Vụ cháy 8 người chết: Có thể xem xét trách nhiệm hình sư của cơ quan quản lý phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm?
2019-04-14 22:46:18
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ngày 12/4/2019 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại điều 313 Bộ luật hình sự 2015. Cơ sở nào để có thể khởi tố được vụ án? Và trách nhiệm của đơn vị có xưởng bị cháy và có thể khởi tố bổ sung vụ án liên quan đến trách nhiệm buông lỏng quản lý gây hậu quả nghiêm trọng của phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm như thế nào?
Theo Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự quy định, Cơ quan có thẩm quyền
chỉ được khởi tố vụ án khi có dấu hiệu tội phạm. Với vụ cháy ở Đại Linh,
để khởi tố hình sự, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội
phải có những căn cứ để xác định được dấu hiệu của tội phạm. Theo bước
đầu công bố nguyên nhân xảy ra hoả hoạ là do chập điện.
Cơ nào sở để khởi tố vụ án?
Trao đổi với Hoà Nhập, Chuyên gia Luật hình sự, Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Khoa Tín, Đỗ Tiến Dũng, : “Để có thể khởi tố được vụ án, trước hết cơ quan tố tụng căn cứ vào thiệt hại xảy ra”.
Như báo chí phản ánh, trong vụ cháy này, thiệt hại xảy ra là đặc biệt lớn cả về con người và tài sản, có 8 người chết, bao gồm 2 trẻ nhỏ và nhiều tài sản có giá trị bị tiêu hủy. Theo Chuyên gia Luật hình sự Đỗ Tiến Dũng, để khởi tố chỉ căn cứ vào hậu quả là chưa đủ, cần phải xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả (thiệt hại) xảy ra và hành vi gây ra hậu quả đó. Nếu là một chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý gây cháy thì hậu quả thiệt hại về tài sản, tính mạng rõ ràng có mối quan hệ nhân quả với hành vi gây cháy, trong trường hợp này, cần phải khởi tố vụ án hình sự giết người, hủy hoại tài sản. Nếu sự cháy bắt nguồn từ hành vi vô ý nhưng lại trực tiếp gây ra đám cháy (như thắp hương, không tắt bếp ga…) thì rõ ràng có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây cháy và hậu quả xảy ra, ở trường hợp này cần khởi tố vụ án vô ý làm chết người, vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản. Nhưng nếu sự cháy bắt nguồn từ 1 nguyên nhân khách quan, không có sự tác động trực tiếp của con người, như chập điện, sét đánh thì có mối quan hệ nào giữa hậu quả và hành vi gây cháy không?
Trong vụ cháy này, cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại điều 313 Bộ luật hình sự 2015, trong đó nguyên nhân cháy có lẽ đã được xác định là do chập điện. Nếu nguyên nhân cháy là do chập điện thì có hành vi phạm tội không và ai là người phải chịu trách nhiệm hình sự?
Theo ông Dũng, trước hết cơ quan điều tra sẽ tiến hành các hoạt động điều tra đối với người được coi là chủ của nhà xưởng đã bị cháy. Khi xây dựng nhà xưởng và đưa nhà xưởng vào hoạt động, người chủ đó có xây dựng công trình của mình đáp ứng các đòi hỏi của pháp luật về phòng cháy chữa cháy không, bao gồm Luật phòng cháy chữa cháy và Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. Cụ thể là chủ của nhà xưởng có xây dựng công trình phù hơp với an toàn phòng cháy chữa cháy không, bất cứ sai sót nào trong việc thiết kế, xin phép xây dựng, hoàn thiện công trình … là nguyên nhân dẫn đến cháy và gây ra thiệt hại thì chủ công trình phải chịu trách nhiệm, khi gây ra thiệt hại tính mạng, tài sản của người khác đến mức hình sự thì chủ công trình phải chịu trách nhiệm hình sự về tội theo điều 313 Bộ luật hình sự.
Cơ quan điều tra đồng thời xác định vai trò của người thuê công trình (xưởng) đó để làm nơi sản xuất, cất giữ hàng hóa, đồ đạc. Nếu người thuê cũng có vi phạm, sai sót trong quá trình sử dụng xưởng dẫn đến xảy ra cháy, gây ra thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về tội theo điều 313 Bộ luật hình sự (nhưng không phải là đồng phạm với chủ sở hữu xưởng).
Một vấn đề đặt ra là nếu chủ xưởng và người thuê có thỏa thuận, trong đó người thuê phải chịu trách nhiệm về an toàn cháy nổ, đảm bảo không để xảy ra cháy, nêu gây ra cháy, thiệt hại thì người thuê tự chịu trách nhiệm và còn phải đền bù cho chủ xưởng thì có loại trừ trách nhiệm của chủ xưởng không. Ở tình huống này, trách nhiệm hình sự của chủ xưởng cũng không được loại trừ, do vi phạm quy định về phòng chống cháy nổ của mỗi chủ thể là khác nhau, mỗi chủ thể chịu trách nhiệm về an toàn cháy nổ trong các giai đoạn khác nhau.
Có thể khởi tố bổ sung vụ án?
Liên quan đến khu vực nhà xưởng hoả hoạn gây hậu quả nghiêm trọng này, trao đổi với báo chí chiều 12/4, ông Phùng Mạnh Dũng - Chủ tịch UBND phường Trung Văn cho biết: "Khu vực nơi xảy ra hỏa hoạn là đất lưu không cạnh sông Nhuệ. Đất đó thì không ai cấp phép xây dựng, các công trình đều không phép. Các xưởng chủ yếu là cơi nới làm nơi sản xuất, chứa hàng. Phường đã nhiều lần xử lý vi phạm đối với các công trình này”.
Trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường quận Nam Từ Liêm cũng cho báo chí biết, các xưởng xảy ra hỏa hoạn đểu nằm trên đất nông nghiệp bảo vệ hành lang sông Nhuệ, “Chắc chắn không có giấy phép xây dựng”. “Đất hành lang thì không thể được cấp giấy phép gì kể cả giấy phép kinh doanh”. Ở khu vực này còn có rất nhiều nhà dân sinh sống từ lâu.
Vị trưởng phòng TNMT quận Nam Từ Liêm cũng nêu rõ, đây là những vi phạm đã tồn tại từ rất lâu. Cho nên, theo quy định của pháp luật những xưởng này được phép tồn tại đến khi có quyết định thu hồi.
Chuyên gia Luật hình sự Đỗ Tiến Dũng cho biết cơ quan điều tra đồng thời xác định có hay không hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của những người được giao trách nhiệm quản lý hoạt động xây dựng, đô thị ở khu vực Trung Văn (UBND phường Trung Văn, UBND quận Nam Từ Liêm - PV). Nếu người có trách nhiệm biết hoặc buộc phải biết việc vi phạm này của chủ xưởng nhưng không thực hiện các biện pháp để xử lý theo quy định của luật thì chủ thể quản lý cũng có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, Cơ quan cảnh sát điều tra sẽ khởi tố bổ sung vụ án với 1 tội danh khác hoặc khởi tố 1 vụ án độc lập.
Liệu lãnh đạo UBND phường Trung Văn, UBND quận Nam Từ Liêm có buông lỏng quản lý gây hậu quả nghiêm trọng hay không? Có đủ mức độ để khởi tố bổ sung vụ án hay không? Dư luận mong mỏi Công an Hà Nội sẽ điều tra làm rõ xem có hành vi buông lỏng quản lý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hay không, hay chỉ lại là điệp khúc “rút kinh nghiệm”.
Hoà Nhập sẽ tiếp tục thông tin!
Thi thể của nạn nhân được đưa ra ngoài trong vụ cháy tại Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội ngày 12/4/2019. Ảnh TH |
Cơ nào sở để khởi tố vụ án?
Trao đổi với Hoà Nhập, Chuyên gia Luật hình sự, Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Khoa Tín, Đỗ Tiến Dũng, : “Để có thể khởi tố được vụ án, trước hết cơ quan tố tụng căn cứ vào thiệt hại xảy ra”.
Như báo chí phản ánh, trong vụ cháy này, thiệt hại xảy ra là đặc biệt lớn cả về con người và tài sản, có 8 người chết, bao gồm 2 trẻ nhỏ và nhiều tài sản có giá trị bị tiêu hủy. Theo Chuyên gia Luật hình sự Đỗ Tiến Dũng, để khởi tố chỉ căn cứ vào hậu quả là chưa đủ, cần phải xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả (thiệt hại) xảy ra và hành vi gây ra hậu quả đó. Nếu là một chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý gây cháy thì hậu quả thiệt hại về tài sản, tính mạng rõ ràng có mối quan hệ nhân quả với hành vi gây cháy, trong trường hợp này, cần phải khởi tố vụ án hình sự giết người, hủy hoại tài sản. Nếu sự cháy bắt nguồn từ hành vi vô ý nhưng lại trực tiếp gây ra đám cháy (như thắp hương, không tắt bếp ga…) thì rõ ràng có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây cháy và hậu quả xảy ra, ở trường hợp này cần khởi tố vụ án vô ý làm chết người, vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản. Nhưng nếu sự cháy bắt nguồn từ 1 nguyên nhân khách quan, không có sự tác động trực tiếp của con người, như chập điện, sét đánh thì có mối quan hệ nào giữa hậu quả và hành vi gây cháy không?
Trong vụ cháy này, cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại điều 313 Bộ luật hình sự 2015, trong đó nguyên nhân cháy có lẽ đã được xác định là do chập điện. Nếu nguyên nhân cháy là do chập điện thì có hành vi phạm tội không và ai là người phải chịu trách nhiệm hình sự?
Chuyên gia Luật hình sự, Giám đốc Cty Luật TNHH Khoa Tín Đỗ Tiến Dũng |
Theo ông Dũng, trước hết cơ quan điều tra sẽ tiến hành các hoạt động điều tra đối với người được coi là chủ của nhà xưởng đã bị cháy. Khi xây dựng nhà xưởng và đưa nhà xưởng vào hoạt động, người chủ đó có xây dựng công trình của mình đáp ứng các đòi hỏi của pháp luật về phòng cháy chữa cháy không, bao gồm Luật phòng cháy chữa cháy và Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. Cụ thể là chủ của nhà xưởng có xây dựng công trình phù hơp với an toàn phòng cháy chữa cháy không, bất cứ sai sót nào trong việc thiết kế, xin phép xây dựng, hoàn thiện công trình … là nguyên nhân dẫn đến cháy và gây ra thiệt hại thì chủ công trình phải chịu trách nhiệm, khi gây ra thiệt hại tính mạng, tài sản của người khác đến mức hình sự thì chủ công trình phải chịu trách nhiệm hình sự về tội theo điều 313 Bộ luật hình sự.
Cơ quan điều tra đồng thời xác định vai trò của người thuê công trình (xưởng) đó để làm nơi sản xuất, cất giữ hàng hóa, đồ đạc. Nếu người thuê cũng có vi phạm, sai sót trong quá trình sử dụng xưởng dẫn đến xảy ra cháy, gây ra thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về tội theo điều 313 Bộ luật hình sự (nhưng không phải là đồng phạm với chủ sở hữu xưởng).
Một vấn đề đặt ra là nếu chủ xưởng và người thuê có thỏa thuận, trong đó người thuê phải chịu trách nhiệm về an toàn cháy nổ, đảm bảo không để xảy ra cháy, nêu gây ra cháy, thiệt hại thì người thuê tự chịu trách nhiệm và còn phải đền bù cho chủ xưởng thì có loại trừ trách nhiệm của chủ xưởng không. Ở tình huống này, trách nhiệm hình sự của chủ xưởng cũng không được loại trừ, do vi phạm quy định về phòng chống cháy nổ của mỗi chủ thể là khác nhau, mỗi chủ thể chịu trách nhiệm về an toàn cháy nổ trong các giai đoạn khác nhau.
Có thể khởi tố bổ sung vụ án?
Liên quan đến khu vực nhà xưởng hoả hoạn gây hậu quả nghiêm trọng này, trao đổi với báo chí chiều 12/4, ông Phùng Mạnh Dũng - Chủ tịch UBND phường Trung Văn cho biết: "Khu vực nơi xảy ra hỏa hoạn là đất lưu không cạnh sông Nhuệ. Đất đó thì không ai cấp phép xây dựng, các công trình đều không phép. Các xưởng chủ yếu là cơi nới làm nơi sản xuất, chứa hàng. Phường đã nhiều lần xử lý vi phạm đối với các công trình này”.
Trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường quận Nam Từ Liêm cũng cho báo chí biết, các xưởng xảy ra hỏa hoạn đểu nằm trên đất nông nghiệp bảo vệ hành lang sông Nhuệ, “Chắc chắn không có giấy phép xây dựng”. “Đất hành lang thì không thể được cấp giấy phép gì kể cả giấy phép kinh doanh”. Ở khu vực này còn có rất nhiều nhà dân sinh sống từ lâu.
Vị trưởng phòng TNMT quận Nam Từ Liêm cũng nêu rõ, đây là những vi phạm đã tồn tại từ rất lâu. Cho nên, theo quy định của pháp luật những xưởng này được phép tồn tại đến khi có quyết định thu hồi.
Chuyên gia Luật hình sự Đỗ Tiến Dũng cho biết cơ quan điều tra đồng thời xác định có hay không hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của những người được giao trách nhiệm quản lý hoạt động xây dựng, đô thị ở khu vực Trung Văn (UBND phường Trung Văn, UBND quận Nam Từ Liêm - PV). Nếu người có trách nhiệm biết hoặc buộc phải biết việc vi phạm này của chủ xưởng nhưng không thực hiện các biện pháp để xử lý theo quy định của luật thì chủ thể quản lý cũng có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, Cơ quan cảnh sát điều tra sẽ khởi tố bổ sung vụ án với 1 tội danh khác hoặc khởi tố 1 vụ án độc lập.
Liệu lãnh đạo UBND phường Trung Văn, UBND quận Nam Từ Liêm có buông lỏng quản lý gây hậu quả nghiêm trọng hay không? Có đủ mức độ để khởi tố bổ sung vụ án hay không? Dư luận mong mỏi Công an Hà Nội sẽ điều tra làm rõ xem có hành vi buông lỏng quản lý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hay không, hay chỉ lại là điệp khúc “rút kinh nghiệm”.
Hoà Nhập sẽ tiếp tục thông tin!
4 nhà xưởng bị thiêu rụi trong vụ cháy lớn sáng sớm 12/4 tại phố Đại Linh, phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội:
+ Xưởng kho lạnh do anh Nguyễn Hồng Chiến làm chủ (sinh năm 1976, thường trú: 36 Miếu Đầm, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội).
+ Xưởng làm hạt chống ẩm do bà Ngô Thị Lan làm chủ (sinh năm 1979, thường trú: 258 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội).
+ Xưởng sản xuất thùng nhựa đựng rác do ông Vũ Khánh Sơn làm chủ (sinh năm 1979, thường trú: Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội).
+ Kho chứa đồ gỗ thành phẩm do ông Nguyễn Hồng Kỹ làm chủ (sinh năm 1965, thường trú: số 79, ngách 125, Nguyễn Ngọc Vũ , Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội).
+ Xưởng kho lạnh do anh Nguyễn Hồng Chiến làm chủ (sinh năm 1976, thường trú: 36 Miếu Đầm, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội).
+ Xưởng làm hạt chống ẩm do bà Ngô Thị Lan làm chủ (sinh năm 1979, thường trú: 258 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội).
+ Xưởng sản xuất thùng nhựa đựng rác do ông Vũ Khánh Sơn làm chủ (sinh năm 1979, thường trú: Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội).
+ Kho chứa đồ gỗ thành phẩm do ông Nguyễn Hồng Kỹ làm chủ (sinh năm 1965, thường trú: số 79, ngách 125, Nguyễn Ngọc Vũ , Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội).
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Thạch Thảo