Tại sao khủng bố sẵn sàng tự sát?

2016-03-29 13:13:31 0 Bình luận
Những vụ đánh bom liều chết liên tiếp thời gian qua cướp sinh mạng của hàng trăm người. Tại sao những kẻ cực đoan không sợ chết, sẵn sàng giật bom nổ tung thân thể thành vạn mảnh?

Hồi tháng 10/2015, hai kẻ đánh bom tự sát giết hơn 100 người bên ngoài một nhà ga tàu hỏa ở Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng 11/2015, một nhóm cực đoan đánh bom và xả súng ở Paris, thủ đô Pháp, khiến 130 người thiệt mạng. Ngày 22/3, ba vụ đánh bom liều chết tại Brussels, thủ đô Bỉ, làm 31 người chết và hơn 300 bị thương.

Tất cả đều là “tác phẩm” của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Hôm qua (27/3), có tới 69 người thiệt mạng và hơn 300 bị thương, bao gồm nhiều phụ nữ và trẻ em, trong vụ đánh bom ở Lahore, Pakistan. Lần này, lực lượng Taliban tại Pakistan là thủ phạm cuộc thảm sát kinh hoàng.

Tai sao khung bo san sang tu sat? - Anh 2

Hiện trường một vụ đánh bom ở Beirut, Lebanon hồi tháng 1/2014. Ảnh: AFP

Tất nhiên không phải bây giờ khủng bố mới liên tục đánh bom liều chết. Theo các tính toán sơ bộ, từ vụ khủng bố Đại sứ quán Mỹ tại Beirut (Lebanon) tháng 4/1983 đến nay đã có hơn 4.800 vụ tấn công tự sát trên khắp thế giới. Và sau mỗi cuộc tắm máu, người ta lại đặt ra hai câu hỏi lớn.

Đòn phản công

Thứ nhất, vì sao các tổ chức khủng bố lựa chọn phương án đánh bom liều chết? Thứ hai, tại sao những kẻ cực đoan được lựa chọn lại sẵn sàng tự giết mình?

Nhiều người khẳng định những kẻ cực đoan tin rằng sau khi hy sinh vì “thánh chiến” sẽ được lên thiên đường, nơi có 72 cô trinh nữ chờ sẵn, cung phụng chúng tới thiên thu. Nhưng thực tế, đó chỉ là quan niệm sai lầm. Kinh Koran của đạo Hồi không có chỉ dẫn như vậy.

Với câu hỏi đầu tiên, nghiên cứu của trung tâm Cơ sở dữ liệu khủng bố tự sát (CTD) thuộc Đại học Flinders (Australia) khẳng định chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, cuồng tín không phải là lý do dẫn tới làn sóng đánh bom tự sát. Quả thật, các tổ chức khủng bố dùng tôn giáo để chiêu mộ và kích động thanh niên cực đoan.

Tuy nhiên làn sóng tấn công tự sát xuất phát từ một loạt nguyên nhân, từ ý đồ chính trị cho đến tâm lý. Đầu tiên, các vụ đánh bom tự sát có giá trị biểu tượng cao, cho thấy những kẻ thực thi quyết tâm và sẵn sàng dâng hiến cả tính mạng vì mục tiêu.

Đánh bom liều chết trở thành biểu tượng của đấu tranh (theo quan niệm của những kẻ cực đoan), giúp các tổ chức khủng bố kích động sự ủng hộ về cả tinh thần và tài chính, trở thành công cụ để chúng chiêu mộ thêm cực đoan. Như vậy, đánh bom tự sát là hiện tượng mang đậm bản chất chính trị.

Chuyên gia Robert Pape thuộc Đại học Chicago (Mỹ), người nghiên cứu các vụ tấn công tự sát từ thập niên 1980, còn nhận định bọn khủng bố tổ chức các vụ tấn công liều chết để phản ứng lại những cuộc can thiệp quân sự. IS là thủ phạm các vụ đánh bom tại Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Bỉ.

IS mở chiến dịch tấn công tự sát ở nước ngoài do chiến dịch không kích của liên quân Mỹ, Nga và những đợt phản kích của quân đội Syria đã dồn chúng vào góc tường. Thống kê của hãng phân tích tình báo IHS Jane’s cho thấy IS đã đánh mất hơn 22% diện tích lãnh thổ chúng kiểm soát ở Syria và Iraq từ đầu năm 2015 đến nay.

Có nghĩa là các vụ tắm máu như ở Paris và Brussels xảy ra là do IS suy yếu đi. Tương tự, Taliban thỉnh thoảng tổ chức các cuộc đánh bom tự sát đẫm máu tại Paris, mới đây nhất là ở Lahore, cũng xuất phát từ thế yếu. Từ tháng 6/2014, quân đội Pakistan mở chiến dịch tấn công trên bộ và không kích dữ dội các mục tiêu của Taliban tại vùng rừng núi phía tây bắc, gần biên giới Afghanistan.

Tai sao khung bo san sang tu sat? - Anh 3

Các khu vực xảy ra đánh bom tự sát trên thế giới từ năm 1983 đến 2015. Ảnh: Đại học Chicago

Tâm lý báo thù

Về vấn đề tâm lý của những kẻ đánh bom tự sát, sự nhục nhã và khát vọng báo thù là hai yếu tố mấu chốt. CTD cho biết phần lớn những kẻ đánh bom tự sát không phải là người điên rồ, cuồng tín như mọi người nghĩ, mà là những người có tâm lý bình thường, tham gia sâu vào các mạng lưới xã hội và rất gắn kết với cộng đồng địa phương.

Nhiều người cho rằng gốc rễ của chủ nghĩa khủng bố “thánh chiến” không phải là đạo Hồi, mà xuất phát từ “tội ác của phương Tây”, đặc biệt từ “chủ nghĩa đế quốc Mỹ” sau vụ tấn công 11/9, bao gồm vụ xâm lược Iraq năm 2003. Sự kiện đó làm bùng lên tâm lý giận dữ, khát khao báo thù của người Hồi giáo cực đoan.

Và các chuyên gia cũng từng cảnh báo về tình trạng nhiều thanh niên Hồi giáo sống ở các nước phương Tây bị gạt ra bên lề xã hội, không có cơ hội sự nghiệp, bị phân biệt đối xử. Làn sóng bài Hồi giáo, chống nhập cư bùng lên càng khiến tình trạng này trở nên căng thẳng. Đó là lý do nhiều thanh niên Hồi giáo rời bỏ quê nhà, đến Syria và Iraq để gia nhập IS.

Tháng 9/2007, lực lượng Mỹ tấn công một trại huấn luyện của phiến quân nổi dậy Iraq tại thị trấn Singar, gần biên giới Syria. Họ tìm thấy nhật ký của hàng trăm tay súng nước ngoài. Trong số đó có 137 người Libya, bao gồm 52 đến từ thị trấn nhỏ Darnah. Trong nhật ký, các tay súng này thể hiện rõ sự tuyệt vọng, giận dữ, cảm giác bất lực, truyền thống phản kháng cộng với yếu tố tôn giáo.

Những màn tra tấn của lính Mỹ đối với nghi phạm khủng bố tại nhà tù Abu Ghraib tại Iraq không chỉ là sự sỉ nhục đối với cá nhân các tù binh, mà còn bị xem là sự sỉ nhục đối với cả đất nước Iraq. Do đó, sau khi các bức ảnh chụp cảnh lính Mỹ tra tấn tại Abu Ghraib được công bố, các vụ đánh bom tự sát tại Iraq bùng lên dữ dội.

Giáo sư Riaz Hassan của Đại học Flinders là người viết cuốnLife as a weapon: The global rise of suicide bombings (Tính mạng là vũ khí: Sự trỗi dậy toàn cầu của đánh bom tự sát). Ông khẳng định đối với mỗi cá nhân tham gia đánh bom tự sát, mục tiêu không phải là giết chóc. Những kẻ cực đoan này muốn dùng một mũi tên nhắm vào nhiều đích.

Đó là tạo hiệu quả chính trị như mong muốn của tổ chức, “giải phóng” lãnh thổ, lấy lại danh dự, thể hiện sự không khuất phục, thỏa mãn tâm lý báo thù và rửa nhục… Chính vì tất cả nguyên nhân đó, đánh bom liều chết trở thành một chiến thuật, một thứ vũ khí cực kỳ hiệu quả của các tổ chức cực đoan.

Giáo sư Hassan cho rằng chỉ khi hiểu rõ được nguồn gốc của mọi vấn đề, các nước phương Tây mới có thể đưa ra được những chính sách hiệu quả để đối phó với chủ nghĩa khủng bố nói chung và các cuộc đánh bom tự sát nói riêng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...