Tranh thực... nơi cửa Mẫu
Tìm về đền Mẫu (Hưng Yên) vào một ngày tháng Giêng năm 2016, cảm nhận đầu tiên của nhóm phóng viên Hoanhap.vn với đền Mẫu là một nơi có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, cổ kính, linh thiêng và tấp nập người đến du xuân, cầu may. Tiếc là những cảm nhận tốt đẹp đó của chúng tôi không tồn tại được lâu vì những hành vi thiếu văn hóa, mang nặng tính kim tiền.
Các xe tấp nập đi lễ tại đền Mẫu - Hưng Yên
Tiêu cực từ... vòng gửi xe
Đến gần cổng đền Mẫu, khi xe của
chúng tôi có dấu hiệu dừng đỗ, ngay lập tức có người đàn ông mắc trang phục bảo
vệ dân phố của phường Quang Trung, TP. Hưng Yên đến đòi tiền trông xe mà bất
biết có nhu cầu gửi hay không. Hỏi bao nhiêu thì được những người này trả lời
lạnh tanh là xe nhỏ 30.000 đồng, xe to 50.000 đồng.
Chúng tôi hỏi tiếp có vé
không thì ngay lập tức người đàn ông bảo vệ dân phố quắc mắt lên với chúng tôi:
Gửi ở đây không cần phải vé. Theo quan sát của chúng tôi, vào những ngày tháng
Giêng hàng năm và các ngày tuần rằm mồng một thì đến Mẫu thu hút vài ngàn lượt
khách, hàng ngàn lượt ô tô đến đỗ. Số thu từ tiền gửi xe lên đến vài chục triệu
đồng mỗi ngày. Số tiền này đóng góp cho ngân sách và quỹ phúc lợi của địa
phương bao nhiêu, còn bao nhiêu rơi vào túi ai thì chỉ có Trời biết, Đất biết
và những người trong Ban quản lý di tích đền Mẫu là biết rất rõ.
Tìm hiểu những
người dân sống quanh khu vực đền, chúng tôi còn được biết những người ghánh trên
vai trách nhiệm nặng nề ra bảo vệ dân phố và trông giữ xe ở đền Mẫu đa phần là
người nhà của lãnh đạo phường Quang Trung và TP.Hưng Yên. Hiện tượng này diễn
ra và kéo dài tại đây không phải ngày một ngày hai mà đã từ rất nhiều năm nay.
... đến bên trong đền!
Chưa hết, vào đền lễ mẫu, lễ đến cung
Cấm, chúng tôi thấy cửa cung cấm được khóa đến 2 chiếc khóa, nhưng mỗi người
trong ban quản lý di tích đền giữ một chìa. Hôm chúng tôi đến lễ Mẫu thì một
chìa do ông Nguyễn Trọng Ngà - Phó Ban quản lý di tích đền giữ, còn một chìa lại
nằm trong tay ông Vũ Quang Trung - cán bộ địa chính phường Quang Trung. Ông
Nguyễn Trọng Ngà thì luôn túc trực ở đền cùng hai người con trai là Nguyên
Trọng Kiên và Nguyễn Trọng Hùng. Còn ông Vũ Quang Trung thì khi nào du khách có
nhu cầu muốn vào cung Cấm thì ông mới ra hoặc cho người ra mở khóa.
Hình ảnh PV đưa tiền cho con trai Ông Nguyễn Trọng Ngà để được vào cung cấm (Ảnh được cắt ra từ clip)
Hình ảnh một vị khách đưa tiền cho con trai Ông Nguyễn Trọng Ngà để được vào cung cấm (Ảnh được cắt ra từ clip)
Thấy chúng tôi có tâm nguyện được vào
trong cung Cấm để lễ Mẫu, có người liền mách nước: Nếu muốn vào cung Cấm thì
phải “lót tay” 500.000 đồng/ lần mở khóa. Làm theo gợi ý này, chúng tôi liền
tìm gặp ông Ngà, ông Ngà lại đẩy trách nhiệm sang ông Trung. Chúng tôi đành rút
tờ polimer mệnh giá 500.000đ đưa cho ba bố con ông Ngà và thật là hiệu nghiệm.
Một lát sau, mặc dù không trực tiếp ra mở cửa nhưng ông Vũ Quang Trung đã cử
một cán bộ phường khác là ông Phan Quang Huy mang chìa khóa cung Cấm ra đền. Và
thế là cánh cửa cung Cấm ở đền Mẫu dù được khóa tới hai lần khóa đã nhanh chóng
được mở ra cho chúng tôi vào bày tỏ tấm lòng thành với Mẫu. Trước khi mở cửa cung
Cấm, hai người con trai ông Nguyễn Trọng Ngà cũng gợi ý luôn chúng tôi phải sắm
lễ để ông sắm cho. Mâm lễ nhỏ gồm 2 quả Phật thủ cùng ít vàng mã đã được người
con trai ông Ngà chém rất ngọt: 350.000 đồng.
Những người tham gia trong
BQL di tích đền mẫu
Lâu nay người dân mới chỉ có khái niệm về hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực nơi cơ quan công quyền, bệnh viện. Ít ai có thể ngờ rằng hiện tượng này còn lan sang cả những chốn tâm linh, tín ngưỡng. |
Lại nói đến trường hợp của ông Vũ Quang Trung. Ông Trung là cán bộ địa chính phường, không phải cán bộ chuyên môn về quản lý văn hóa, nhưng tại sao lại được cử tham gia vào Ban quản lý di tích đền Mẫu và giữ chìa khóa cung Cấm? Lý do là bởi vì ông Trung là anh chồng bà Đào Thị Ngoan - Chủ tịch UBND phường Quang Trung kiêm Trưởng ban quản lý di tích đền Mẫu.
Được biết, tính đến nay số tiền mà du khách thập phương công đức cho đền Mẫu đã kết dư lên trên 32 tỷ đồng và Ban quản lý di tích đền Mẫu vẫn còn gửi tiết kiệm tại ngân hàng và chưa có phương án sử dụng vào việc gì. Điều này cũng lý giải phần nào sự xâu xé về lợi ích và thành phần tham gia Ban quản lý di tích đền Mẫu. Nếu không có nạn trộm cắp và ăn chặn của Mẫu, có lẽ số tiền công đức sẽ không chỉ dừng lại ở con số 32 tỷ đồng.
Quả thật, lâu nay người dân mới chỉ có khái niệm về hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực nơi cơ quan công quyền, bệnh viện. Ít ai có thể ngờ rằng hiện tượng này còn lan sang cả những chốn tâm linh, tín ngưỡng. Thiết nghĩ, đền Mẫu (Hưng Yên) không chỉ riêng là “bộ mặt” của tỉnh Hưng Yên mà còn là di tích Kiến trúc nghệ thuật mang đậm tính văn hóa, tâm linh đã được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch công nhận năm 1990. Chừng nào những hiện tượng như trên còn chưa được dẹp bỏ thì nó vẫn sẽ như là một vết nhơ của nền văn hóa nước nhà.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.