Doanh nghiệp siêu nhỏ: Cái nhìn đa chiều

2019-10-23 15:10:32 0 Bình luận
HOANHAP.VN - DN siêu nhỏ (DNSN) là thành phần nhỏ nhất của khu vực DNNVV nhưng ngày càng đóng vai trò chính trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là cho phụ nữ và thanh niên. Tuy nhiên, DNSN đang đứng trước những cơ hội, khó khăn, thách thức mà không phải người đứng đầu DN nào cũng có thể vượt qua...

“Sức khỏe” của DNSN

DNSN là những DN có số lượng lao động dưới 10 người - chiếm đến gần 70% trong tổng số hơn 520.000 DN tư nhân hiện nay. Với số lượng lớn như vậy nhưng “sức khỏe” của các DN siêu nhỏ lại không khỏe. Vấn đề cần quan tâm là liệu họ có khả năng trụ vững rồi lớn lên thành DN nhỏ và vừa hay vẫn loay hoay ở dạng siêu nhỏ hoặc đuối quá thì thành lập một thời gian rồi giải thể?!

Thời gian đầu mới thành lập, nhiều DNSN hoạt động khá tốt và cũng có tầm nhìn chiến lược nhưng sau đó, các DN này thường không mạnh dạn đột phá và thiếu vốn, khó tiếp cận với các nguồn vốn vay. Hơn nữa, các DN cá thể và siêu nhỏ thường thiếu kinh nghiệm về quản lý, điều hành tài chính nên không ít hộ sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn huy động được. Các hộ kinh doanh thường bỏ qua các quy luật của thị trường, chưa có chiến lược kinh doanh tốt.

Các chuyên gia cũng cho rằng, khối DNSN chưa quyết đoán trong việc ra các quyết định đầu tư nên không ít hộ kinh doanh cá thể đã không sử dụng hiệu quả các nguồn vốn huy động được. Đặc biệt, tình trạng phá sản, không thu hồi được vốn diễn ra khá phổ biến. Các hộ kinh doanh thường chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng, chưa có kinh nghiệm trong phân bổ các nguồn lực tài chính nên gây ra tình trạng lúc thiếu lúc thừa, không nhịp nhàng với quy trình sản xuất kinh doanh.

Thời gian đầu của nhiều DNSN là những hộ kinh doanh cá thể với kinh nghiệm mua đi, bán lại hàng hóa, sau đó có điều kiện thì đầu tư thêm vào sản xuất. Nhân sự của họ phần lớn là người trong gia đình. Thời gian đầu mới thành lập, nhiều DNSN hoạt động khá tốt và cũng có tầm nhìn chiến lược. Tuy nhiên, thời gian sau, có nhiều DNSN kiểu gia đình lại quen với cách làm cũ và ngại với cách làm mới vì sợ đảo lộn trật tự trong hoạt động DN và thiếu niềm tin khi thay đổi.

Điều đáng nói, nhiều DNSN thường có quan điểm bảo thủ rằng khi đầu tư là muốn có ngay doanh số, sớm có lợi nhuận. Trong khi đó, việc đầu tư là phải tính đến dài hạn, thời gian thu hồi lại khá lâu, chưa chắc bảo đảm sớm có lợi nhuận. Chính vì vậy, các DN siêu nhỏ kiểu gia đình thường không mạnh dạn đột phá làm theo cách mới.

Bên cạnh đó, với nguồn lực mỏng, vốn hạn hẹp nhưng có những DNSN lại không có thói quen đi vay vốn ngân hàng vì sợ thiếu nợ. Hơn nữa, nếu đáp ứng nhu cầu vay thì họ phải có bản kế hoạch, chiến lược, phương án sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của phía ngân hàng. Ngoài ra, vấn đề công khai minh bạch sổ sách chứng từ là điều mà nhiều DN gia đình không muốn.

Vì vậy, việc vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, nâng tầm quy mô đối với các DNSN vẫn còn hạn chế lớn. Kết quả là, các DN này rơi vào vòng luẩn quẩn vì tầm nhìn nhỏ nên cứ bé mãi. Không vay vốn nên DNSN không có công nghệ mới, phương tiện thiết bị cũ kỹ, quy trình làm việc cũng cũ, công thêm việc ít chịu khám phá thị trường mới, khách hàng mới. Trong khi đó, chính bản thân DNSN còn chủ quan không biết rằng DN mình đang chịu áp lực cạnh tranh dữ dội từ rất nhiều đối thủ tiềm tàng có thể đe dọa sự tồn tại của họ trong tương lai.


DNSN đang đứng trước những cơ hội, khó khăn, thách thức... - Ảnh minh họa - Internet.


DNSN bị các rào cản thương mại...

Làm thế nào để DNSN đạt được những thành tựu to lớn này. 83% các DN nhỏ và siêu nhỏ khẳng định mở rộng thị trường quốc tế là một nguyên nhân quan trọng đóng góp vào sự tẳng trưởng và phát triển của họ.

Thực tế cho thấy, các công ty áp dụng lối tư duy không giới hạn biên giới và mạnh dạn đổi mới phương thức kinh doanh, nhanh nhạy và có chiến lược rõ ràng cho mỗi thị trường có thể chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Đặc biệt, các công ty siêu nhỏ dám thay đổi các khuôn phép kinh doanh truyền thống nhờ sự hậu thuẫn của công nghệ và tìm tòi áp dụng những ý tưởng mới tập trung vào một khâu trong dây chuyền sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ có tính chuyên biệt cao.

Tuy nhiên, DNSN đặc biệt dễ bị tổn thương bởi các rào cản thương mại. Họ thường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ với khối lượng nhỏ hơn các doanh nghiệp khác. Do đó chi phí cho mỗi đơn vị xuất khẩu cuủa doanh nghiệp siêu nhỏ cao hơn các DN lớn hơn. Vì vậy, DN lớn hơn có năng suất cao hơn doanh nghiệp siêu nhỏ. Hiện nay, khoảng cách về năng suất giữa các DN lớn và doanh nghiệp nhỏ có xu hướng tăng nhanh rõ rệt ở các nước đang phát triển so với các nước công nghiệp hóa. Thu hẹp khoảng cách năng suất này sẽ giúp DNSN có cơ hội cho tăng trưởng toàn diện.

DNSN không những vẫn tiếp tục tụt hậu đằng sau các công ty lớn về mặt năng suất, mức độ cạnh tranh mà còn về khả năng quốc tế hóa mặc dù sự tiến bộ trong truyền thông và giao thông đã giảm đáng kể các rào cản gia nhập thị trường. Các báo cáo cho thấy, doanh nghiệp siêu nhỏ mới thành lập có nhiều khả năng sống sót nếu họ tham gia hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, hơn 46 % các DN siêu nhỏ chỉ ra rằng sự cạnh tranh cao, công nghệ tụt hậu, hạ tầng yếu kém là rào cản hạn chế sự tham gia của họ trong quá trình toàn cầu hóa. Những rào cản này rất phức tạp và có thể bắt nguồn từ bên trong doanh nghiệp cụ thể hoặc từ các doanh nghiệp lớn, và cũng có thể do khuôn khổ pháp lý, chính sách về kinh doanh thương mại không phù hợp. Kết quả là khoảng 20% DN mới phải đóng cửa hoặc phá sản sau 5 năm kể từ khi thành lập, và con số này là 50% sau năm năm.

Cần có chính sách hỗ trợ phù hợp

Tại Việt Nam, ngoại trừ những DNSN vẫn còn đến hơn 5,2 triệu hộ kinh doanh cá thể, giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 10 triệu lao động. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay của các DN (DN) này là việc tiếp cận vốn, các chính sách hỗ trợ.

Có một thực tế là khối này cũng chỉ phát triển mạnh trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn, công nghệ thấp do không có lợi thế về quy mô mà thường tập trung vào các vấn đề như: lựa chọn mục tiêu kinh doanh phù hợp với khả năng, ổn định, củng cố thị phần đã có, hoặc phát triển thị trường từng bước và có chọn lọc khâu, điểm đột phá thuận lợi nhất. Các DNSN và hộ kinh doanh cá thể vẫn phải tự vận động và liên kết để hợp tác kinh doanh mà thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng.

Quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cường quốc, chính sách bảo hộ của các quốc gia, sự phức tạp trong chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, sự thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật đã và đang làm khó cho DN Việt Nam nói chung, DNSN và hộ kinh doanh cá thể nói riêng. Trong đó, chính sách hỗ trợ về thuế và tiếp cận nguồn vốn là một trong những vướng mắc mà DNSN và hộ kinh doanh cá thể đang gặp phải.

Để góp phần làm rõ những vướng mắc, khó khăn mà DNSN và hộ kinh doanh cá thể đang phải đối mặt và tìm kiếm các giải pháp phù hợp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc thì cần có các ưu đãi thuế cụ thể hơn cho DN vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Cụ thể là áp dụng thuế suất thuế thu nhập DN ưu đãi đối với DN nhỏ và vừa. Đồng thời, đưa ra mức thuế suất phổ thông của DN vừa và nhỏ thấp hơn mức thuế suất phổ thông của các DN khác. Để tránh trường hợp DN vừa và nhỏ có thể lợi dụng ưu đãi này để không mở rộng quy mô thì ưu đãi này chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, áp dụng ưu đãi miễn, giảm thuế có thời hạn cho DN khởi nghiệp quy mô nhỏ.

Các nhà hoạch định chính sách cần tiếp tục chú trọng giảm thiểu các rào cản hạn chế sự gia nhập thương mại toàn cầu của doanh nghiệp siêu nhỏ. Điều này giúp họ nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng được cơ hội phát triển toàn diện. DNSN cần có phương thức phù hợp hơn để thu thập thông tin về thị trường toàn cầu và chiến lược phát triển toàn cầu, bao gồm tham gia mạng lưới các doanh nghiệp thương mại toàn cầu. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp trao nắm bắt được những cơ hội và giảm thiểu tác hại do quá trình toàn cầu hóa mang lại.

DNSN cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp để đứng vững và phát triển - Ảnh minh họa - Internet.


Tạo điều kiện cho DNSN

Việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho DN siêu nhỏ là bước tiến quan trong để khuyến khích các DN siêu nhỏ phát triển, cũng như khuyến khích hộ kinh doanh lên DN. Cũng theo thông tư này, Đại lý thuế được làm dịch vụ kế toán nhằm tạo điều kiện cho DN siêu nhỏ gỡ rối về dịch vụ kế toán - thuế.

Theo hướng dẫn của thông tư này, hệ thống kế toán rất đơn giản, chỉ có 7 tài khoản, thậm chí có một số trường hợp không cần phải lập báo cáo tài chính. Rõ ràng để để thực hiện nghĩa vụ thuế đối với những DN siêu nhỏ là rât đơn giản. Vậy tại sao lại không giao cho địa lý thuế làm luôn việc triển khai, nộp thuế và ký sổ sách kế toán (nếu có), như thế vừa tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho DN.

Khi sử dụng những đại lý thuế này, vừa tiết kiệm chi phí chung cho xã hội và cả chi phí của cơ quan thuế. Đồng thời hiệu quả quản lý thuế cao hơn, minh bạch, rõ ràng hơn. Bởi các đại lý thuế họ có trình độ, có kỹ năng, có trình độ chuyên môn, tránh rủi ro về thuế.
Theo Bộ Tài chính, Chính phủ vừa đồng ý với đề xuất giảm thuế thu nhập DN còn 15%, 17% thay vì mức 20% như hiện nay đối với DNSN và nhỏ tại dự thảo nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Nếu được thông qua, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV. Bộ cũng đề nghị miễn thuế thu nhập DN trong 2 năm liên tục kể từ khi có thu nhập chịu thuế đối với 2 trường hợp DNSN, DNSN nêu trên được thành lập mới từ hộ kinh doanh.

Theo đánh giá sơ bộ của Bộ Tài chính, việc giảm thuế có thể làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 9.200 tỷ đồng/năm, trong ngắn hạn có gây áp lực lên cân đối ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, sẽ có tác động lớn đến việc thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh đối với DN nhỏ và siêu nhỏ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch và cải cách thủ tục hành chính.

Đây là tín hiệu đáng mừng đối với DNSN, tạo thêm điều kiện thuận lợi và là nút tháo gỡ khó khăn trong quá trình hoạt động của mình nếu được thông qua.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...