2 nữ doanh nhân Việt lọt Top quyền lực nhất châu Á 2020

2020-10-20 08:14:36 0 Bình luận
Trong danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2020 (Asia's Power Businesswomen) do Tạp chí Forbes bình chọn mới được công bố, Việt Nam có 2 nữ doanh nhân là bà Trương Thị Lệ Khanh - nhà sáng lập, Chủ tịch Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) và bà Nguyễn Bạch Điệp - Chủ tịch FPT Retail.

Các nữ doanh nhân được Tạp chí Forbes bình chọn vào Top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2020 thuộc nhiều quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Việt Nam..., hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, tên tuổi cá nhân cũng như thương hiệu, uy tín doanh nghiệp của họ khẳng định được sự thành công và lan tỏa trên thương trường.

Doanh nhân Nguyễn Bạch Điệp: Khó chịu khi kỳ vọng chưa đạt

Tạp chí Forbes cho biết, doanh nhân Nguyễn Bạch Điệp có trình độ đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh. Bà Điệp làm việc cho FPT từ năm 1997. Trong suốt 20 năm làm việc vừa qua, bà Điệp chia sẻ, gần như thời điểm nào cũng đạt được kế hoạch. Tính cách đó đã góp phần giúp nữ doanh nhân này luôn phấn đấu buộc mình phải hoàn thành mục tiêu. Thời gian gần đây, do những yếu tố khách quan và chủ quan tác động, hiệu quả hoạt động của FPT Retail không được như kỳ vọng, bà Điệp cho biết, bản thân cảm thấy rất khó chịu, bứt rứt… dù đã có nhiều cố gắng nhằm xoay chuyển. Tuy nhiên, bà cũng ngộ ra được rằng, cần phải bình tĩnh chấp nhận những khó khăn, đối mặt với những áp lực tiêu cực khi kỳ vọng chưa đạt được để có những bước đi chắc chắn, hiệu quả, sẵn sàng tận dụng và đón nhận cơ hội mới.

Sau 8 năm gắn bó và trở thành Chủ tịch FPT Retail năm 2017, bà Điệp đã góp phần xây dựng FPT Retail trở thành nhà bán lẻ thiết bị công nghệ lớn thứ hai tại Việt Nam, với hơn 630 cửa hàng trên toàn quốc. Năm 2017, bà Điệp đã bổ sung thêm lĩnh vực bán lẻ dược phẩm với thương vụ mua phần lớn cổ phần của chuỗi nhà thuốc Long Châu và mở rộng từ 4 cửa hàng lên 160 cửa hàng. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, FPT Retail đã đặt kế hoạch mở thêm 60 nhà thuốc trong năm 2020.

Doanh nhân Trương Thị Lệ Khanh: Cẩn trọng + thiên thời, địa lợi = thành công

Doanh nhân Trương Thị Lệ Khanh trước khi dấn thân vào khu vực tư nhân kinh doanh, thành lập VHC năm 1997 khởi nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản (chế biến xuất khẩu cá tra), bà Khanh đã có một thập kỷ trải nghiệm tại các doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước. Bà Khanh thành lập VHC trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường tham gia vào các định chế kinh tế quốc tế đa phương và mở rộng hợp tác song phương. Đặc biệt, từ năm 1995, lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam đã được dỡ bỏ, đầu ra cho ngành cá tra của Việt Nam được khơi thông ra thị trường thế giới, kéo theo sự bùng nổ phát triển ngành chế biến xuất khẩu cá tra trong nước. Đây có thể coi là một yếu tố “thiên thời, địa lợi” cho bước đầu khởi nghiệp của bà Khanh.

Nhìn lại quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam, giai đoạn 2000 - 2006 thị trường cá tra bên ngoài rất nóng, hàng hóa sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, mặc dù giai đoạn này có nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản đã ra đời. Trong đó, có các tên tuổi lớn chế biến và xuất khẩu cá tra như Agifish (Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang), Thủy sản Nam Việt... VHC khi đó chưa phải là tên tuổi lớn nhất trong ngành.

Bà Khanh chia sẻ, khát vọng khởi nghiệp của bà là “ra khơi, tồn tại và phát triển bền vững”. Tuy nhiên, là một doanh nhân nữ nên bà cẩn trọng, an toàn nên trong một số tình huống và bối cảnh phát triển nóng.

Kinh doanh thận trọng và chắc chắn, bà Khanh đã từng bước đưa VHC phát triển từ một xưởng sản xuất nhỏ ban đầu chỉ có 70 nhân công (1997), vốn ban đầu chỉ có 70 triệu đồng, nhà xưởng phải đi thuê, đến nay VHC đã là một công ty đại chúng có 8.000 lao động, năng lực sản xuất đạt 1.000 tấn cá tra/ngày, sở hữu vùng nguyên liệu cá tra khoảng 800 ha.

Theo các dữ liệu trên thị trường chứng khoán, trong nhiều năm vừa qua, xét về qui mô vốn hóa trên thị trường, VHC luôn là công ty thủy sản lớn nhất tại Việt Nam. Chia sẻ trên Tạp chí Forbes, bà Khanh bày tỏ khát vọng phát triển VHC trở thành một công ty đa quốc gia. Không chỉ mở rộng vùng nguyên liệu và tăng cường chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm, mà còn có thể bán hàng trực tiếp cho các siêu thị với thương hiệu của mình tại nhiều quốc gia. Trong năm 2020, thị trường quốc tế bị sự suy thoái do tác động của đại dịch Covid-19, có thể khiến cho doanh thu của VHC năm giảm khoảng 20%, bà Khanh đang lèo lái VHC hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường trong nước và

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu và những ký ức về trận chiến tháng 4 lịch sử

Ký ức đầu tiên nhưng cũng là trận đánh làm ông nhớ mãi vào năm 1970. Đó là trận tiêu diệt cụm bộ binh cơ giới Mỹ ở Sáp Đá Mài – Tân Kim – Cam Lộ – Quảng Trị đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1970. “Lúc đó tôi là Đại đội trưởng Đại đội 2 của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27 của mặt trận B5...
2024-10-24 16:02:56

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục cho người khuyết tật ở nước ta hiện nay

Người khuyết tật (NKT) thường đối mặt với vô vàn thách thức trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục - hai yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần xây dựng nền tảng phát triển toàn diện và hội nhập xã hội cho mọi cá nhân. Việc tiếp cận không đầy đủ các dịch vụ này khiến NKT bị hạn chế về cơ hội, cản trở quá trình hòa nhập cộng đồng và tạo nên sự bất bình đẳng sâu sắc trong xã hội.
2024-10-24 14:35:00

Nâng cao chất lượng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm: Thực tiễn và giải pháp từ Đảng bộ huyện Điện Biên

Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là một nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và phức tạp của cấp ủy và UBKT các cấp, đòi hỏi người cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải có trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn; khéo léo vận động, thuyết phục, kể cả đấu tranh làm cho đối tượng được kiểm tra khắc phục tâm lý lo sợ, tự ti, mặc cảm, định kiến, phản ứng, thiếu hợp tác trở nên tự giác, chủ động phối hợp trong quá trình kiểm tra. Trong những năm qua, đảng bộ huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm đã được xử lý kịp thời, góp phần quan trọng củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
2024-10-24 14:25:00

Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất: Bước tiến đáng tự hào trong thể thao người khuyết tật

Trong hai ngày 22 và 23/10/ 2024, tại Hội Người Mù tỉnh Ninh Bình, vòng chung kết Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất đã diễn ra với sự tham gia của 32 vận động viên.
2024-10-24 09:25:54

Quận Hoàn Kiếm: Tổ chức khóa học nghề thủ công cho người khuyết tật

Ngày 22/10/2024, tại quận Hoàn Kiếm, Hội Người Khuyết tật quận phối kết hợp với Viện Nghiên cứu Ứng dụng Mỹ thuật Sản phẩm Làng nghề Việt Nam tổ chức khóa học Nghề thủ công Hoa Vải tái chế & Khâu Chần Bông cho người khuyết tật (NKT) trên địa bàn.
2024-10-24 09:13:22

Chùa Phúc Khánh - Nguồn tâm huyết an vui, thịnh vượng

Từ thành phố Nam Định qua cầu Đò Quan, theo đường TL490C chúng tôi về thôn 6, xóm Xuân Dương, xã Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định viếng thăm chùa Phúc Khánh - Ngôi chùa tình thương có kiến trúc đẹp mắt, trang nghiêm tại một vùng quê thanh bình đang từng ngày đổi mới.
2024-10-24 09:00:44
Đang tải...