Vùng Đồng Tháp Mười: Hiệu quả từ mô hình sinh kế mùa lũ

2020-04-28 05:20:17 0 Bình luận
Các mô hình sinh kế của tiểu dự án “Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười” tạo điều kiện sản xuất, giúp nông dân lựa chọn được các loại hình sinh kế trong mùa lũ một cách thích hợp nhất, bảo đảm ổn định và an sinh xã hội trong mùa lũ.

Mô hình sinh kế mùa lũ đang được thực hiện là khá phù hợp và hiệu quả.

Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đã đánh giá kết quả thực hiện tiểu dự án “Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười” các huyện phía Bắc tỉnh Đồng Tháp (ICRSL) năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020.

Những mô hình kết hợp lúa và thuỷ sản

Theo Báo cáo của Ban Quản lý Tiểu dự án ICRSL, năm 2019, tiểu dự án triển khai thực hiện được 12 mô hình có tổng diện tích thực hiện là 113ha, với 4 loại hình sinh kế (mô hình 2 lúa – 1 cá; 2 lúa – 1 tôm; 2 lúa + 1 vịt – cá và mô hình 2 màu – 1 cá).

Tham gia mô hình, nông dân được tập huấn về quy trình sản xuất lúa, màu, nuôi thủy sản bảo đảm an toàn thực phẩm, giảm tác động biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường... Về hiệu quả kinh tế, nhìn chung phần lớn các mô hình sinh kế đều cho thu nhập cao hơn so với mô hình đối chứng bên ngoài từ 5 triệu - 44 triệu đồng/ha/năm.

Ban Quản lý Tiểu dự án ICRSL đánh giá, hầu hết các ruộng thực hiện theo mô hình đều giảm được lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Đa số nông dân tham dự tập huấn, hội thảo... đều đồng tình với các hoạt động sinh kế, nhằm giảm sản xuất lúa vụ 3, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Những nông dân được Dự án hỗ trợ thực hiện mô hình 02 lúa - 01 cá, khi chưa làm mô hình này, ruộng ngập nước chỉ bỏ không, chờ đến khi hết lũ thì bắt đầu sạ lúa. Quanh năm chỉ có trồng lúa. Giá lúa bây giờ cũng bấp bênh, nếu chỉ trông chờ vào cây lúa thì thu nhập cũng chẳng bao nhiêu. Chính vì vậy, mô hình sinh kế mới này vừa có nguồn lợi và phù hợp với điều kiện hiện nay.

Theo những hộ dân tham gia mô hình sinh kế 02 lúa - 01 cá, sau khi thu hoạch cá xong sẽ chuẩn bị cho vụ lúa mới. Ruộng lúa vừa được bồi đắp lớp phù sa, các loại sinh vật gây hại cũng được cá ăn bớt nên chi phí phân thuốc cũng sẽ giảm xuống, lúa làm ra cũng sạch hơn.

Đồng lòng thực hiện các hoạt động sinh kế thích ứng với khí hậu

Theo nhận định của ngành chức năng, trong điều kiện thời tiết có nhiều yếu tố bất thường như hiện nay, mô hình sinh kế mùa lũ đang được thực hiện là khá phù hợp và hiệu quả. Bởi mô hình dễ thực hiện, không tốn quá nhiều chi phí, đặc biệt tính rủi ro không cao.

Hiện nay, người dân ở các huyện đầu nguồn tham gia các mô hình sinh kế rất phấn khởi, tính hiệu quả cũng rất khả quan. Những mô hình này đã góp phần giảm diện tích sản xuất lúa vụ 3 của tỉnh vùng Đồng Tháp Mười.

Để tạo sinh kế mùa lũ cho bà con, nên tổ chức theo hình thức cộng đồng, từng khu lớn, chủ yếu nuôi nhữ cá tự nhiên là chính, rồi thả bổ sung một ít giống, nhằm tận dụng nguồn nước mùa lũ. Nếu lũ lớn thì cá phát triển tốt, còn lũ ít thì chúng ta vẫn có khả năng nuôi nhữ ở các kênh, mương trong đồng.

Ông Võ Thành Ngoan - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, tiếp nối những kết quả năm 2019, các mô hình trong năm 2020 cần được thực hiện bài bản và hiệu quả hơn. Các huyện cần xây dựng và chủ động phương án để triển khai mô hình tại địa phương một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục thực hiện 12 mô hình sinh kế đã triển khai năm 2019. Đồng thời đẩy mạnh công tác vận động, tạo sự đồng thuận hưởng ứng thực hiện các hoạt động sinh kế thích ứng với khí hậu, nâng cao thu nhập cho cộng đồng người dân vùng dự án.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...