Từ 1/2/2018: Áp dụng phương thức quản lý mới trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Ảnh minh họa |
Thông tư quy định về nguyên tắc, yêu cầu, quy trình xây dựng, vận hành, đánh giá, cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở GDNN, đồng thời hướng dẫn và yêu cầu cơ sở GDNN triển khai các hoạt động bảo đảm chất lượng bên trong mang tính hệ thống, khoa học, công khai, minh bạch, liên tục và không ngừng cải tiến nhằm đạt được mục tiêu chất lượng và các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
Các cơ sở GDNN bắt buộc phải có tổ chức nhân sự bảo đảm chất lượng; quy định bắt buộc xây dựng các quy trình, công cụ cho một số hoạt động như: xây dựng, lựa chọn, chỉnh sửa, bổ sung chương trình, giáo trình đào tạo; tuyển sinh; kiểm tra, thi, xét, công nhận tốt nghiệp; đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học; tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý; quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị; quản lý xưởng; khảo sát học sinh sau tốt nghiệp; khảo sát doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, còn lại tùy điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và theo yêu cầu đặt ra, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức xây dựng các quy trình, công cụ để nâng cao hiệu quả quản lý nhằm bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng.
Điểm mới của Thông tư là yêu cầu các cơ sở GDNN phải xây dựng hệ thống thông tin quản lý, trong đó quy định về cơ sở dữ liệu và hạ tầng thông tin; nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu mở, có khả năng mở rộng, cập nhật khi cần thiết, ứng dụng công nghệ thông tin và bảo đảm kết nối với hệ thống thông tin quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về GDNN các cấp. Đây là hành lang pháp lý để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo đảm chất lượng, quy định việc thiết lập hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng và kết nối cơ sở dữ liệu của cơ sở GDNN với hệ thống thông tin quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.