 phát hiện từ 6h00 ngày 24/6 – 6h00 ngày 25/6, đa số các trường hợp điều ghi nhận trong các khu phong tỏa, cách ly.

 

Toàn cảnh cuộc hợp tại điểm cầu UBND TP.HCM chiều ngày 25/6 - Ảnh: Huyền Mai/HMC.

Chủ trì cuộc họp tại điểm cầu UBND TP.HCM, có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp tại điểm cầu UBND huyện Hóc Môn. Tham dự tại điểm cầu Quận 8 có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi. Cùng tham dự cuộc họp có Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu, lãnh đạo Sở, ban, ngành, đơn vị, UBND TP Thủ Đức, quận - huyện và các thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP.HCM.

Thành phố ghi nhận 667 trường hợp nghi mắc Covid-19 trong 24h00

Báo cáo về tình hình dịch bệnh Covi-19 trên địa bàn, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, từ ngày 27/5 – 18h00 ngày 24/6, TP.HCM ghi nhận 2243 trường hợp nhiễm Covid-19 trong cộng đồng được Bộ Y tế công bố. Trong đó có 31 bệnh nhân chuyển biến nặng gồm: 12 bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới, 3 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, 7 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, 4 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện điều trị Covid-19 Củ Chi, 5 bệnh nhân điều trị Bệnh viện Covid-19 Trưng Vương.

Đặc biệt, từ 6h00 ngày 24/6 – 6h00 ngày 25/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) ghi nhận 667 trường hợp nhiễm Covid-19. Trong đó có 99 trường hợp trong khu phong tỏa: xét nghiệm lần 1 (87 người), xét nghiệm lần 2 (9 người), xét nghiệm lần 3 (1 người) và 2 trường hợp đang xác minh thông tin; 538 trường hợp trong khu cách ly: xét nghiệm lần 1 (275 người), xét nghiệm lần 2 (260 người), xét nghiệm lần 3 (3 người). Ngoài ra, có 14 trường hợp tầm soát, sàng lọc khi khám tại bệnh viện trên địa bàn Thành phố; 1 trường hợp bị phơi nhiễm nghề nghiệp, là hộ lý đang công tác tại Trung tâm Y tế Bình Thạnh, được phát hiện qua xét nghiệm tầm soát; 1 trường hợp khi thực hiện mở rộng xét nghiệm; 2 trường hợp giám sát sau cách ly tập trung; 2 trường hợp nhập cảnh và 10 trường hợp đang điều tra.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh báo cáo tại cuộc họp - Ảnh: Huyền Mai.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh nhận định đặc điểm lớn nhất chủng virus delta lây lan rất nhanh trong gia đình, hàng xóm, nơi làm việc nhất là các tòa nhà văn phòng, cơ sở sản xuất thực phẩm... Sự xuất hiện liên tiếp, hàng loạt các ca lây nhiễm trong Thành phố từ giữa tháng 5/2021. Các ca lây nhiễm đã xâm nhập vào thành phố từ đầu tháng 5 đã lây lan âm thầm ít nhất từ 2 -3 thế hệ và hiện nay đã là 4 – 5 thế hệ.

Ý kiến của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: Huyền Mai.

Sau khi nghe Bộ Y tế, các đơn vị liên quan báo cáo về tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra trên địa bàn Thành phố. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đề nghị TP.HCM cần tăng cường các biện pháp quyết liệt để tránh lây nhiễm tại các chợ đầu mối, là nơi giao thương và tiếp xúc phức tạp; sàng lọc nhóm nguy cơ từ việc quản lý nhóm khách hàng mua thuốc cảm, ho từ hiệu thuốc.  Phải chú trọng việc đảm bảo tại khu cách ly tập trung, xử lý kịp thời các vấn đề về rác thải, đẩy nhanh tiến độ trả kết quả xét nghiệm; cân nhắc về kế hoạch thí điểm cách ly đối tượng F1 tại nhà nhằm giảm bớt mật độ khu cách ly tập trung của Thành phố

Ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình

Với tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM đang có nhiều diễn biến phức tạp. Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng việc quan trọng trước mắt là phải đánh giá đúng tình hình thực tế, nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hợp lý với thực tiễn.

Phó Thủ tướng nhận định, tình hình dịch bệnh hiện tại, với 68% các ca nhiễm không có biểu hiện và triệu chứng bệnh, so với thời điểm khởi phát dịch (ngày 27/5), các chuỗi dịch bệnh phát sinh bất chợt khó lường, khi phát hiện thì đã tạo ra ổ dịch lớn. Tại TP.HCM đã xuất hiện các chuỗi lây nhiễm ở các khu công nghiệp, chợ đầu mối là những nơi có khả năng lây lan nhanh.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu TP.HCM phải tổ chức kiểm tra đánh giá, xử lý nghiêm vi phạm trong công tác phòng, chống dịch - Ảnh: Huyền Mai.

Việc TP.HCM ban hành và thực hiện Chỉ thị 10, đã có phát huy kết quả nhất định. Tuy nhiên tình hình vẫn diễn biến phức tạp, TP cần kiên quyết, toàn diện, triệt để hơn nữa trong triển khai các giải pháp chống dịch, cân nhắc việc thực hiện các giải pháp để cắt đứt nguồn lây, tránh để lây lan rộng.

Bên cạnh đó, TP.HCM cần nâng cao năng lực test mẫu cho kết quả nhanh, không để chậm trễ dẫn đến lây lan dịch bệnh. Đối với chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 trong 5 ngày, Thành phố cần chú trọng việc kiểm soát số lượng người, không để xảy ra việc tập trung đông người cùng một thời điểm; lưu ý việc phân lượt người tiêm theo giờ, tổ chức kiểm soát để tránh tập trung đông người.

Thời gian qua, TP.HCM đã xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch Covid-19 ở nhiều lĩnh vực, tuy nhiên phải tổ chức kiểm tra đánh giá, xử lý vi phạm, đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn, thực hiện nghiêm về giãn cách, không để lây lan dịch bệnh…

Ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết, tính đến thời điểm hiện nay TP.HCM cơ bản vẫn kiểm soát được tình hình, diễn biến của dịch bệnh. Gần nhất, TP.HCM đã thực hiện 2 đợt giãn cách xã hội toàn thành phố (ngày 31/5-14/6 và 15/6 - 30/6). Trong đó ngày 19/5, TP.HCM ban hành và áp dụng Chỉ thị số 10/CT-UBND về việc siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và những ý kiến đóng góp của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Trên cơ sở bám sát tình hình thực tế, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu các sở, ngành, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 của TP Thủ Đức và các quận, huyện phải nghiêm túc thực hiện và đánh giá lại toàn bộ các giải pháp trong Chỉ thị số 10/CT-UBND. Đề ra những giải pháp quyết liệt hơn nữa trong 5 ngày còn lại của đợt giãn cách xã hội đang thực hiện.

Chiều 25/6, Chủ tịch UBND TP.HCM chủ trì cuộc họp tại điểm cầu UBND huyện Hóc Môn - Ảnh minh họa. 

UBND TP Thủ Đức và các quận huyện đồng loạt tăng cường việc tuần tra, kiểm tra, giám sát công tác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn cơ sở theo chỉ thị của UBND TP.HCM. Có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tăng cường hoạt động và triển khai nhiều hơn, mạnh hơn vai trò của mô hình “Tổ Covid cộng đồng” trong công tác, phòng chống dịch bệnh. Phải đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để kịp thời phát hiện các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh.

Tại những địa điểm như công viên, trước cổng bệnh viện, bến xe… phải xử lý triệt để tình trạng tụ tập đông người. Có biện pháp quản lý, giám sát, kiểm tra và xử lý các trường vi phạm để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Đối với chợ truyền thống, có thể nghiên cứu mô hình bán hàng luân phiên. Với chợ đầu mối cần có phương án cụ thể, Sở Công Thương cần thảo luận với các quận, huyện và TP Thủ Đức để yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết về thực hiện tiêu chí an toàn trong phòng chống Covid-19. Trường hợp nào vi phạm cam kết lập tức tạm ngưng kinh doanh.

Đối với công tác phòng chống dịch tại công sở, cơ quan nhà nước, cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng chống dịch; Thực hiện khử khuẩn, giã cách và tăng cường họp trực tuyến. Đối với các cuộc họp bắt buộc phải tổ chức trực tiếp thì phải có văn bản xin ý kiến của địa phương.

Việc trả chậm kết quả xét nghiệm sẽ làm ảnh hưởng lớn đến công tác chống dịch, do đó Ngành Y tế cần phân tích rõ nguyên nhân của việc trả kết quả xét nghiệm chậm. Từ đó đưa ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao năng lực xét nghiệm, cải tiến phương thức tổ chức vận hành.

Riêng đối với khu cách ly Đại học Quốc gia, cần lập tức kiểm tra thực tế công tác phòng chống dịch và xử lý ngay các vấn đề về đảm bảo vệ sinh môi trường. 

Hòa Nhập Online sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM trong các bản tin sau. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nam Định: Dâng hương tưởng niệm 724 năm Ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Ngày 22/9 (ngày 20/8 âm lịch), tại đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc và đền Thiên Trường thuộc Khu di tích lịch sử-văn hóa Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định), Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các vị Vua Trần và 724 năm Ngày mất của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (20/8/1300-20/8/2024 âm lịch).
2024-09-23 09:27:23

Điều quý giá nhất trong quan hệ Việt – Nga

Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, niềm tin chính là điều quan trọng, quý giá nhất trong quan hệ giữa Việt Nam - Liên bang Nga.
2024-09-22 12:21:11

Công ty TNHH Kinh doanh Vận tải Sơn Tùng chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

Ngày 20/9, đại diện Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Công ty TNHH Kinh doanh Vận tải Sơn Tùng và Công ty Unicorn Ultra đã đến thăm hỏi và tặng quà cho đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do bão, lũ gây ra.
2024-09-22 10:00:00

Quảng Ninh: Tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 - Xây dựng Đề án khôi phục tái thiết lại tỉnh sau bão

Sáng 21/9, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện và 177 điểm cầu cấp xã. Trước khi diễn ra hội nghị, các đại biểu đã thành kính dành một phút mặc niệm các nạn nhân bị thiệt mạng do cơn bão số 3.
2024-09-21 20:09:05

Thành phố Hạ Long: Trên 1,5 vạn phụ nữ thành phố chung tay khắc phục hậu quả do bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão số 3, chung tay dọn dẹp vệ sinh môi trường, các công trình thiết yếu, đường giao thông công cộng và khu các dân cư, các bãi biển để sớm ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ và đón khách du lịch. Ban Thường vụ Hội LHPN Thành phố Hạ Long phát động “Chương trình ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (YAGI)”
2024-09-21 19:55:35

Cô học trò nhỏ vùng cao đạt ước mơ ĐH sư phạm với trung bình hơn 9 điểm

Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vừa qua, ba môn thi khối C của em Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đạt 27,5 điểm (Lịch sử 8,75 điểm, Địa lý 9,5 điểm và Ngữ văn 9,25 điểm). Nguyệt đã trúng tuyển vào Khoa Sư phạm Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Huế.
2024-09-21 10:05:00
Đang tải...