Về Con Cuông, xem đồng bào Thái “làm du lịch”

2019-04-19 15:24:51 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Tháng Tư, ở Xứ Nghệ bắt đầu nắng. Tôi cùng du khách từ Cửa Lò ngược lên rừng quốc gia Pù-Mát, trải nghiệm tuyến du lịch đến với cộng đồng dân tộc Thái nơi đây. “Có đi mới biết nơi đây/Cùng nhau thưởng ngoạn cái hay cộng đồng”, những thú vui, sản vật của đồng bào dân tộc Thái ở miền sơn cước Nghệ An này thật sự đã làm mê hoặc lòng người...

Chưa đi chưa biết Con Cuông...

Từ biển Cửa Lò, về huyện Con Cuông bằng nhiều tuyến nhưng sẽ nhập vào quốc lộ 7A ở thị trấn Đô Lương hoặc tại ngã ba Diễn Châu. Hết địa danh huyện Anh Sơn, chúng ta gặp tấm biển lớn với dòng chữ: “Con Cuông - Điểm du lịch sinh thái”, như một lời chào, lời mời về với địa danh này.

Thay cho lời chào, lời mời, tấm biển “Con Cuông - Điểm du lịch sinh thái” được đặt trên vách núi càng tăng thêm sự thu hút, tò mò khám phá của du khách.


Huyện Con Cuông nằm trên tuyến quốc lộ 7A, giáp huyện Tương Dương, Kỳ Sơn, qua cửa khẩu Nậm Cắn là sang Xiêng Khoảng (Lào), có 13 đơn vị hành chính, 2 xã biên giới Lào là Môn Sơn và Châu Khê với đường biên giới dài 55,5km. Diện tích tự nhiên của Con Cuông là 174,451ha, dân số toàn huyện là 17.762 hộ, vớ 170.335 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Thái, Kinh, Nùng, Hoa, Khơ Mú, Tày và Đan Lai. Trong đó, đồng bào dân tộc Thái là 49.475 người, chiếm 70,3%.

Từ lâu, loại hình du lịch cộng đồng ở Con Cuông đã được các công ty lữ hành du lịch đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn ở Nghệ An. Đến với Con Cuông, du khách không chỉ có cơ hội để hiểu thêm phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái nơi đây, mà còn được tham quan các danh thắng, di tích nổi tiếng như: Thác khe Kèm, sông Giăng, Thẳm Hoi (Hang Ốc); bia Ma Nhai, hang ông Trạng, thành Trà Lân, cây đa Cồn Chùa, nhà tưởng niệm cụ Vi Văn Khang, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng Pù Mát, trải nghiệm dịch vụ du lịch mạo hiểm chinh phục đỉnh Pơ Mu, đỉnh Pù Mát hay khám phá cây Sa mu dầu lớn nhất Việt Nam.
  
Đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An với những ngôi nhà sàn độc đáo, có nét khác biệt. Trang phục truyền thống của người Thái Xứ Nghệ còn nguyên sơ, chất phác với những nét tinh tế, hấp dẫn riêng. Về Con Cuông, du khách được thưởng thức các món ẩm thục đặc sắc do đồng bào Thái nơi đây thể hiện, đã từng nổi tiếng như: “Cơm Lam kẻ Quạ, cá Mát sông Giăng”. Đến đây, du khách có thể hoà mình vào điệu múa, điệu nhạc cồng chiêng trong các lễ hội như: Hội Xăng Khan, hội Xên Bản, hội Xên Mường…

Văn hoá nơi đây rất phong phú, đa dạng, như một bức tranh phản ánh chân thực cuộc sống của đồng bào miền núi Nghệ An. Đến với đồng bào dân tộc Thái, du khách không chỉ được tìm hiểu về phong tục tập quán của họ mà còn được sống trong bầu không khí thân thiện, được hòa mình vào các điệu múa, thưởng thức hương vị của rượu nếp, rượu men lá, rượu cần…

Độc đáo và ấn tượng với đồng bào Đan Lai cũng là nét khác biệt khi về với Con Cuông. Đan Lai là tộc người thiểu số duy nhất chỉ có ở Con Cuông. Đến đây, du khách sẽ được nghe kể về lịch sử của cộng đồng người Đan Lai, được tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống và những nét văn hoá còn chứa đựng bao điều kỳ bí, hấp dẫn.

 Lễ bốc vía cầu an mạnh khỏe


Ông Trần Công Hiền - Chuyên viên phòng Văn hóa và Thông tin huyện Con Cuông tình nguyện làm hướng dẫn viên, đưa chúng tôi đi đến các bản làng. Nắng tháng tư, đi dưới những tuyến đường rừng rợp bóng cây xanh mới thấm hết giá trị của rừng. Ông Hiền cho biết: “Để góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào, huyện Con Cuông xác định phát triển du lịch cộng đồng là cơ hội để bảo tồn bản sắc, đồng thời tạo việc làm và thu nhập cho đồng bào”. Con Cuông đã hình thành các điểm du lịch cộng đồng là: Bản Khe Rạn (xã Bồng Khê); bản Nưa, bản Pha (xã Yên Khê) và bản Xiềng (xã Môn Sơn). Mỗi điểm đến, du khách có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm các nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Khơi dậy những tiềm năng

Để phục vụ du khách đến với du lịch cộng đồng ở Con Cuông, năm 2016, chuyên gia dự án JICA đã đến đây khảo sát và giúp đồng bào làm du lịch cộng đồng. Họ hướng dẫn thành lập các tổ dịch vụ du lịch như: tổ lưu trú, ẩm thực, tổ văn nghệ với sự tham gia của trên 30 người dân địa phương. Dự án đã hướng dẫn thành lập tổ hợp tác sản xuất các sản phẩm từ cam với sự tham gia của 05 hộ dân, có diện tích thí điểm là 5,1 hecta thuộc thung lũng bản Pha, xã Yên Khê có cảnh quan đẹp và địa hình thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan trải nghiệm.

Chị Lô Thị Hoa, chủ nhà Homestay Hoa Thụ cho biết: “Bản Nưa xã Yên Khê gồm có ba điểm đến thăm quan, trải nghiệm, chia sẻ, ăn nghỉ là: Hoa Thụ, Nhượng Thành, Hanh Chiến. Trong năm 2018 mỗi tháng chúng tôi đón khoảng 300 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm và lưu trú. Đến đây khách được thưởng thức các món ăn truyền thống như: Cơm lam, xôi cẩm, cá mát, gà vườn, thịt lợn bản…do người dân tự cung, tự cấp. Còn đồ uống tùy theo ý của khách và theo lứa tuổi, nhưng chủ yếu được chế biến từ các loại quả, lá tự hái trong rừng”.

Hỏi thêm về văn hóa văn nghệ và việc lưu trú, chị Hoa bảo: “Các tổ văn nghệ đều tự biên tự diễn các điệu múa như: Múa sạp, múa cồng chiêng, múa khắc luống...mang bản sắc truyền thống của người Thái. Còn việc ngủ nghỉ, theo truyền thống phong tục riêng của người Thái, mọi người được ngủ chung nhà sàn. Tuy nhiên, cũng tùy theo từng gian nhà để khách, bố mẹ hoặc vợ chồng ngủ (gian nhà ngoài trừ vợ chồng ra, ai cũng được ngủ; gian nhà giữa dành cho bố mẹ; gian nhà trong dành cho vợ chồng, con dâu). Đặc biệt hơn nữa, khi du khách đến tham quan, trải nghiệm, nếu đến đúng vào dịp lễ tết, hoặc có đám cưới đám hỏi, thì du khách được chứng kiến hình ảnh lễ té nước, nghi thức riêng mà chỉ có phong tục người Thái mới có.

Những giây phút thư giản thoải mái được các tổ văn nghệ của các điểm Homestay mang lại cho du khách mỗi khi đến tham quan và lưu trú.

Chị Nguyễn Thu Hà, một du khách cảm nhận: “Lần đầu tiên tôi đến với du lịch cộng đồng ở Con Cuông. Qua trải nghiệm, du lịch cộng đồng nơi đây đã để lại trong tôi ấn tượng về sự thân thiện, hiếu khách bằng thái độ và sự tiếp đón, phục vụ mỗi bữa ăn, giấc ngủ. Được tham quan, trải nghiệm tại các điểm, đều lưu lại những hình ảnh đáng nhớ làm kỷ niệm về mảnh đất này, đặc biệt là hình ảnh các cô gái Thái với trang phục truyền thống trong điệu múa sạp và tay trong tay cùng chung vòi rượu cần. Chúng tôi có dịp được tìm hiểu tập quán canh tác, tập tục sinh hoạt của người dân địa phương, khám phá các nét văn hóa truyền thống đặc sắc dân tộc của mỗi vùng miền”.

Du lịch cộng đồng ở Con Cuông luôn sẵn sàng chào đón du khách với những nụ cười thân thiện trên môi. Họ sẵn lòng đem đến cho du khách những ấn tượng về nét văn hóa truyền thống đặc sắc vùng miền ngay lần gặp đầu tên.

Chỉ gần 130km từ biển Cửa Lò với khoảng 3 giờ chạy xe ô tô, du khách đã có mặt tại rừng quốc gia Pù - Mát và trải nghiệm nét độc đáo của du lịch cộng đồng nơi đây với thời gian 2 ngày 1 đêm. Tuyến du lịch này đang mở ra cho Nghệ An cơ hội để quảng bá, chào mời, thu hút du khách và các nhà đầu tư. Đến với nét du lịch cộng đồng ở Con Cuông, chắc chắn du khách có một chuyến trải nghiệm thú vụ trong những ngày về với quê hương Bác.


Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ

Vào lúc 14h ngày 30/9 (theo giờ địa phương), tức 13h (theo giờ Hà Nội), tại Quảng trường Sukhbaatar, thủ đô Ulaanbaatar, Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sang thăm cấp Nhà nước Mông Cổ từ ngày 30/9 đến 01/10, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho Nguyên thủ quốc gia.
2024-09-30 16:00:00

NNƯT Trần Thị Huệ: Cống hiến cả cuộc đời để gìn giữ văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu

Nghệ nhân ưu tú Trần Thị Huệ sinh năm 1958 ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Bà sinh ra trong một gia đình “cha truyền con nối”, nhiều đời có “căn quả” hầu đồng.
2024-09-30 13:36:28

Trực Tuấn (Trực Ninh, Nam Định) xứng danh vùng quê kiểu mẫu

Sau khi đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, xã Trực Tuấn tiếp tục xây dựng NTM bền vững, thiết thực góp phần xây dựng Trực Ninh đạt chuẩn huyện NTM nâng cao năm 2024. Nổi bật nhất ở Trực Tuấn hiện nay là thực hiện công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường.
2024-09-30 08:54:00

Ô tô, xe máy đi thế nào sau vụ sạt lở đất ở Hà Giang?

Tối 29/9, Sở GTVT Hà Giang đã ra thông báo phân phân luồng giao thông do sạt lở taluy dương trên Quốc lộ 2 đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang.
2024-09-30 00:31:29

Sau những vụ TNGT học sinh, CSGT mở cao điểm xử lý vi phạm liên quan học sinh

Từ 1/10 đến 31/10, lực lượng CSGT tăng cường xử lý hành vi vi phạm giao thông với lứa tuổi học sinh, người giao phương tiện cho các em khi chưa đủ điều kiện điều khiển.
2024-09-30 00:14:39

Điều kiện chuyển công tác từ Quân đội nhân dân sang Công an nhân dân

Theo quy định tại Thông tư số 21/2023/TT-BCA và Thông tư số 62/2023/TT-BCA, để được tiếp nhận vào Công an nhân dân, cần đáp ứng các tiêu chuẩn về nhu cầu biên chế, trình độ chuyên môn, tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và sức khỏe. Việc xét tuyển sẽ do Hội đồng kiểm tra của Công an địa phương thực hiện theo quy trình quy định.
2024-09-29 23:54:12
Đang tải...