Vũ Phi Hổ vị quan thanh liêm
Ngày 29/6, khởi công xây dựng công trình các tầng lớp nhân dân xa gần đến dự.
Trong buổi khởi công xây dựng công trình, đại diện nhiều cơ quan đoàn thể và nhân dân xa gần đến dự. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long Nguyễn Tuấn Minh phát biểu, vắt tắt công trình có ý nghĩa cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; xây dựng theo quy hoạch phát triển du lịch tâm linh, một trong bốn trụ cột kinh tế du lịch của địa phương, mà lòng cốt là du lịch biển đảo Hạ Long đã nổi danh trong nước và quốc tế. Đền thờ “Anh nghị Đại vương” Phó đô Ngự sử, tiến sĩ Vũ Phi Hổ công trình đã được xếp hạng Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh, trong quần thể di tích quốc gia Núi Mằn, trong chuỗi các di tích đền thờ Vua Lê, đình Làng Trới, đình Làng Bang, chùa Yên Mỹ, thành cổ Nhà Mạc…ở Bắc Cửa Lục, nơi được quy hoạch là trung tâm kết nối phát triển đô thị hành lang ven biển của Quảng Ninh. Bên hành lang lễ động thổ nhiều người còn nêu ý kiến, công trình đền thờ “Anh nghị Đại vương” Phó đô Ngự sử, tiến sĩ Vũ Phi Hổ có ý nghĩa vinh danh vị quan thanh liêm, công bộc của dân nét văn hóa cổ xưa.
Tượng tiến sĩ Vũ Phi Hổ nặng 5,2 tạ bằng đồng nguyên chất dát vàng mười.
Thần tích-Thần sắc
Bà Nguyễn Thị Đào trên 80 tuổi, gia phả nhiều đời ở xã Lê Lợi hiện là chủ nhang đền thờ cụ Vũ Phi Hổ kể: “ Ngày trước dân làng quen gọi là đền Quan Trạng. Ngôi đền 3 gian 2 trái bề thế, tường xây bằng gạch nung mái lợp ngói tàu và nổi tiếng là linh thiêng. Người lớn đi ngang qua phải hạ nón mũ, trẻ mục đồng không dám cưỡi trâu bò qua cửa đền, người nói tục trước cửa đền cụ phạt còn bị câm. Đầu thập kỷ 60, do thời gian mỏi mòn và biến cố lịch sử đền Quan Trạng bị phá bỏ, chỉ còn lại phế tích nền móng. Đầu thập kỷ 80, thực hiện chủ trương di dân lên đồi, dành đất bằng phẳng để canh tác, gia đình bà Nguyễn Thị Đào di cư lên khu Đồi Mom, đất liền thổ nền móng cũ ngôi đền này. Chả rõ tâm linh thế nào, cứ đêm khuya thanh vắng lại văng vẳng từ đâu đó tiếng người vọng về đòi trả lại đền thiêng cho mình. Bà Đào nghe thấy nhiều lần thì phát hoảng, bèn bàn với chồng là ông Lê Văn Hiệp dựng trên nền phế tích một am thờ nhỏ thờ cúng. Khoa lễ vào ngày mười rằm tháng ba, văn khấn theo bản song ngữ chữ Hán Nôm và quốc ngữ, mà cụ Nguyễn Văn Tình người được cụ Lê Văn Kinh là lý trưởng của làng thời phong kiến tin tưởng giao cho quản lý khi về già. Cụ Nguyễn Văn Tình trước khi qua đời, đã trao tay cho gia đình bà Đào sử dụng khi thờ cúng.
Theo giáo sư Hoàng Giáp-nguyên cán bộ Viện Hán nôm cho biết: Do những biến cố của lịch sử và thời gian mỏi mòn, đền thờ cụ Vũ Phi Hổ thần sắc thất truyền. Tuy nhiêu căn cứ vào thư tịch, chứng tích Triều Nguyễn truy phong cho quan đại thần Triều Lê sau trên 250 năm; năm 1802, Nguyễn Ánh xưng vương, niên hiệu Gia Long đã sắc phong mỹ tự “Anh nghị Đại vương” cho Phó đô Ngự sử tiến sĩ Vũ Phi Hổ, hiện còn lưu giữ ở viện Hán Nôm; và văn bia cổ đại không thể ngụy tạo được…thì đền thờ “Anh nghị Đại vương” Phó đô Ngự sử, tiến sĩ Vũ Phi Hổ là công trình thờ người có công với triều đình-với dân, thì chắc chắn sẽ có sắc vua ban xây dựng; theo đó là điền viên hương hỏa, khoa lễ…
Đền thờ “Anh nghị Đại vương” Phó đô Ngự sử, tiến sĩ Vũ Phi Hổ ở thôn Tân Tiến, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long.
Công trình Di tích lịch sử-văn hóa nét khác biệt.
Năm 2010, huyện Hoành Bồ nòng cốt là Hội đồng dòng họ (HĐDH) vũ Quảng Ninh đã lập quy hoạch trùng tu, xây dựng lại đền thờ cụ Vũ Phi Hổ theo phương châm xã hội hóa; Ngày 11/12/2013, UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch xây dựng với diện tích 10.000m2 gồm các hạng mục: Đền thờ chính, nhà Tả vu, Hữu vu, hai lầu bia, hồ bán nguyệt, nghi môn nội, nghi môn ngoại và khuôn viên tiểu cảnh. Ngày 8/12/2014, đền được khởi công xây dựng bằng nguồn lực ngoài ngân sách; Ngày 17/12/2015, công trình đền thờ cụ Vũ Phi Hổ hoàn thành giai đoạn I. Công trình xây dựng phục cổ kiểu chữ đinh, hồi bít đốc, hai tầng mái, rộng 223,6m, cao 8,72m; xây dựng hai lầu bia, hồ bán nguyệt và khuôn viên tiểu cảnh, kinh phí đầu tư trên 30 tỷ đồng.
Ngày 10/5/2020, tổ chức khởi công đúc tượng cụ Vũ Phi Hổ; ngày 31/5/2020, hoàn thành và an vị tượng. Bức tượng đầy đủ thân hình, tỷ lệ 1:1 (tức là tương ứng với người tầm thước cao 1,68m, nặng khoảng 55kg) đúc bằng 5,2 tạ đồng nguyên chất, ngoài dát vàng mười, đặt ở tư thế ngồi trên ngai, cân đai, áo mũ, trang phục quan Ngự sử Đài, thời hậu Lê. Kinh phí đầu tư trên 350 triệu đồng (thời điểm tháng 3/2020).
Đền thờ chính thần là Phó đô Ngự sử, tiến sĩ Vũ Phi Hổ nhưng nghi môn đại tự lại ghi: “Anh nghị Đại vương”, đền thờ “Anh nghị Đại vương” không theo danh thần. Vấn đề này, theo giáo sư Hoàng Giáp, khi lên ngôi Hoàng Đế, Nguyễn Ánh đã truy phong mỹ tự cho các vị quan đại thần thời Lê, trong đó có Phó đô Ngự sử, tiến sĩ Vũ Phi Hổ, bản sắc phong hiện lưu giữ tại viện Hán Nôm-Việt Nam và in phóng đặt trang trọng trong hậu cung ngôi đền này. Mỹ tự “Anh nghị Đại vương” theo giáo sư Hoàng Giáp tạm dịch là người có công với triều đình-với nhân dân, có thể hiểu là người có công với dân-với nước. Nên đặt tên cho đền là đền thờ Anh nghị Đại vương, có ý nghĩa giáo dục truyền thống, người làm quan-làm cán bộ là công bộc của dân phải tận tụy, niêm chính, chi công, vô tư thời nào cũng răn dạy vậy.
“Anh nghị Đại vương” danh thơm muôn thuở.
Cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sĩ và làm quan thời vua Lê Tương Dực, một ông Vua được xếp vào hàng tồi tệ, tham những, đốn mạt nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Lê Tương Dực một vị vua chơi bời xa xỉ trụy lạc, bỏ bê việc nước. Dân chúng oán ghét và khinh bỉ, nên gọi Lê Tương Dực là vua lợn. Khi ấy triều chính hết sức rối ren, bên ngoài khắp nơi loạn lạc, bất mãn trước những việc xa đọa, tiêu cực, tham nhũng của “vua lợn” Lê Tương Dực…mà Phó đô Ngự sử, tiến sĩ Vũ Phi Hổ lại nổi lên là vị quan đức độ, thanh niên, chí công, vô tư…vì dân vì nước. Bằng chứng là trên 250 năm sau, Triều Nguyễn đã truy phong Phó đô Ngự sử, tiến sĩ Vũ Phi Hổ mỹ tự “Anh nghị Đại vương”.
Công trình trong quy hoạch phát triển văn hóa, du lịch tâm linh-du lịch sinh thái Bắc vịnh Cửa Lục.
Theo GS-TS khoa học Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; và cả nước thực hiện công cuộc đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng…để xây dựng cơ sở Đảng, chính quyền trong sạch-vững mạnh, nhà nước do dân và vì dân; “Anh nghị Đại vương” Phó đô Ngự sử, tiến sĩ-Vũ Phi Hổ là nét văn hóa truyền thống ngàn xưa, danh thơm muôn thuở./
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.