Bất ngờ biết có virus viêm gan trong người, còn cơ hội đào thải?
Viêm gan B dễ lây, dễ mắc, nhưng chưa được quan tâm đúng mức
Một trường hợp khác, nam bệnh nhân V.T.N 27 tuổi cũng từng ngỡ ngàng lúc biết mình đang mang virus HBV trong người cách đây hơn 1 năm. Đến kiểm tra định kì tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI sau một thời gian mắc bệnh, anh N được thăm khám các hạng mục chuyên về viêm gan B. Sau khám lâm sàng ban đầu với bác sĩ, anh được chỉ định xét nghiệm HBsAg miễn dịch tự động, định lượng Bilirubin toàn phần, HBV đo tải lượng Real-time PCR. Cùng với đó là siêu âm gan thận.
Kết quả cho thấy tình trạng nhiễm HBV đã ở giai đoạn mạn tính với tải lượng virus khá cao, khiến anh rất lo lắng.
Việc khám tầm soát viêm gan chưa được chủ động thực hiện ở nhiều người, nhất là người trẻ. Ảnh: TCI
Chị C.T.H, một bệnh nhân viêm gan B khác chia sẻ: “Tôi biết mình nhiễm viêm gan B cách đây hơn 2 năm, sau thời gian dài mệt mỏi, da vàng vọt, rồi hay buồn nôn và ngứa da không rõ nguyên nhân. Khám ra bệnh, được bác sĩ tư vấn và tìm hiểu thêm thông tin mới ngấm sợ. Tôi còn phải ngay lập tức đưa cả chồng con đi khám xem có lây bệnh không.”
Ngoài những trường hợp khá may mắn khi tình cờ phát hiện bệnh sớm lúc chưa có biểu hiện rõ ràng, không ít người khi thăm khám đã mang lượng lớn virus trong người cùng các triệu chứng điển hình. Do vậy họ đối mặt với khả năng khó điều trị, cũng như ảnh hưởng sức khỏe lớn. Đặc biệt nhiều ca đã có biến chứng xơ gan, suy gan, thậm chí một vài trường hợp “chớm” có dấu hiệu ung thư gan, phải sinh thiết chờ kết quả trong nơm nớp sợ hãi.
Bởi ung thư gan gây tỷ lệ tử vong cao hàng đầu trong các loại ung thư, trong khi virus HBV lại là một nguyên nhân lớn đưa đến căn bệnh chết người này!
Thế nhưng trên thực tế, việc kiểm tra sức khỏe định kì, thăm khám tầm soát viêm gan B, A, C… vẫn chưa được chủ động thực hiện ở nhiều người, nhất là người trẻ.
Cơ thể không thể tự đào thải virus HBV ra ngoài sau 6 tháng nhiễm virus. Ảnh: Internet
Khi mắc viêm gan B, liệu có cơ hội đào thải virus khỏi cơ thể?
Viêm gan virus nói chung, đặc biệt viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm vì diễn biến âm thầm, triệu chứng khó phân biệt. Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu tuân theo các chỉ định điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp phát hiện muộn, bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, khi cơ thể không thể tự đào thải virus ra ngoài sau 6 tháng. Điều này có nghĩa người bệnh thường phải sống chung với virus HBV suốt đời. Chưa hết, trong giai đoạn này bệnh dễ gây các biến chứng như xơ gan, suy gan cấp, ung thư gan đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Theo chuyên gia về Gan mật, việc kiểm soát khống chế tải lượng virus, làm giảm hoặc có cơ hội loại trừ virus viêm gan khỏi cơ thể phụ thuộc nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh, tính chính xác của xét nghiệm, cùng với khả năng chuyên môn cùng kinh nghiệm thực tế của bác sĩ, phác đồ điều trị. Phát hiện bệnh càng sớm và có phác đồ ưu việt, phù hợp từng bệnh nhân sẽ càng cho hiệu quả tốt hơn.
Điều trị viêm gan B mạn tính tạo được kháng thể Anti HBs
Trong hơn 10 năm qua, nhiều bệnh nhân đã được áp dụng phác đồ đặc hiệu nói trên tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc và tạo được kháng thể, khỏi bệnh hoàn toàn.
PGS, TS Nguyễn Xuân Thành - cố vấn chuyên môn, bác sĩ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, nguyên Viện trưởng Viện phòng dịch Quân đội, Tiến sĩ Y khoa Đại học Shimane Nhật Bản, Hội viên Hội Gan mật Nhật Bản, là người đã trực tiếp nghiên cứu, đúc rút từ thực tế khám và điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân, cũng như chắt lọc những tinh hoa từ ngành Gan mật Nhật Bản. Hiệu quả đáng ghi nhận thu được với "minh chứng sống" là một số bệnh nhân đã được chữa khỏi hoàn toàn viêm gan B mạn tính tại đây trong những năm qua.
“Tạo ra được anti HBs là chúng ta đã điều trị thành công.” - theo PGS Thành. Ảnh: TCI
Chia sẻ về phác đồ này, Giáo sư cho biết: “Điều trị viêm gan cũng giống như một cuộc đánh trận, khi kẻ địch đông thì chúng ta phải dùng vũ khí để đánh cho địch bớt đi. Đó là điều thứ nhất. Thứ 2, chúng ta cần phải có quân đội. Thứ 3 là có nhà cửa, cơ sở vật chất, virus cố phá hủy thì mình phải giữ. Nó giống như việc kháng virus là dùng thuốc để đưa virus xuống ngưỡng thấp, không đủ sức phá hoại. Rồi phải kích thích và điều biến miễn dịch để tạo nên một lượng kháng thể tương đối. Và sau đó là bảo vệ tế bào gan. Như vậy, khi điều trị bệnh gan tại Thu Cúc, chúng tôi áp dụng 3 yếu tố luôn phải đi cùng: kháng virus, tăng cường miễn dịch và bảo vệ tế bào. Làm được 3 việc đó cùng lúc thì kết quả sẽ cao hơn…
Nhưng mục đích cuối cùng đó là phải tạo được kháng thể. Trong cơ thể chúng ta có 2 loại kháng thể là anti HBe và anti HBs được ví như 2 đội quân. Anti HBe là đội quân là du kích, chỉ bắn tỉa chứ không đủ sức chiến đấu. Còn anti HBs là đội quân chủ lực, có nó thì coi như quét sạch virus. Tạo ra được anti HBs là chúng ta đã điều trị thành công. Tôi rất vui vì đã có 1 tỷ lệ nhất định người bệnh được điều trị thành công, tạo được kháng thể anti HBs.”
Như vậy, cơ hội đào thải virus viêm gan khỏi cơ thể không phải không có, song chính bản thân mỗi người sẽ đóng vai trò chính đem lại cho mình cơ hội. Chủ động tầm soát phát hiện bệnh sớm với sự đồng hành của bác sĩ, các xét nghiệm và thiết bị hiện đại cùng phác đồ đúng hướng, việc điều trị khi không may nhiễm virus viêm gan sẽ thêm khả thi.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Bài viết được thực hiện theo hoạt động phối hợp, hợp tác tuyên truyền, quảng cáo.