5 thói quen xấu ở giới trẻ khiến 1 thanh niên 18 tuổi bị liệt nửa người sau 1 đêm
Được biết, cậu này vốn có thói quen ngủ muộn, thường chơi game mobile và lướt các mạng xã hội đến rất khuya, thỉnh thoảng còn thức luôn đến sáng. Cho đến mấy ngày trước, vừa thức giấc bước ra khỏi giường thì cậu suýt ngã vì chân phải đột nhiên yếu bất thường.
Nghĩ là do mình chưa tỉnh ngủ, cậu liền bước thêm 1 bước thì phát hiện chân phải gần như không còn sức, làm thế nào cũng không thể nhấc lên khỏi mặt đất. Đồng thời, tay phải của cậu cũng bắt đầu có cảm giác tương tự. Hoảng loạn vô cùng, cậu cố gắng hét to lên gọi bố mẹ thì bỗng nhiên cơ miệng cũng cứng đờ, những âm thanh phát ra ú ớ như người đang đuối nước.
May mắn là khoảng vài phút sau, bố của cậu ta phát hiện và lập tức gọi xe cấp cứu. Kết quả chẩn đoán cho thấy cậu bị tai biến mạch máu não do có cục máu đông trong động mạch não trái. Sau nhiều giờ nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, cục máu đông được lấy ra ngoài, tính mạng của cậu giữ được nhưng phần thân dưới rơi vào trạng thái bại liệt.
Ảnh minh họa.
Bác sĩ điều trị cho biết, bản thân bệnh nhân có bệnh lý bẩm sinh về van tim ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cơn đột quỵ. Thực chất, nó chỉ góp phần nhỏ, chính việc thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, dành quá nhiều thời gian cho điện thoại di động của cậu trai trẻ mới dẫn đến hậu quả đáng tiếc này.
Bác sĩ nhắc nhở 5 thói quen gây đột quỵ phổ biến ở người trẻ
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ bao gồm đột quỵ xuất huyết và đột quỵ do thiếu máu cục bộ, trong đó đột quỵ do thiếu máu cục bộ là phổ biến hơn cả. Trường hợp của chàng trai nói trên là cục máu đông thuyên tắc, dẫn đến thiếu máu cục bộ.
Ông cũng cho biết, tỷ lệ mắc mới và tử vong do đột quỵ trên toàn thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng đang tăng rất nhanh và trẻ hóa “thần tốc”. Số liệu năm 2020 của WHO chỉ ra, cứ 4 người trên thế giới sẽ có 1 người bị đột quỵ, cứ 6 giây sẽ có 1 người chết vì đột quỵ. Còn ở Trung Quốc, tỷ lệ này chiếm tới 39,9%, tỷ lệ tàn tật là 75% và tỷ lệ tử vong vượt quá 20%.
Đáng báo động là trong tổng số các ca mắc đột quỵ ở Trung Quốc, đột quỵ trẻ từ 18 - 30 tuổi dao động trong khoảng 5 - 15%. Ngoài nguyên nhân do bệnh lý tim mạch bẩm sinh, biến chứng từ bệnh mãn tính thì có 5 thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ ở người trẻ, bao gồm:
- Ăn uống không lành mạnh: Cụ thể như ăn uống thất thường, không ăn đủ 3 bữa 1 ngày, bỏ bữa sáng, ăn thức ăn nhiều muối, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều cholesterol, thực phẩm chế biến sẵn.
- Hút thuốc: Nghiên cứu chỉ ra rằng người hút thuốc lá nhiều hơn 1 bao/ngày thì nguy cơ đột quỵ tăng lên gấp 4 lần so với mức trung bình, còn hút thuốc ít hơn thì nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi so với mức bình thường.
- Uống rượu bia: Số liệu nghiên cứu cho thấy những người uống 4 ly rượu hoặc bia mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 38% so với người bình thường. Nguy cơ mắc bệnh đột quỵ tăng dần từ thấp đến cao, tùy theo số lượng thức uống có cồn được nạp vào cơ thể hằng ngày nhiều hay ít.
- Thức khuya, thiếu ngủ: Theo Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ), người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ đột quỵ cao hơn 83% so với người ngủ đủ 7 - 8 giờ. Tương tự, người thường ngủ sau 11h30 có nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi so với người ngủ sớm.
- Lười vận động: Theo Hiệp Hội Tim mạch Mỹ, người lười vận động có nguy cơ đột quỵ nhiều hơn 20% so với người tập luyện 4 lần mỗi tuần. Đặc biệt là những người thường ngồi lâu 1 chỗ trên 8 tiếng mỗi ngày thì nguy cơ mắc đột quỵ và bệnh tim mạch càng cao.
Bên cạnh việc thay đổi 5 hành vi trên, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo người trẻ nên rèn luyện thói quen khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh. Đừng chủ quan vì còn trẻ tuổi mà dẫn đến những hậu quả đáng tiếng về sau.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.