Xin chữ đầu năm: Ý nghĩa những chữ hay thường được xin dịp Tết

2016-02-10 17:17:18 0 Bình luận
Mỗi đợt Tết đến xuân về, người dân – không kể già trẻ, gái trai – thường đi xin chữ treo trong nhà.

Giống như câu nói “Nét chữ, nết người”, con chữ không chỉ dùng để diễn đạt tư tưởng, mà còn giúp bày tỏ tấm lòng, bộc lộ tính cách.

Người được mọi người xin chữ là bậc nho sĩ, thầy đồ, thầy giáo học rộng biết nhiều, viết chữ đẹp, lại có tiếng hiền tài, đức độ. Đi xin chữ, người ta cũng mong được hưởng phúc, được hưởng tiếng thơm của người cho chữ nữa.

Tùy vào cá tính, nghề nghiệp và lứa tuổi của mỗi người, mà những chữ được xin cũng khác nhau.

Người đi học thường xin chữ Tài, Đăng Khoa. Người buôn bán, kinh doanh thường xin chữ Phát, Lộc, Tín. Người muốn rèn khả năng chịu đựng xin chữ Nhẫn; người cầu thành công xin chữ Đạt, Thành.

Xin chữ đầu năm: Ý nghĩa những chữ hay thường được xin dịp Tết
Xin chữ đầu năm là phong tục tốt đẹp vẫn được gìn giữ, bảo tồn.

Xin chữ cho gia đình, người ta xin chữ Phúc, Tâm; xin chữ cho cha mẹ, người ta xin chữ Thọ, An; xin chữ cho con cái, người ta xin chữ Hiếu, Trí.

Theo truyền thống từ xưa, các chữ được xin thường là chữ Nho. Với người thời nay, chữ Nho có phần lạ lẫm, nhưng lại mang nhiều tầng ý nghĩa. Mãi đến gần đây, người ta mới có thói quen xin cả chữ Quốc ngữ vì loại chữ này có ưu điểm là thông dụng, dễ đọc, dễ hiểu.

Dưới đây là những chữ hay thường được xin dịp Tết và ý nghĩa của chúng:

Chữ Tâm (心): Theo lối viết tượng hình, chữ Tâm chỉ quả tim. Hiểu rộng ra, Tâm chỉ tâm trí, tâm hồn. Làm việc gì mà cũng đặt hết cả con tim và khối óc mình vào đó, tức là có "tâm" thì kiểu gì cũng sẽ thành công.

Chữ Thành (成): Thành trong Hoàn Thành, có ý muốn nói tâm nguyện làm chuyện gì cũng được trọn vẹn.

Chữ Nhẫn (忍): Chữ Nhẫn bao gồm chữ Đao (刀 - con dao, cây đao) ở trên chữ Tâm (心 - trái tim, tâm trí). Chữ Đao biểu trưng cho kỷ luật, mang tính khách quan, bị động; chữ Tâm biểu trưng cho tâm hồn, mang tính chủ quan, tự do. Trạng thái Nhẫn cũng giống như bị dao đâm vào tim, tuy đau đớn nhưng vẫn phải bình tĩnh chịu đựng, không được hành xử hấp tấp. Càng vội vã sẽ lại càng làm cho mũi dao lún sâu hơn.

Chữ Trí (智): Bao gồm chữ Tri (知 - sự hiểu biết) và chữ Nhật (日 - mặt trời, ý chỉ sự sáng suốt, tỏ tường). Như vậy, Trí nghĩa là tinh thông tất cả, không gì là không biết.

Chữ An (安): Bao gồm bộ Miên (宀- mái nhà, mái che) và bộ Nữ (女- nữ giới, con gái) - ý nói người con gái ở trong gia đình thì rất an toàn. Vì vậy, An mang nghĩa an toàn, bình an.

Chữ Cát (吉): Chữ Cát gồm chữ Sĩ (士 - sĩ tử, người có chí khí) ghép với bộ Khẩu (口 - miệng) – lời mà kẻ sĩ nói ra đều là lời hay ý đẹp. Chữ này thể hiện mong muốn mọi sự đều tốt đẹp của con người.

Chữ Phú (富): Gồm bộ Miên (宀 - mái nhà), bộ Khẩu (口- miệng, miệng ăn) và chữ Điền (田- ruộng). Theo quan niệm người xưa, nhà chỉ có 1 miệng ăn mà lại có 1 thửa ruộng thì chắc chắn giàu có – đây cũng chính là ý nghĩa của chữ Phúc này, thể hiện mong muốn ấm no, sung túc.

Chữ Hiếu (孝): Được ghép từ chữ Tử (子 - con) nằm dưới và chữ Thổ (土 - đất) nằm trên, cùng với dấu / tượng trưng cho thanh kiếm. Chữ này có ý chỉ người con chống kiếm đứng trông phần mộ của bố mẹ -chính là người con có hiếu theo quan niệm ngày xưa, sau khi bố mẹ qua đời con chăm lo mồ mả trong 3 năm. Chữ Hiếu mang hàm ý biết ơn và trân trọng công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà.

Chữ Đạo (道): Không chỉ mang nghĩa là đường đi, chữ này còn có ý chỉ lẽ phải, luân thường, đạo lý.

Chữ Đức (德): Đức trong đức độ.

Chữ Tài (才): Tài trong tài năng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tư duy quân sự trong thời bình: Phương châm "bốn tại chỗ" của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu – một di sản chiến lược

Nơi kinh nghiệm trận mạc giao thoa với thực tiễn phòng chống thiên tai và ứng phó các thách thức phi truyền thống
2025-07-16 18:59:32

Chủ tịch nước Lương Cường dự khai mạc Kỳ họp Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC

Sáng 16/7, Chủ tịch nước Lương Cường tham dự khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC 3). Đây là sự kiện cấp khu vực quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, kết nối doanh nghiệp.
2025-07-16 15:33:22

Chủ tịch nước Lương Cường dự hội nghị Xúc tiến Đầu tư tại Hải Phòng

Ngày 15/7, trong khuôn khổ Tuần lễ hội nghị lần thứ ba Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC3), TP.Hải Phòng đã long trọng tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Thương mại với chủ đề “Hải Phòng - điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới”. Chủ tịch nước Lương Cường về dự
2025-07-15 22:00:58

Công an TP.Hải Phòng công bố các Quyết định về công tác cán bộ

Công an TP.Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Công về công tác cán bộ đối với chức danh Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra; Thủ trưởng cơ quan Thi hành án hình sự và cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam; Thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra.
2025-07-15 18:42:27

Thành phố Hải Phòng sẽ tham gia triển lãm dịp 80 năm Quốc khánh

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ về việc “khẩn trương tập trung triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh”, TP.Hải Phòng đã tổ chức họp, nghe báo cáo công tác chuẩn bị các nội dung tham gia triển lãm.
2025-07-15 13:43:04

Hải Phòng tập trung công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ thành phố

Hội nghị Thành uỷ Hải Phòng lần thứ 2 đã tập trung nhiều nội dung quan trọng, trong đó, kiểm điểm thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm; công tác chuẩn bị Đại hội XVII Đảng bộ thành phố.
2025-07-15 13:29:05
Đang tải...