Vạch trần chiêu trò “móc túi” khách hàng đằng sau gas giá rẻ
2016-11-17 14:31:48
0 Bình luận
Cùng loại bình gas 12kg nhưng giữa các cửa hàng phân phối lại có mức giá chênh nhau đến vài chục nghìn đồng.
Theo ghi nhận, thị trường bán lẻ gas ở miền Bắc đang có nhiều hiện tượng kinh doanh không lành mạnh. Bán gas giá rẻ, nhưng lại dùng chiêu trò để thu lợi, điển hình là tìm cách làm hỏng các thiết bị an toàn để yêu cầu khách hàng thay thế phụ tùng với giá cắt cổ. Dẫn đến tình trạng cùng 1 loại gas, nhưng có doanh nghiệp còn bán với giá thấp hơn nhiều so với giá doanh nghiệp khác nhập vào.
Như tại một cửa hàng bán gas với 15 năm kinh nghiệm, chủ cửa hàng này cho biết chưa bao giờ tình trạng buôn bán lại khó khăn như hiện nay. Theo đó, mỗi bình gas, cửa hàng này nhập vào với mức giá 215.000 đồng và chỉ thu lời khoảng 50.000 đồng, bao gồm cả tiền thuê nhân công, và chi phí giao nhận. Tuy nhiên chủ cửa hàng này khẳng định còn có doanh nghiệp bán thấp hơn cả giá mua vào.
"Cứ cho cả công vận chuyển là 230.000 đồng, song có những cửa hàng lại bán với mức giá 190.000 đồng. Chắc chắn là họ phải có cách gì đó để thu lợi, chứ không ai lại đi kinh doanh kiểu giật lùi như thế cả", chủ cửa hàng này cho biết.
"Rải tờ rơi với giá rất thấp, bán bằng giá nhập, có khi thấp hơn. Rồi cân thiếu gas cho khách, "văn vở" đủ cách để thay thế phụ tùng cho khách lấy tiền...", một chủ cửa hàng gas khác cho biết.
Theo Hiệp hội Gas Việt Nam, dù quy định pháp lý đã có nhưng theo điều tra của Hiệp hội, hầu hết các doanh nghiệp và đại lý đều không tuân thủ. Tình trạng bán phá giá, tự ý thỏa thuận giá cả với khách hàng, đã diễn ra từ nhiều năm nay.
Một số doanh nghiệp bán gas còn thấp hơn cả giá mua vào. (Ảnh minh họa: KT) |
Như tại một cửa hàng bán gas với 15 năm kinh nghiệm, chủ cửa hàng này cho biết chưa bao giờ tình trạng buôn bán lại khó khăn như hiện nay. Theo đó, mỗi bình gas, cửa hàng này nhập vào với mức giá 215.000 đồng và chỉ thu lời khoảng 50.000 đồng, bao gồm cả tiền thuê nhân công, và chi phí giao nhận. Tuy nhiên chủ cửa hàng này khẳng định còn có doanh nghiệp bán thấp hơn cả giá mua vào.
"Cứ cho cả công vận chuyển là 230.000 đồng, song có những cửa hàng lại bán với mức giá 190.000 đồng. Chắc chắn là họ phải có cách gì đó để thu lợi, chứ không ai lại đi kinh doanh kiểu giật lùi như thế cả", chủ cửa hàng này cho biết.
"Rải tờ rơi với giá rất thấp, bán bằng giá nhập, có khi thấp hơn. Rồi cân thiếu gas cho khách, "văn vở" đủ cách để thay thế phụ tùng cho khách lấy tiền...", một chủ cửa hàng gas khác cho biết.
Theo Hiệp hội Gas Việt Nam, dù quy định pháp lý đã có nhưng theo điều tra của Hiệp hội, hầu hết các doanh nghiệp và đại lý đều không tuân thủ. Tình trạng bán phá giá, tự ý thỏa thuận giá cả với khách hàng, đã diễn ra từ nhiều năm nay.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo vov.vn